Tòa án Tối Cao Ấn Độ đã phán quyết Tập đoàn Bayer có quyền sở hữu hợp pháp về bằng sáng chế đối với hạt giống bông Bt – kết luận này đảo ngược phán quyết trước đó của Tòa án cấp bang Delhi (cấp thấp hơn) cho rằng các mặt hàng như hạt giống, cây trồng và động vật không thể được cấp bằng sáng chế. Phán quyết đã tạo thêm động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng về tính hợp lệ của các bằng sáng chế được chuyển giao cho các công ty ở Ấn Độ, đặc biệt liên quan tới mảng giống cây trồng cải tiến.
- Phát quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao Ấn Độ công nhận bằng sáng chế về bông Bt (bông biến đổi gen – BĐG) của Bayer vẫn có hiệu lực
- Phán quyết đảo ngược kết luận trước đó của Toà Án cấp thấp hơn liên quan tới hạt giống BĐG
Ngày 8 tháng 1 năm 2019, Tòa án Tối Cao Ấn Độ đã phán quyết Tập đoàn Bayer có quyền sở hữu hợp pháp về bằng sáng chế đối với hạt giống bông Bt – kết luận này đã đảo ngược phán quyết trước đó của Tòa án cấp bang Delhi cho rằng các mặt hàng như hạt giống, cây trồng và động vật không thể được cấp bằng sáng chế. Bồi thẩm đoàn ngồi kín hai dãy ghế băng, đứng đầu là thẩm pháp Rohinton F. Nariman, đã chuyển vấn đề này xuống tòa án cấp dưới (tòa án Delhi) để xem xét và thi hành các khía cạnh liên quan đến bằng sáng chế của Bayer về hạt giống BĐG
Phán quyết này là một tin tốt với Bayer sau khi sát nhập với Monsanto, khi tập đoàn này có thể phải đối mặt với nguy cơ mất doanh thu do không được công nhận quyền sở hữu bằng sáng chế đối với các giống cây của họ tại Ấn Độ. Phán quyết cũng tạo thêm động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng về tính hợp lệ của các bằng sáng chế được chuyển giao cho các công ty ở Ấn Độ.
Ashok Gulati, giáo sư tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế ở New Delhi cho biết “Chỉ khi chúng ta tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ thì chúng ta mới có thể mong đợi được tiếp cận những công nghệ tốt nhất trên thế giới.”
Phán quyết cũng tiếp tục thúc đẩy các công ty về công nghệ sinh học khôi phục lại các kế hoạch mở rộng thị trường đang bị trì hoãn do những quy định hạn chế do Chính Phủ và các tòa án địa phương thực thi trong những năm gần đây cho mảng kinh doanh này.
Ấn Độ là đất nước sản xuất bông vải lớn nhất thế giới, cây bông là nguồn thu nhập chính của 60 triệu người dân nước này. Chính thức thương mại từ năm 2000, sau gần 10 năm canh tác, bông BĐG đã đem về cho nông dân Ấn Độ hơn 5,1 tỉ đô la Mỹ nhờ thu nhập từ sản lượng tăng gấp đôi và giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Thông tin tham khảo:
Bài viết gốc trên trang Bloomberg: https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-01-08/india-court-rules-monsanto-s-patent-claim-on-cotton-seeds-valid
Bài viết về Bông BĐG tại Ấn Độ: https://croplifevietnam.org/con-duong-to-lua-cua-an-do-va-loi-di-nao-cho-viet-nam.html
Bình luận