7 tỷ người là con số khổng lồ mà ngành nông nghiệp đang hàng ngày phải sản xuất ra lương thực để nuôi sống, nhưng đó mới là dân số của trái đất chúng ta ở thời điểm hiện tại. Với tỷ lệ sinh cao như hiện nay, tổng lượng dân số dự đoán vào năm 2050 sẽ là 9 tỷ người. Đảm bảo an ninh lương thực trở thành một thách thức toàn cầu, trong khi đó người nông dân lại phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng khác đó là diện tích đất canh tác nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần.
Nhưng, một tín hiệu khả quan đó là đó là chúng ta có những công nghệ mới giúp nông dân có thể trồng nhiều hơn trên diện tích đất hẹp hơn và từ đó duy trì được an ninh lương thực. Ví dụ, việc sản xuất các cây trồng chính đang được tăng lên gấp 3 lần so với sản lượng năm 1960. Cụ thể đối với gạo, một trong các nông sản chính nuôi sống con người, năng suất hiện nay gấp đôi so với trước và năng suất lúa mỳ cũng tăng khoảng 160%. Thành tựu này có được là do những phát minh và cải tiến trong ngành khoa học thực vật, mang đến cho người nông dân thêm công cụ và giải pháp tiên tiến làm tăng năng suất cây trồng và giúp giải quyết nhu cầu lương thực ngày càng nhiều hơn trên toàn thế giới.
Các sản phẩm Bảo vệ thực vật và Công nghệ sinh học giúp người nông dân có thể trồng được nhiều lương thực hơn trên diện tích đất canh tác ít hơn; bảo vệ cây trồng không bị phá huỷ bởi sâu hại và dịch bệnh, từ đó giúp tăng sản lượng sản xuất ra trên một đơn vị diện tích. Với các công cụ và biện pháp canh tác được sử dụng từ những năm 1980, nông dân có thể sản xuất khoảng 1.8 tấn thực phẩm trên một héc ta – tương đương với diện tích của một sân bóng đá hiện nay. 30 năm sau, người nông dân có thể sản xuất được tới 2.5 triệu tấn thực phẩm trên cùng một diện tích như vậy.
Việc tiếp cận của chúng ta đối với nguồn sản phẩm tươi và giàu dinh dưỡng cũng phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp bảo vệ thực vật. Một nghiên cứu của Mỹ đã ước tính rằng nếu không có các loại thuốc diệt nấm, loại thuốc hoá học có thể giúp bảo vệ thực vật khỏi sâu bệnh thì năng suất của hầu hết các loại cây ăn quả và rau sẽ bị giảm xuống từ khoảng 50% đến 90%. Và các mối đe dọa không chỉ dừng lại khi các cây được thu hoạch xong và đưa ra khỏi ruộng – rệp, nấm mốc, và các loài gặm nhấm – tất cả đều có thể gây hại cho cây trồng trong quá trình lưu trữ. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có thể kéo dài tuổi thọ khả thi của sản phẩm và ngăn ngừa tổn thất sau thu hoạch – giúp đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy với giá cả phải chăng.
Các giải pháp công nghệ sinh học cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong 20 năm qua trong việc tăng sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực. Trong khoảng 1996-2014, công nghệ sinh học cây trồng biến đổi gen đã hỗ trợ sản xuất toàn cầu khoảng 158,4 triệu tấn đậu nành, 321,8 triệu tấn ngô, 24,7 triệu tấn bông cũng như 9,2 triệu tấn cải dầu Canola.
Cây trồng biến đổi gen tạo điều kiện giúp nông dân canh tác nhiều hơn mà không cần sử dụng thêm diện tích đất trồng. Giả sử 18 triệu nông dân không ứng dụng công nghệ sinh học cây trồng biến đổi gen trong năm 2014 thì để đạt được những con số ấn tượng trên, chúng ta phải canh tác thêm trên khoảng 7,5 triệu héc-ta cho đậu nành, 8,9 triệu héc-ta cho ngô, 3,7 triệu héc-ta cho bông và 0,6 triệu héc-ta cho cải dầu Canola. Tổng diện tích này chiếm khoảng 12% đất canh tác trên toàn nước Mỹ hay 33% ở Brazil cũng như 14% ở Trung Quốc. Vấn đề an ninh lương thực được xem là thách thức toàn cầu.