Nạn đói; biến đổi khí hậu; nguồn nước khan hiếm – là một vài trong số những thách thức phức tạp và khó khăn đang tác động đến chúng ta hiện nay. Quá trình sản xuất ra thực phẩm mà thế giới cần một cách bền vững và hiệu quả chỉ có thể khả thi nếu thúc đẩy các hoạt động đầu tư và đổi mới ứng dụng công nghệ nông nghiệp. Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã đạt được những bước tiến rất khả quan, nhưng không thể chỉ dừng lại ở đây. Tăng dân số và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục đe dọa đến sản xuất lương thực trên toàn cầu, tạo ra nhiều áp lực và thách thức hơn cho người nông dân và các nhà nghiên cứu khoa học thực vật trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng những công nghệ đang có, chúng ta cần hướng đến cách tiếp cận và phương thức canh tác mới, sáng tạo hơn; đồng thời tạo điều kiện để người nông dân có thể dễ dàng tiếp cận chúng. Ngô chịu hạn được cho là sẽ giúp tiết kiệm nước sử dụng – một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất; các loại cây trồng với tính trạng tăng hiệu quả sử dụng ni-tơ sẽ làm giảm bớt nhu cầu về lượng phân bón cần bổ sung thêm trong quá trình chăm sóc cây trồng. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các loại cây trồng công nghệ sinh học có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện đất có độ mặn cao và không khí nóng, hoặc tạo ra các loại cây cho năng suất cao ổn định bất chấp điều kiện khí hậu cực ẩm.
Không một giải pháp nào trong số những giải pháp kể trên có thể hiện thực hóa mà không có nguồn đầu tư đáng kể và những cam kết hợp tác. Đến năm 2012, ngành khoa học cây trồng đã đầu tư khoảng 6 tỷ USD hàng năm cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ thực vật và CNSH cho cây trồng (R&D).
Ngành nông nghiệp được dẫn dắt bởi khoa học là điều kiện tiên quyết trong việc giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng. Trong 50 năm qua, nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nông nghiệp cùng với các chính sách và hoạt động đầu tư thích hợp đã giúp tạo ra lượng lượng thực thêm cho khoảng 3 tỷ người.
Ngành khoa học cây trồng là một trong hầu hết các ngành nghiên cứu và phát triển chuyên sâu của thế giới. Quá trình tạo ra sản phẩm mới có lợi cho người nông dân, người tiêu dùng và môi trường là rất chi tiết và đòi hỏi thời gian cũng như công sức đầu tư đáng kể. Ví dụ, chi phí trung bình để đưa 1 sản phẩm BVTV mới ra thị trường là khoảng 256 triệu USD và phải mất hơn 9 năm từ khi sáng chế cho đến khi sử dụng sản phẩm đó trên đồng ruộng. Và đến nay, những cam kết tạo ra các sản phẩm mới và cách tân vẫn luôn được giữ vững, cụ thể nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực BVTV đang tăng khoảng 4,8 phần trăm mỗi năm.
Các đơn vị tư nhân không thể tự làm việc để đạt được những cam kết trong việc cải thiện nông nghiệp toàn cầu. Những công ty phát triển công nghệ luôn cần phối hợp với những tổ chức công trong việc chia sẻ kiến thức và công nghệ để đạt được mục tiêu trên.
Từ việc phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 9 tỷ người vào năm 2050, cho đến việc bảo tồn nguồn đất trồng, nước và môi trường sống tự nhiên, nông dân trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Và do đó, người nông dân đang mong đợi các cải tiến về khoa học công nghệ hơn bao giờ hết. Bằng việc triển khai các mô hình hợp tác công tư trong việc sáng tạo ra các giải pháp mới, người nông dân sẽ có nhiều hơn cơ hội được tiếp cận với công nghệ khoa học cây trồng, kiến thức mới và các phương thức thực hảnh nông nghiệp cải tiến; từ đó họ sẽ giải quyết các thách thức một cách hiệu quả hơn.
Lợi ích của quan hệ đối tác công-tư
Thông qua hợp tác công tư, nhiều đơn vị trong các mô hình hoạt động khác nhau có thể làm việc để cùng phát triển và cùng có lợi. Hình thức hợp tác này thúc đẩy việc chia sẻ các mục tiêu, nguồn lực, chuyên môn và rủi ro để luôn đảm bảo rằng những sáng tạo và đổi mới của ngành khoa học cây trồng thực sự trở thành thành công cụ có giá trị cho nông dân.
Quan hệ đối tác công-tư thành công sẽ giúp:
- Nâng cao hiệu quả của việc phát triển ứng dụng những công nghệ phù hợp với điều kiện từng địa phương;
- Tạo điều kiện tốt để công nghệ được phổ biến hiệu quả hơn cho nông dân tại địa phương;
- Hỗ trợ nông dân tiếp tục cải thiện và thực hành các phương pháp canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững;
- Thúc đẩy việc ứng dụng có hiệu quả và có trách nhiệm đối với các công nghệ mới;
- Mang lại giá trị kinh tế và xã hội cho nông dân và cộng đồng.
Để đảm bảo mục tiêu cung cấp lương thực cho người dân trên toàn cầu một cách an toàn và bền vững, chúng ta cần phải tiếp tục cải tiến các công cụ và kỹ thuật giúp người nông dân canh tác hiệu quả trong nhiều điều kiện và môi trường khác nhau. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta không chỉ cần phát triển các công nghệ mới mà còn cần tăng cường tính thích ứng khi áp dụng những công nghệ đó phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa phương. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần đảm bảo rằng những công nghệ ấy được sử dụng bởi những nông dân đã được đào tạo, có kỹ năng phù hợp và được cung cấp thông tin đầy đủ. Nếu chỉ riêng đơn vị tư nhân hay các tổ chức công thực hiện theo những cách khác nhau thì mục tiêu trên khó có thể đạt được. Đó là phải là sự cộng tác, cùng nhau kết hợp để tối ưu hoá các tác động tích cực mà mỗi bên có được từ kinh nghiệm hoạt động cũng như tận dụng nguồn lực của mỗi khu vực ngay từ cấp địa phương đến với nông dân trên toàn thế giới.
Bình luận