Hãy tưởng tượng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 2 đến 3 độ C trong vòng 50 năm nữa. Điều này thoạt nghe có vẻ không nghiêm trọng, nhưng thực tế, nó đang tác động rất sâu sắc lên hoạt động sống của con người – hâu quả là sẽ gây ra mất mùa nghiêm trọng, dẫn đến hàng trăm triệu người không có thức ăn và sẽ có đến khoảng 40% các loài sinh vật có thể phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra thêm áp lực cho sản xuất nông nghiệp. Trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu lương thực tăng lên trên toàn cầu, nông dân còn phải đối mặt với vấn đề hạn hán, lũ lụt và nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. Các công cụ và phương thức canh tác nông nghiệp bền vững và hiệu quả có thể giúp họ đối phó với điều kiện thời tiết thất thường đó. Các loại cây trồng đang được tạo ra để chống chịu được điều kiện hạn hán, nhiệt độ cao, lũ lụt hoặc đất nhiễm mặn. Thêm vào đó, phương thức canh tác nông nghiệp hiện đại còn giúp giảm lượng phát thải carbon – yếu tố góp phần quan trọng của hiệu ứng nhà kính, gây mất cân bằng, làm tăng nhiệt độ của trái đất.
Thông qua các giải pháp công nghệ sinh học, cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện canh tác khắc nghiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ví dụ, các nhà nghiên cứu khoa học đang nghiên cứu phát triển cây trồng chịu hạn nhằm tiết kiệm nước tưới, giúp duy trì và cung cấp sản lượng cao hơn trong khi vẫn có thể tiết kiệm nguồn tài nguyên nước quý giá. Họ cũng đang tạo ra các loại cây trồng có thể sử dụng nitơ hiệu quả hơn, giảm nhu cầu phân bón và do đó làm giảm phát thải nhà kính. Các loại cây trồng công nghệ sinh học mới cũng đang được phát triển để chịu đựng được độ mặn, nhiệt độ cao hay những vùng khí hậu rất ẩm ướt.
Nông dân là một trong các lực lượng tiên phong trong việc giảm bớt phát thải nhà kính khi canh tác cây trồng công nghệ sinh học với đặc tính kháng thuốc trừ cỏ. Khi canh tác cây trồng này, người nông dân không cần làm đất như trước; phương thức canh tác này cho phép nông dân loại bớt sự phát tán của cỏ dại có thể lấy mất dinh dưỡng của cây trồng chính bằng việc phun thuốc trừ cỏ thay vì phải sử dụng nhiều cỗ máy cồng kềnh để xớt đất từ đó giúp giảm lượng nhiên liệu tương đối lớn. Khi nông dân không cày xới nhiều như trước nữa, một số lượng đáng kể của carbon sẽ ở lại trong đất và không phát tán ra bên ngoài. Theo thống kê, trên toàn cầu, chỉ tính riêng trong năm 2014 tổng lượng khí carbon dioxide tiết kiệm được là 22,4 tỷ kilogram CO2 tương đương với việc chặn khoảng 10 triệu chiếc xe hơi lưu thông trên đường phố.
Bằng cách ứng dụng công nghệ, nông dân đang tạo ra nhiều hơn sản lượng cây trồng trên diện tích canh tác hiện có đồng thời ít bị áp lực hơn trong việc chuyển đổi các khu rừng rừng giàu carbon và môi trường sinh thái tự nhiên khác thành đất canh tác nông nghiệp.