Gạo giúp phòng chống mù lòa. Miến giàu dinh dưỡng… Đây không phải là thực phẩm siêu anh hùng như chúng ta đang tưởng tượng. Đây là một trong các ví dụ về những phát kiến mà ngành khoa học thực vật đang tạo ra trong thời điểm hiện nay, những sản phẩm này đang được kỳ vọng là sẽ giúp thế giới cải thiện được quan ngại về dinh dưỡng. Nhiều chuyên gia dự đoán sẽ có khoảng 2 tỷ người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng; tỉ lệ phụ nữ sinh non và trẻ em bị thiểu năng trí tuệ có thể tăng cao. Và thực tế là sẽ có ít nhất một nửa trong số 10,9 triệu trẻ em tử vong mỗi năm có thể được cứu nếu chúng ta cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt hơn.
Khoa học ứng dụng trong nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả sản xuất, giúp tạo ra nhiều thực phẩm hơn để giải quyết nạn đói và đồng thời giúp giới thiệu các giống cây trồng mới với giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ví dụ, chương trình HarvestPlus Challenge với sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học nông nghiệp và dinh dưỡng trên thế giới, cùng làm việc, nghiên cứu và phát triển 7 loại cây lương thực chính với mục tiêu tạo ra các cây trồng mới có thể hạn chế tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân tại khu vực châu Á.
Công nghệ sinh học và Bảo vệ thực vật cũng đang giúp nông dân tạo ra nguồn thực phẩm ổn định với chất lượng cao khi giảm bớt mức độ độc tố tự nhiên trong thực phẩm có khả năng gây bệnh hoặc dẫn đến tử vong.
Các sản phẩm Bảo vệ thực vật hỗ trợ nông dân đảm bảo các vụ mùa bội thu và tạo ra các sản phẩm lành mạnh. Việc chúng ta có thể tiếp cận và sử dụng các loại trái cây hay rau quả tươi, nhiều dinh dưỡng tại nhiều nơi trên thế giới đang góp phần quan trọng vào việc cải thiện chế độ ăn uống tốt hơn và giúp tăng tuổi thọ của loài người. Bằng cách kích thích tăng trưởng năng suất và hạn chế tổn thất của cây trồng trước và sau thu hoạch, các sản phẩm Bảo vệ thực vật đang đóng góp vai trò lớn trong việc duy trì mức độ tiếp cận của người dân với nguồn thực phẩm tươi ngon này. Ví dụ, một nghiên cứu của Mỹ ước tính rằng nếu không sử dụng thuốc diệt nấm, sản lượng của hầu hết trái cây và rau quả sẽ giảm 50-90% do các loại bệnh thực vật.
Hoạt động cải thiện giống cây trồng đang được ứng dụng để tạo ra các loại trái cây và rau quả “khỏe mạnh” hơn. Cà chua với lượng acid folic cao (một loại vitamin B cần thiết trong việc hình thành tế bào), chuối chứa vacxine kháng lại virus viêm gan B, hay các loại trái cây và rau quả với hàm lượng vitamin C, E và các chất chống oxy hoá cao hơn so với mức bình thường chỉ là một vài ví dụ về sản phẩm cây trồng Công nghệ sinh học đang trong quá trình nghiên cứu phát triển.
“Gạo vàng” (Golden Rice) là một thực phẩm kỳ diệu khác đang được nghiên cứu phát triển bởi Công nghệ sinh học. Loại gạo này chứa một hàm lượng cao các chất beta-carotene và chất sắt, có thể giúp khoảng 500.000 trẻ em khỏi bệnh mùa lòa mỗi năm do thiếu Vitamin A. Golden Rice đang được thử nghiệm trồng ở Philippines và trong tương lai có thể được nghiên cứu ứng dụng phát triển tại Bangledesh, Indonesia và Việt Nam.
Các đặc tính về Công nghệ sinh học cũng có thể cải thiện chất lượng và mức độ an toàn thực phẩm. Ví dụ, ngô Bt được tích hợp thêm một loại protein tự nhiên hình thành từ một loại vi khuẩn đất phổ biến giúp bảo vệ cây ngô khỏi côn trùng gây hại như sâu đục bắp. Ngoài việc bảo vệ năng suất cho cây ngô, đặc tính này còn nâng cao tính an toàn của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (làm từ ngô) khi giúp hạ thấp mức độ nhiễm độc tố nấm mốc có hại (độc tố nấm có khả năng gây bệnh hoặc tử vong ở người và động vật khác) được gây ra bởi côn trùng.