“Bông vải là cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính của gần 60 triệu người dân Ấn Độ. Lịch sử trồng bông của nông dân Ấn Độ đánh dấu việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen – công nghệ giúp hàng triệu nông dân nơi đây đổi đời.”
Đầu những năm 2000, các chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam sang Ấn Độ để hỗ trợ về kỹ thuật trồng bông vải. Chỉ một thập kỷ sau, khi quốc gia “học trò” Ấn Độ chuyển mình ngoạn mục ghi danh vào danh sách những quốc gia xuất khẩu bông vải hàng đầu thế giới thì Viêt Nam cũng nằm trong bảng xếp hạng nhóm 10 quốc gia hàng đầu, nhưng thuộc nhóm các nước “nhập khẩu”. Chúng ta hãy cùng nhìn lại con đường tơ lụa của sự đột phá mang tên Ấn Độ và bài học cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, một trong những :chủ đề nóng” đang được bàn luận hiên nay.
Con đường tơ lụa của Ấn Độ: Thành công ngoạn mục gắn liền với sự xuất hiện của bông vải biến đổi gen (BĐG)
Tính đến năm 2009, sau 8 năm kể từ khi cây bông vải BĐG được thương mại tại Ấn Độ, các con số thống kê về diện tích và số lượng nông dân sử dụng giống bông mới này đều tăng cao đến ngưỡng kỷ lục.. Những báo cáo và con số thống kê ở cấp độ vĩ mô đã chỉ ra rằng bông vải BĐG và sự phát triển mạnh mẽ của nó gắn liền với cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bông vải của quốc gia này: từ vị trí quốc gia nhập khẩu nhảy vọt lên vị thế quốc gia xuất khẩu bông vải lớn nhất toàn cầu và quốc gia sản xuất vải lớn thứ hai thế giới. Về vi mô, xét ở cấp độ nông hộ, thu nhập bình quân của nông dân cũng có sự thay đổi ngoạn mục: thu nhập nông dân trồng bông vải BĐG tại Ấn Độ tăng lên gần 4 lần so với trồng giống bông truyền thống.
Bông là cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính của gần 60 triệu người dân Ấn Độ, từ nông dân canh tác trên đồng ruộng đến các công nhân trong chuỗi sản xuất. Lịch sử ứng dụng bông vải BĐG gắn liền với lịch sử có tính cách mạng của hàng chục triệu nông dân Ấn Độ. Năm 2002, năm đầu tiên cây bông vải BĐG chính thức được đưa vào thương mại hóa tại Ấn Độ, tổng diện tích đất trồng bông vải tại quốc gia này là 50.000 ha. Chỉ sau 8 năm, con số này đã tăng lên 168 lần đạt 8,4 triệu ha, chiếm 87% tổng diện tích bông vải của Ấn Độ
Trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2002 đến năm 2008, bông BĐG đã đem về cho nông dân Ấn Độ hơn 5,1 tỉ đô la Mỹ nhờ thu nhập từ sản lượng tăng gấp đôi và chi phí dành cho các thuốc bảo vệ thực vật độc hại được tiết kiệm một nửa.
Các nghiên cứu kinh tế xã hội tiến hành trong nhiều năm đã khẳng định rằng bông vải BĐG tiếp tục mang lợi các nhiều lợi ích đáng kể về kinh tế nông nghi nghiệp, kinh tế, môi trường và các phúc lợi cho người dân và xã hội. Theo báo cáo mới nhất về vai trò của của bông BĐG tại Ấn Độ được đăng tải trên PLOS ONE cho thấy bông BĐG không chỉ góp phần thay đổi ngành sản xuất này mà còn góp phần cải thiện an ninh lương thực tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này. Nhờ ứng dụng bông BĐG, Ấn Độ đã giảm được tư 15% – 20% tình trạng mất an ninh lương thực cho các hộ gia đình tham gia vào ngành sản xuất này. Cây bông BĐG không trực tiếp sản xuất ra thực phẩm nhưng chính nhờ nguồn thu nhập tăng thêm ổn định này mà người dân Ấn Độ đã có thể trang trải cho các khoản phí cần chi mua thực phẩm cho gia đình.
Lối đi nào cho Việt Nam?
Nhìn “con đường tơ lụa” của ngành sản xuất bông vải tại Ấn Độ và vị trí xếp hạng “nhập khẩu bông vải hàng đầu” của một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, sẽ không ít người đặt ra câu hỏi lý do vì sao Việt Nam phải đối mặt với sự tụt lùi này trong khi cả ngành dệt may và nông nghiệp đều là những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước? Trong khi bài học từ Ấn Độ đã chỉ ra rõ ràng rằng bông vải BĐG đã mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho nông dân và đất nước Ấn Độ, Việt Nam cũng đã lên kế hoạch ứng dụng cây trồng này hơn nửa thập kỷ; đến đến nay, chưa một ai có câu trả lời chắc chắn rằng bao giờ nông dân Việt Nam sẽ được tiếp cận với giống cây trồng công nghệ cao này. Càng mơ hồ hơn với viễn cảnh về “chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất bông vải”. Những chậm trễ và phản bác vẫn xoay quanh những lập luận chính “không rõ hậu quả lâu dài” và “nếu cái gì không chắc thì không làm.”
Nếu như những báo cáo về hàng thập kỷ sử dụng các sản phẩm từ cây trồng BĐG an toàn hay các lợi ích kinh tế – xã hội ngoạn mục tại các quốc gia như Ấn Độ vẫn chưa đủ rõ ràng thì chúng ta còn cần “cố thủ” thêm bao lâu nữa? Chúng ta sẽ cần bao nhiêu thống kê về thực trạng nông dân Việt Nam đang ngày càng nghèo đi, chỉ số hạnh phúc của nông hộ đang sụt giảm nghiêm trọng để thực sự vận động theo xu hướng phát triển toàn cầu? Một thập kỷ nữa kể từ ngày hôm nay, chúng ta ở vị thế nào bắt đầu chính từ thái độ sẵn sàng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, không chỉ trong nông nghiệp mà còn trong chuỗi liên kết các ngành để đón đầu những khó khăn phát triển hài hòa và tăng trưởng bền vững
Xem thêm báo cáo về tác động của việc ứng dụng công nghệ bông biến đổi gen tại Ấn Độ (tiếng Anh): https://www.isaaa.org/resources/publications/biotech_crop_profiles/bt_cotton_in_india-a_country_profile/download/Bt_Cotton_in_India-A_Country_Profile.pdf
Bình luận