Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), hệ sinh thái nông nghiệp là để tạo ra và duy trì mối quan hệ bền vững giữa nông nghiệp và môi trường nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ và gìn giữ môi trường sạch.
Nguyên tắc của hệ sinh thái nông nghiệp giúp chúng ta hiểu được các tác động đa dạng giữa nông nghiệp và môi trường. Khi hiểu rõ về hệ sinh thái nông nghiệp, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và nông dân có thể lựa chọn hệ thống và các công nghệ phù hợp để tạo ra chuỗi các sản phẩm nông nghiệp bền vững.
Tiến sĩ Esther Kioko, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao của Bảo tàng Quốc gia Kenya, đã dành nhiều năm nghiên cứu về côn trùng học để tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài thụ phấn và khả năng sinh tồn của các loài thực vật trong vùng đất khô cằn của Kenya. Các loài thụ phấn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp bởi chúng đóng vai trò “người vận chuyển tự nhiên” trong nông nghiệp. 35% các hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm trên thế giới phụ thuộc vào các loài thụ phấn và hơn 25,000 loài ong trên thế giới. Điều này giúp bạn đủ hiểu rõ tầm quan trọng của các loài thụ phấn này.
“Mục tiêu chính của dự án mà chúng tôi đang thực hiện nhằm tìm kiếm những bí mật thiên nhiên về các loài thụ phấn” , Tiến sĩ Kioko chia sẻ.
Một trong những vấn đề đó chính là hiểu rõ về các biện pháp quản lý sâu hại và cách chúng tác động tới các loài thụ phấn như thế nào. Để đi tìm lời giải đáp này, tiến sĩ Kioko cùng đồng nghiệp đã ủng hộ dự án quản lý tích hợp các loài sâu hại – chỉ lựa chọn những sản phẩm bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết, dùng đúng thời điểm và đúng cách. Nhóm của tiến sĩ Kioko cũng cung cấp những thông tin về các loài thụ phấn tại bảo tàng và huấn luyện các nhà khoa học trẻ trong khu vực về cách duy trì sức khoẻ của các loài thụ phấn với sự hỗ trợ của Trung tâm Chăm sóc Ong Bayer.
“Hiện nay, nông dân và mọi người nói chung vẫn còn thiếu những kiến thức về các loài thụ phấn và tác động của loài vật này tới năng suất, chất lượng và nhu cầu tiêu thụ rau màu ở khu vực khô cằn.” Tiến sĩ Kioko chia sẻ.
Phần lớn cư dân ở trong khu vực đang trồng các loại rau gốc Phi của người bản xứ – như cây nhện, rau dền, bí ngô và đậu đũa hay một vài loại giống cây thông thường như ớt ngọt, cà chua, dưa chuột và bí. Bà cũng nhấn mạnh rằng các loài giống cây trồng đang chịu những tác động bởi khí hậu thay đổi.
“Chúng ta hiện nay đang giải quyết các vấn đề của biến đổi khí hậu nhưng lại thiếu kiến thức về các loại thụ phấn trong hệ sinh thái nông nghiệp trong khi đó loài sinh vật nhỏ bé này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tăng năng suất cây trồng.” Tiến sĩ Kioko nói.
Hệ sinh thái nhỏ như ở châu Phi hay các hệ sinh thái ở quy mô lớn ở khắp nơi trên thế giới đều phụ thuộc vào loài thụ phấn như một thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp.
Tiến sĩ Kioko chia sẻ mặc dù các nghiên cứu đã được tiến hành và các dự án đang được triển khai nhưng vẫn cần phải nâng cao năng lực và kết hợp hệ sinh thái cùng với hệ thống sản xuất nông nghiệp. Bà nhấn mạnh hệ sinh thái đang phải đối mặt với những thách thức nhưng sẽ luôn có những giải pháp hỗ trợ chẳng hạn như cung cấp nguồn hoa thay thế cho các loài thụ phấn khi các loại cây trồng không ra hoa.
Bà cũng chia sẻ thêm: “Chúng ta cần phải sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp quản lý nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của nông dân về tiến trình sinh thái từ đó có thể nâng cao năng suất cây trồng.” “Với sự biến đổi của khí hậu, có những thách thức mà chúng ta không thể bỏ qua, chúng ta phải tiếp tục tìm hiểu thêm để đảm bảo nông nghiệp bền vững được duy trì và đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người.”
Bình luận