Trong vài tháng qua, hàng nghìn nông dân Hà Lan đã chặn các đường cao tốc để tổ chức các cuộc biểu tình. Hàng trăm người tham gia biểu tình đã bị bắt, thậm chí có một người đã bị cảnh sát bắn vào người. Nông dân Hà Lan đã biểu tình trên đường phố như vậy liên tục kể từ năm 2019 tới nay.
Tại sao họ lại bị phẫn nộ đến thế? Họ chỉ đang chiến đấu vì sự tồn tại của một nền nông nghiệp hiện đại. Lấy danh nghĩa “bền vững” và chống lại “ô nhiễm”, những nhà vận động Xanh đang cố gắng tác động đến ngành nông nghiệp theo đúng cách họ đã và đang làm đối với lưới điện và ngành dầu khí. Nhân danh các mục tiêu môi trường đang ngày càng bị hoài nghi, họ muốn phá hủy khả năng sản xuất thực phẩm có chất lượng cao, dồi dào, sạch và rẻ của các trang trại.
Mặc dù Hà Lan chỉ có 17 triệu dân và diện tích chỉ lớn hơn một chút so với bang Maryland của Hoa Kỳ, nhưng đây là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Các trang trại của Hà Lan đang sản xuất một lượng lớn thịt bò, thịt lợn, những sản phẩm từ sữa và nhiều mặt hàng nông nghiệp khác – chúng được bán và tiêu thụ tại châu Âu vàtrên khắp thế giới. Mặc dù là một đất nước nhỏ, sở dĩ người Hà Lan có thể sản xuất nhiều lương thực đến thế là do áp dụng công nghệ vào các phương pháp canh tác. Các trang trại của Hà Lan có lẽ là những trang trại tiên tiến nhất trên thế giới. Nhờ có các công nghệ hiện đại, thực phẩm Hà Lan không chỉ phong phú mà còn sạch, rẻ, hiệu quả với chất lượng cao.
Các nhà vận động Xanh cho rằng nền nông nghiệp đang tạo ra quá nhiều ô nhiễm và do đó phải giảm mạnh. Theo đề xuất của Liên minh châu Âu và các nhóm vận động Xanh, Chính phủ Hà Lan đang áp đặt kế hoạch giảm ô nhiễm nitơ và amoniac xuống 50% vào năm 2030. Nếu được thực hiện, kế hoạch hà khắc này sẽ buộc nông dân Hà Lan phải giảm một phần ba số lượng gia súc, gia cầm của họ và giảm lượng phân bón cần sử dụng. Nhiều trang trại buộc phải đóng cửa và giá thực phẩm chắc chắn sẽ tăng cao.
Các phong trào vận động Xanh đã “gây chiến” với nền nông nghiệp hiện đại trong nhiều nămqua. Bằng việc tuyên bố rằng các phương thức canh tác hiện tại là “không bền vững”, phong trào này muốn loại bỏ việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV và công nghệ – tất cả điều này sẽ đồng thời loại bỏ những lợi ích to lớn về năng suất và hiệu quả đạt được trong thế kỷ qua.
Nếu ai đó nghi ngờ những mục tiêu Xanh này, hãy nhìn vào Sri Lanka. Nền kinh tế của đất nước này sụp đổ, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và thất nghiệp hàng loạt. Một trongnhững nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này là các chính sách Xanh của cựu tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Vào tháng 4 năm 2021, ông đã cấm nhập khẩu phân bón hóa học – sản phẩm được sử dụng bởi 90% trang trại trên toàn quốc và buộc nông dân phải quay lại với các phương pháp “hữu cơ”.
Các hiệu ứng nhanh chóng xuất hiện. Một phần ba số trang trại tại Sri Lanka không hoạt động và 85% nông dân chịu thiệt hại do mất mùa. Sản lượng gạo giảm 20%, trong khi giá gạo tăng 50%. Sri Lanka buộc phải nhập khẩu gạo từ một thị trường mà trước đây nước này tự cung tự cấp. Sản lượng chè, loại cây mang lại dòng tiền lớn cho Sri Lanka, giảm 18%. Lạm phát tăng vọt, lương thực trở nên khan hiếm, nhiều nông dân sản xuất nhỏ rơi vào hoàn cảnh điêu đứng.
Cuộc khủng hoảng ở Sri Lanka đã không ngăn được các nhà vận động Xanh thúc đẩy các hoạt động tương tự ở phương Tây. Họ đang yêu cầu nông dân Hà Lan giảm ô nhiễm nitơ và amoniac hoặc đóng cửa. Cả nitơ oxit và amoniac chảy tràn đều là những tác dụng phụ không thể tránh khỏi trong quá trình canh tác, thứ nhất do phân bón và thứ hai do phân động vật. Tuy nhiên, với công nghệ, cả hai đều có thể được giảm thiểu đáng kể.
Kể từ những năm 60, người Hà Lan đã tăng gấp đôi sản lượng khi sử dụng cùng một lượng phân bón. Kể từ năm 1990, người Hà Lan cũng đã cố gắng tăng sản lượng đồng thời giảm ô nhiễm nitơ oxit và amoniac xuống mức đáng kinh ngạc là 70%.
Ở một số nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm này là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà khoa học sử dụng một số liệu được gọi là Hiệu quả Sử dụng Nitơ (Nitrogen Use Efficiency – NUE) để đo lượng phân bón cây trồng trôi vào các dòng nước. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, NUE đã tăng lên gần 70%. Ở Trung Quốc, chỉ số này đã giảm từ 65% xuống 20%.
Nhờ công nghệ, nông dân có thể sản xuất nhiều lương thực hơn với diện tích đất canh tác, phân bón, nước, nhiên liệu và thuốc BVTV ít hơn bao giờ hết. Các trang trại của Hà Lan là một trong những trang trại sạch và hiệu quả nhất trên thế giới. Vượt xa khỏi mục tiêu của sự khinh miệt, nông nghiệp Hà Lan nên được xem là một hình mẫu cho phần còn lại của thế giới khi xuất khẩu lương thực cũng mang lại doanh thu 100 tỷ USD cho Hà Lan hàng năm, đóng góp lớn vào sự thịnh vượng của đất nước.
Nếu các nhà vận động Xanh thực sự quan tâm đến môi trường và sự phát triển của con người, họ sẽ cố gắng thay thế các biện pháp canh tác không thân thiện với môi trường và lãng phí ở các nước nghèo bằng công nghệ của các nước giàu. Nhưng cuộc chiến Xanh về nông nghiệp lại ít liên quan đến ô nhiễm và môi trường. Thay vào đó, những nhà vận động xanh cấp tiến muốn phá hủy tài sản tư nhân, tăng cường khả năng kế hoạch hóa tập trung của chính phủ đối với nền kinh tế, và “làm giảm sự phát triển” của các nền kinh tế phương Tây xuống mức tự cung tự cấp. Các nhà vận động xanh muốn làm nền nông nghiệp bị sa sút tới mức đủ để phục vụ cho lượng dân số số giảm theo cách họ muốn, thứ mà họ coi là mối đe dọa đối với hành tinh.
Một trong những ví dụ điển hình nhất của cuộc chiến nông nghiệp này là Thỏa thuận Xanh Mới (Green New Deal). Những người cánh tả cấp tiến đã đưa ra thoả thuận này vào năm 2019 với lý do cứu vãn môi trường. Một điểm chính trong thoả thuận là việc giảm mạnh nông nghiệp và thay thế bằng canh tác “bền vững” không tạo ra phát thải hoặc hạn chế đến mức “khả thi về mặt kỹ thuật”. Nhưng Thỏa thuận Xanh Mới không liên quan nhiều đến ô nhiễm thực tế mà mọi thứ đều liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Ngay cả cựu tham mưu trưởng của nhà chính trị Mỹ Alexandria Ocasio-Cortez (tác giả của dự luật Thoả thuận Xanh Mới), ông Saikat Chakrabarti, cũng thừa nhận điều này: “Các bạn nghĩ đây là dự luật liên quan đến khí hậu? Đối với chúng tôi nó như công cụ giúp thay đổi toàn bộ nền kinh tế ”.
Liên Hợp Quốc đi đầu trong công cuộc giảm phát triển nông nghiệp này. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Định cư Con người, được gọi là Habitat I, kêu gọi chấm dứt đất đai thuộc sở hữu tư nhân vì nó góp phần gây ra “bất công xã hội… do đó, việc kiểm soát đất đai công cộng là không thể thiếu”. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, còn được gọi là Chương trình Nghị sự 2030, kêu gọi tái cơ cấu hoàn toàn nền kinh tế, bao gồm cả nông nghiệp. Chương trình nêu rằng phải có “những thay đổi cơ bản trong cách xã hội của chúng ta sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.” Một giải pháp đó là loại bỏ “việc sử dụng quá nhiều phân bón nitơ” mà chương trình tuyên bố là “nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước và phát thải khí nhà kính.”
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đã thành lập “Liên minh Hành động Lương thực” để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Tháng 9 năm ngoái, liên minh này đã phát hành một báo cáo phác thảo “chương trình nghị sự lãnh đạo cho sự hợp tác giữa các bên liên quan để chuyển đổi hệ thống thực phẩm”.
Những chương trình này không chỉ là đưa ra các tài liệu và tổ chức hội nghị thượng đỉnh mà còn dẫn tới những hệ quả thực tế. Các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc đã trực tiếp “truyền cảm hứng” cho thí nghiệm Xanh thảm khốc ở Sri Lanka. Những mục tiêu này đã được tổng thống hiện đang lưu vong của Sri Lanka, ông Gotabaya Rajapaksa, viện dẫn một cách rõ ràng để biện minh cho việc cấm phân bón làm từ nitơ của ông.
Đối với Hà Lan, các nhà vận động Xanh đang sử dụng quốc gia này như một địa điểm thử nghiệm khác. Nếu họ thành công trong việc đè bẹp nền nông nghiệp Hà Lan, cuộc chiến nông nghiệp sẽ lan sang các nước phương Tây khác và trên thế giới. Canada vừa công bố một kế hoạch tương tự nhằm giảm 30% lượng khí thải nitơ, gây ra phản ứng dữ dội đối với nông dân Canada. Vương quốc Anh, Ireland và các nước châu Âu khác đang lên kế hoạch cắt giảm ép buộc tương tự.
Nhưng dân chúng đang có những phản ứng mạnh mẽ đối với chế độ chuyên chế này. Các cuộc thăm dò cho thấy đảng của Thủ tướng Mark Rutte sẽ mất 13 trong số 34 ghế trong quốc hội và đối tác liên minh của ông, đảng Green D66, sẽ mất 11 trong số 24 ghế.
Cultuur onder Vuur (Văn hóa đang bị tấn công), một tổ chức chị em của Hiệp hội Bảo vệ Truyền thống, Gia đình và Tài sản Hoa Kỳ (TFP), đã thu thập được 77.000 chữ ký phản đối kế hoạch, được trình lên Bộ trưởng Chính sách Thiên nhiên và Nitơ Hà Lan, Christianne van der Wal.
Người Mỹ và những người có thiện chí nên lưu ý những gì đang xảy ra ở Hà Lan. Chiến tranh Xanh trong nông nghiệp đang sắp xảy ra tại một trang trại ở rất gần bạn.
Bình luận