Điểm qua những cam kết của CropLife đối với lĩnh vực Bảo vệ thực vật và Công nghệ sinh học.
TRONG LĨNH VỰC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT:
ĐANG GIÚP HÀNG NGÀN NÔNG DÂN THOÁT NGHÈO
CropLife cam kết thúc đẩy các Chương trình Hướng dẫn sử dụng thuốc Bảo vệ Thực Vật (BVTV) an toàn và hiệu quả (stewardship) đến nông dân trên toàn thế giới, và vào năm 2015, mạng lưới CropLife toàn cầu đã đào tạo cho hơn 300.000 nông dân về việc sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm thuốc BVTV.
CropLife Mỹ Latin đã hợp tác cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện một dự án trọng điểm tại Honduras có tên gọi là ACCESO. Đây là một dự án kéo dài 4 năm với mục đích giúp 100.000 người dân Honduras thoát khỏi đói nghèo bằng cách tập huấn cho hơn 30.000 nông dân cách xác định sâu bệnh và dịch hại cây trồng và từ đó thực hành các phương thức chống lại chúng thông qua chương trình quản lý sâu bệnh tổng hợp (Integrated Pest Management – IPM). Đây là một dự án cần thiết tại một đất nước mà 60% dân số sống dưới cả mức chuẩn nghèo. Đối với những người nông dân và gia đình họ, việc trồng được một giống cây trồng khỏe mạnh có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc sống một cuộc sung túc hay nghèo đói.
Tương tự, trong năm 2015, Croplife Quốc tế cũng đã kết thúc chương trình tập huấn về bảo vệ cây trồng tại Adoni, Ấn Độ. Tại đây, CropLife Quốc tế, CropLife Châu Á và CropLife Ấn Độ cùng với hai tổ chức địa phương khác đã đào tạo cho nông dân, gia đình họ cũng như cho cộng đồng về việc sử dụng có trách nhiệm thuốc bảo vệ thực vât. Chương trình đã đào tạo thành công cho hơn 128.000 nông dân tại 169 làng.
TIẾP TỤC CAM KẾT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA SINH VẬT LOÀI THỤ PHẤN
Ngành công nghiệp thuốc bảo vệ thực vật nhận ra vai trò quan trọng của loài thụ phấn đối với sản xuất lương thực toàn cầu và sự cần thiết phải bảo vệ sức khỏe của chúng. Vì vậy, CropLife Quốc tế đã tiến hành một số dự án nghiên cứu sức khỏe loài thụ phấn trong năm 2015 và tiếp tục thúc đẩy các thực hành nông nghiệp mà hỗ trợ tốt cho sức khỏe của các loài thụ phấn.
CropLife đã làm việc để đem nền tảng khoa học và hài hòa đến cho các cuộc thảo luận chính sách về loài thụ phấn và để cử thành công hai chuyên gia tham gia vào cuộc đánh giá toàn cầu về loài thụ phấn tổ chức bởi Tổ chức Khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái CropLife (Science-Policy Platform on Biodiversity and EcoSystem Servies – IPBES).
IPBES vừa công bố một báo cáo được hài hòa hợp lý, lưy ý rằng các vấn đề sức khỏe của loài thụ phấn không thể được quy cho bất kỳ một nguyên nhân đơn lẻ nào và chắc chắn rằng không có bằng chứng rõ rằng cho thấy thuốc trừ sâu góp phần trực tiếp đến việc thiệt hại tới quần thể sinh vật thụ phấn về lâu dài tại các nước thuộc Liên minh châu Âu hay Hoa Kỳ
HỖ TRỢ THI HÀNH LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU, CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG XÓA BỎ BỎ THUỐC BVTV BẤT HỢP PHÁP
Mặc dù luật về thuốc BVTV là một trong những luật nghiêm khắc nhất trên thế giới nhưng những kẻ tội phạm vẫn tìm mọi cách để sản xuất và bán các sản phẩm giả mạo, đặt người nông dân, cây trồng cũng như môi trường vào tình trạng nguy hiểm. Từ năm 2015 đến nay, các thành viên của CropLife cùng với các hội viên của các tổ chức khác, như Hiệp hội Thuốc bảo vệ thực vật châu Âu đã tham gia vào một trong những cuộc thu giữ thuốc trừ sâu lớn nhất tại Liên minh châu Âu.
Vào tháng 11 năm 2015, Europol, cơ quan thực thi pháp luật EU cùng với các nhóm tổ chức tư nhân khác tham gia vào cuộc tập trận 12 ngày nhằm phát hiện ra thuốc trừ sâu giả và bất hợp phát ở các cảng và sân bay chính tại 7 quốc gia. Thông qua tổ chức “Operation Silver Axe,” các cơ quan EU đã thu giữ được 190 tấn thước trừ sâu giả và khởi tố 100 trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Europol đã hoan nghênh và trân trọng các nỗ lực của tổ chức Croplife và ngành công nghiệp trong việc hỗ trợ các chyên gia kỹ thuật – cho rằng đó chính là thành công của cuộc hành động này.
Trong năm 2015, Ủy ban châu Âu cũng đã đưa ra một báo cáo chỉ ra rằng gần 10% số thuốc trừ sâu sử dụng tại châu Âu là sản phẩm giả mạo và bất hợp pháp. Mặc dù đó là một thống kê đáng ngạc nhiên nhưng tổ chức Operation Silver Axe vẫn cho thấy một tương lai hứa hẹn đối với những chương trình hợp tác với ngành ngành trong việc hợp tác thực thi luật để đảm bảo rằng thuốc trừ sâu trên thị trường là thật và an toàn để sử dụng.
LOẠI BỎ, NGĂN NGỪA CÁC SẢN PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HẾT HẠN TẠI CHÂU PHI
Hơn 20 năm qua, CropLife cùng các thành viên đã hợp tác với các bên liên quan để loại bỏ một cách an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật quá hạn, lỗi thời từ các nước đang phát triển. Gần đây, trọng tâm hoạt động là tại Châu Phi, nơi mà Croplife Quốc tế cùng với Tổ chức Nông Lương thế giới của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cùng làm việc để xác định, bảo vệ, loại bỏ và tiêu hủy các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật quá hạn, mà chủ yếu là thuốc trừ diệt châu chấu. Đến cuối năm 2015, hơn 4.500 tấn sản phẩm quá hạn đã được loại bỏ và tiêu hủy một cách thân thiện với môi trường, và hơn 1.000 tấn thuốc đã được bảo quản từ khi chương trình này được bắt đầu khoảng 10 năm trước.
Với mục tiêu sẽ tiêu hủy khoảng 7.000 tấn sản phẩm quá hạn đến cuối năm 2017, Croplife vẫn đang tiếp tục làm việc với các bên liên quan như FAO, các tổ chức kiểm soát dịch châu chấu trong nước và khu vực cũng như các công ty tư nhân để tránh tình trạng tích lũy các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong tương lai. Để đạt được điều này cần khuyến khích các chủ sở hữu lựa chọn cách quản lý và tích trữ sản phẩm đúng cách (ví dụ: Chính Phủ và các tổ chức kiểm soát dịch châu chấu). Vào năm 2015, FAO đã khởi tạo một quy trình áp dụng các nguyên tắc “mua bán” (procurement practices) nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa sản phẩm kịp thời và đầy đủ, tránh tình trạng tích trữ hàng hóa tại các nước bị ảnh hưởng bởi dịch châu chấu.
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH HỌC (CNSH) THỰC VẬT:
HOAN NGHÊNH QUYẾT ĐỊNH VỀ CẤP BẰNG SÁNG CHẾ CỦA CHÂU ÂU
Trong năm 2015, Croplife Quốc tế rất hoan nghênh quyết định của Ban Phúc thẩm của Văn phòng Sáng chế Châu Âu (European Patent Office’s Enlarged Board of Appeals) khi cho rằng thực vật có nguồn gốc từ quá trình sinh học cơ bản có thể được cấp bằng sáng chế.
Đối với các trường hợp giống Cà chua II/Bông cải xanh II, câu hỏi được đặt ra là liệu các sản phẩm thực phẩm được tạo ra từ quy trình sinh học, như lai giống hay lựa chọn những tính trạng nhất định, nên hay không nên được bảo hộ bằng sáng chế tại châu Âu. Một số lập luận cho rằng, các bước trong các quy trình hay chính bản thân quy trình này không thể được cấp bằng sáng chế, do đó các sản phẩm tạo ra từ chúng cũng không hợp lệ. Sau một cuộc thảo luận dài, bao gồm cả việc cân nhắc bản tóm tắt các góp ý của CropLife giải thích vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong việc tạo ra các cải tiến mới đối với cộng đồng nông nghiệp và chỉ ra rằng tất cả các sản phậm được đánh giá dựa trên bằng sáng chế đều độc lập với quy trình mà nó được tạo ra, Ban phúc thẩm đã phán quyết rằng các sản phẩm thực vật này có đủ điều kiện để được bảo hộ sáng chế.
Quyết định này đã đưa ra một sự đảm bảo cần thiết về mặt pháp lý giúp các sáng kiến CNSH có giá trị được bảo hộ một cách đầy đủ, hỗ trợ khung bảo hộ sáng chế ổn định và có thể dự đoán từ đó thúc đẩy đổi mới công nghệ sinh tại Châu Âu. CropLife cùng các thành viên sẽ tiếp tục ủng hộ và hoạt động vì luật bảo hộ quyền sáng chế công bằng và hiệu quả đối với các sáng kiến liên quan đến cây trồng
VAI TRÒ CỦA VIỆC TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
Sau khi kiểm tra chặt chẽ mô hình kinh tế liên quan đến các giống cây cải dầu lai, được phát triển thông qua một công nghệ nông nghiệp gọi là Ogura, CropLife và EuropaBio đã phát hành một báo cáo vào cuối năm 2014, thiết lập phạm vi cho nhiều cuộc thảo luận chính sách trong suốt năm 2015 về giá trị của sở hữu trí tuệ (IP) đối với sáng kiến nông nghiệp.
“Báo cáo Ogura” chỉ ra rằng các công ty phát triển CNSH thường đầu tư hàng triệu đô la Mỹ cho việc nghiên cứu và phát triển thường không thể hòa vốn trong khoảng 15 năm, trong khi 75% lợi ích kinh tế có được từ IP thực tế là dành cho phía những người nông dân áp cụng công nghệ đó và người tiêu dùng được hưởng lợi khi có thể tiêu dùng nhiều loại thực phẩm rẻ hơn. Nếu không có biện pháp bảo vệ IP mạnh mẽ, các đơn vị phát triển công nghệ sẽ phải hoạt động trong một thị trường biến động nơi mà họ không thể thu hồi lại vốn đầu tư, khiến họ ít có khả năng để theo đuổi và tiếp tục tạo ra các sáng kiến nông nghiệp mới.
Trong năm 2015, CropLife và EuropaBio đã phát hành một báo cáo cập nhật, cung cấp một lượng chính xác hơn về những lợi ích trực tiếp của người tiêu dùng từ việc bảo vệ mạnh mẽ IP, và cũng giải thích cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tại một số hội nghị quốc tế lý do tại sao việc có một hệ thống IP hiệu quả có thể hỗ trợ cho sự phát triển của xã hội và kinh tế toàn cầu, và đảm bảo rằng các công nghệ mới có thể được đưa ra thị trường
TẬP TRUNG UNG HỘ VÌ CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI TỐT HƠN
Liên minh Toàn cầu về Thương mại Công nghệ Sinh học Nông nghiệp (Global Alliance for Ag Biotech Trade – GAABT), một liên minh với ý tưởng “từ nông trại đến bàn ăn” (from farm to fork), do CropLife đứng đầu, khuyến khích sự phát triển của các chính sách thương mại tạo điều kiện cho sự luân chuyển chuỗi thực phẩm, thức ăn, ngũ cốc, các nguyên liệu chế biến và giảm thiểu các gián đoạn thương mại tiềm ẩn. Trong năm 2015, Liên minh đã phát triển các công cụ hỗ trợ mới nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý lập ra các chính sách thương mại liên quan đến các hoạt động nhập khẩu các sản phẩm CNSH nông nghiệp với mức độ hiện diện thấp (Low level presence – LLP) một cách hiệu quả, tiềm năng, và khả thi.
Trong số này có bao gồm một mô hình chính sách quốc gia đối với LLP cũng như một danh sách các nguyên tắc và tiêu chí mà GAABT khuyến nghị cho các quốc gia áp dụng theo khi họ phát triển chính sách về LLP tại quốc gia họ. GAABT giới thiệu đã những chính sách và nguyên tắc này tại cuộc họp Sáng kiến Toàn cầu LLP vào tháng 5 năm 2015 cũng như phiên họp dành cho khối tư nhân của APEC vào tháng 9 năm 2015, và đã nhận được sự đón nhận từ cộng đồng quốc tế. Liên minh cũng đã giới thiệu một trang web mới vào năm 2015, cung cấp các nguồn thông tin về chính sách hỗ trợ thương mại sinh học cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý.
Bình luận