Singapore – Ngày 13/07/2021 – Với việc công bố Báo cáo về Tình trạng An ninh Lương thực & Dinh dưỡng trên Thế giới (SOFI) năm 2021 của Liên hợp quốc (UN), hiệp hội CropLife Châu Á đã nhấn mạnh sự cần thiết trong việc hợp tác của các bên liên quan trong chuỗi giá trị lương thực của khu vực với mục tiêu chuyển đổi hệ thống lương thực của mình nhằm tăng cường an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng cũng như đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và hợp lý cho tất cả mọi người.
Ảnh: Báo cáo về Tình trạng An ninh Lương thực & Dinh dưỡng trên Thế giới (SOFI) năm 2021 (Nguồn: Fao.org)
Thách thức trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 2 của Liên hợp quốc về việc ‘chấm dứt nạn đói’ trên toàn cầu vào năm 2030 thậm chí còn trở nên phức tạp hơn với tác động rộng lớn của đại dịch COVID-19. Trong báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, ước tính rằng số người bị ảnh hưởng bởi nạn đói trên toàn thế giới vào năm 2020 dao động trong khoảng từ 720 đến 811 triệu người. Con số này gia tăng một cách đáng kể lên tới hơn 100 triệu người so với năm 2019. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (PoU) cũng đã tăng lên đến mức khoảng 9,9% vào năm 2020 so với con số 8,4% của năm trước đó. Báo cáo mới này cũng xác nhận tình trạng tương tự đối với khu vực châu Á: chúng ta đang thất bại một cách trầm trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người – đặc biệt là những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Châu Á tiếp tục là nơi có số dân mắc bệnh suy dinh dưỡng nhiều nhất với 418 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trong năm 2020.
Tiến sĩ Tan Siang Hee – Giám đốc điều hành CropLife Châu Á cho biết: “Thách thức đối với việc nuôi sống dân số châu Á nói riêng và thế giới nói chung đòi hỏi chúng tôi phải tìm ra được tất cả các giải pháp khả thi. Và điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự hợp tác nhiều hơn với các bên liên quan, vì các phương pháp tiếp cận đa bên là rất quan trọng để chuyển đổi hệ thống thực phẩm của chúng ta.” Ông chia sẻ thêm: “Ngành khoa học thực vật dẫn đầu trong việc cải tiến ở cả lĩnh vực bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học thực vật, cũng như các giải pháp nông nghiệp kỹ thuật số và nông nghiệp chính xác nhằm đem lại lợi ích cho cả con người và trái đất.”
Tiến sĩ Tan chia sẻ thêm: “Các công nghệ tiên tiến của ngành khoa học thực vật đóng vai trò then chốt, nhưng chúng chỉ là một phần của giải pháp mà thôi. Trách nhiệm chung của chúng ta chính là phải đảm bảo rằng nguồn cung thực phẩm bổ dưỡng với giá cả phải chăng được trao tận tay tới những người cần chúng nhất. Việc nông dân có cơ hội được tiếp cận tới các cải tiến đang dần trở thành một yếu tố quan trọng trong việc chống lại tình trạng mất an ninh lương thực ở châu Á và trên thế giới.”
Mất mùa toàn cầu do sâu bệnh hại là nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát và lãng phí nguồn cung lương thực của thế giới. Những thiệt hại này sẽ tăng gấp đôi nếu chúng ta không sử dụng thuốc BVTV. Tình trạng mất mùa có thể được giảm hơn nữa thông qua các việc sử dụng thuốc BVTV an toàn,hiệu quả và có trách nhiệm. Nếu không có những cải tiến như thuốc BVTV hay CNSH thực vật, thì những tổn thất về mùa màng trước khi thu hoạch trên thế giới có thể sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, cây trồng CNSH được phát triển với những tính trạng như năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn và / hoặc nhiều dinh dưỡng hơn, cùng với nhiều đặc tính khác. Những tính trạng này đều là những công cụ quan trọng cho phép nông dân sản xuất nhiều lương thực hơn với ít nguồn nguyên liệu đầu vào hơn nhằm nuôi sống dân số thế giới đang ngày một phát triển của chúng ta.
###
Tài liệu tham khảo:
Bình luận