Vào năm 1996, lần đầu tiên cây trồng BĐG thương mại hóa được người nông dân đưa vào canh tác. Tốc độ ứng dụng cây trồng BĐG của nông dân trên toàn cầu đã làm cho công nghệ sinh học (CNSH) trở thành công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử nền nông nghiệp.
Vào năm 1996, lần đầu tiên cây trồng biến đổi gen (BĐG) thương mại hóa được người nông dân đưa vào canh tác. Tốc độ ứng dụng cây trồng BĐG của nông dân trên toàn cầu đã làm cho công nghệ sinh học (CNSH) trở thành công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử nền nông nghiệp. Lý do cơ bản cho dấu mốc lịch sử này của ngành đó là vì hơn ai hết người nông dân hiểu rất rõ những lợi ích mà công nghệ này mang lại cho hoạt động canh tác – sản xuất nông nghiệp của họ.
Tuy nhiên, ngày nay những người nông dân đó không còn được cung cấp những chọn lựa để tận dụng đây đủ chuỗi công nghệ đa dạng hơn trên nhiều giống cây trồng tại nhiều khu vực khác nhau từ những công ty phát triển công nghệ. Những rào cản về pháp lý phức tạp và hoàn toàn không tương xứng với bất cứ rủi ro được cho do ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học. Điều này đòi hỏi cần phải có sự thay đổi nếu các phát kiến của thế giới đang được sử dụng bởi các cộng đồng nông nghiệp vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Vào năm 2008, Trung Tâm Nghiên cứu hợp tác Liên Minh châu Âu (JRC) đã tiến hành một nghiên cứu về tình hình nghiên cứu và sự phát triển của tất cả các sản phẩm công nghệ sinh học. Nghiên cứu được thực hiện ở cả các lĩnh vực công và tư nhân trên toàn thế giới. JRC đã từng dự đoán rằng 91 tính trạng mới (new traits) có thể đưa ra thị trường vào năm 2015. Những tính trạng mới này sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho nông dân trên toàn thế giới cụ thể: bảo vệ các loại cây trồng khỏi các loại sâu gây hại; giúp cây trồng chống chịu hạn tốt hơn do thay đổi khí hậu, hoặc cải tiến thêm giá trị dinh dưỡng cho các loại lương thực chủ lực tại khắp các quốc gia đang phát triển. Báo cáo cũng dự đoán rằng có rất nhiều các đề xuất mới nêu trên có thể được phát triển hoặc cung cấp từ các mô hình hợp tác công tư.
Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, rất tiếc, chúng ta đang còn ở rất xa so với các dự đoán của JRC – năm 2014. Mới chỉ có 16 tính trạng mới được giới thiệu trên thị trường, bằng 17% so với số lượng 91 tính trạng được dự đoán ban đầu. Những gen mới này chủ yếu vẫn ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, trên các loại cây lương thực chính và được cung cấp bởi khối tư nhân. Chuyện gì đã xảy ra với hàng tá các loại gen/tính trạng mới đã được phát kiến để cải thiện sức khỏe của cây giống, giúp hỗ trợ an ninh lương thực và tăng cường chất lượng dinh dưỡng?
Một báo cáo năm 2012 được thực hiện bởi các tập đoàn phát triển công nghệ nghệ – những đơn vị đã thương mại hóa các giống cây trồng BĐG tới người nông dân chỉ ra rằng, để phát triển một tính trạng CNSH và đưa nó ra thị trường trung bình tốn khoảng 136 triệu đô la Mỹ trong hơn 13 năm. Mặc dù các nhà phát triển ở cả khu vực tư nhân và nhà nước đã tối ưu hiệu quả trong việc tạo ra giống (gen) mới tuy nhiên thời gian và chi phí liên quan đến quy trình pháp lý đã tăng khoảng ít nhất 50% trong vòng 1 thập kỷ qua và rất nhiều trường hợp thậm chí còn hơn – điều này đã khiến con đường đi tới thương mại hóa của các phát kiến này trở lên lâu hơn. Chẳng hạn, một thập kỷ trước ở Trung quốc, sẽ cần khoảng 12 tháng để một loại gen mới được đồng ý nhập khẩu. Hiện nay, quy trình này có thể kéo dài cho đến 6 năm. Bất chấp thực tế rằng việc ứng dụng công nghệ BĐG đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ là an toàn, quá trình pháp lý xem xét công nghệ này ở trên toàn thế giới đều đang quá lâu và phức tạp, điều này đang trì hoãn việc tiếp cận của người nông dân và người tiêu dùng tới các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới.
Và không may khi những thất bại trong việc đẩy nhanh quá trình giới thiệu công nghệ mới này khiến những người nông dân và những người đang sống ở các quốc gia đang phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn, nơi mà kiếm thức ăn và kế sinh nhai còn đang rất bấp bênh. Rất nhiều dự án CNSH nhân đạo trên thế giới đang bị làm chậm lại; nếu không muốn nói là bị đình trệ hoàn toàn bởi các quy trình pháp lý không cần thiết; các chi phí là gánh nặng cho chính phủ, các tổ chức, và các công ty phát triển sản phẩm. Điều này có vẻ như đối lập với thực tế rằng sẽ có rất nhiều ứng dụng của công nghệ này – chẳng hạn như giống ngô chịu hạn, Gạo Vàng và lúa miến CNSH sẽ được cung cấp cho các cộng đồng nông thôn mà không thu thêm lợi nhuận hoặc các chi phí phát sinh khác.
Efforts by anti-science, non-governmental organizations and technology critics to demonize biotech crops on ideological grounds affect the world’s most vulnerable populations and, quite often, run counter to the organizational missions of these so-called “consumer rights” groups.
Các nỗ lực từ các nhóm phản đối công nghệ, tổ chức phi chính phủ và những người chỉ trích khoa học đã “bội nhọ” CNSH với hệ tư tưởng đang trực tiếp ảnh hưởng tới nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất thế giới và họ rất thường xuyên đóng vai người hành động “vì quyền lợi người tiêu dùng”.
Cây cà tím (Bt brinjal) tại khu vực Đông Nam Á là một ví dụ điển hình cho cả 1 câu chuyện hai chiều khi 1 cơ hội bị mất đi và cơ hội khác thay đổi. Cà tím chống chịu sâu bệnh đã được phát triển bởi khu vực tư nhân ở Ấn độ nhằm giúp cây này có khả năng kháng lại các loại sâu bệnh phổ biến có khả năng tàn phá mùa màng. Công nghệ này sau đó đã được cấp phép thương mại cho các đơn vị công tại Ấn Độ và nhiều tổ chức khác nhằm mục tiêu có thể phổ biến rộng rãi tới những nông dân đang bị ảnh hưởng nặng nề từ vấn nạn này tại Đông Nam Á.
Although the technology can have life-changing effects on the livelihoods of Indian farmers and the health of their communities, the Indian government bowed to a vocal activist community and issued a moratorium on Bt brinjal in February 2010. This is despite the fact that the safety and efficacy of the gene had been studied for the last 10 years, and other plants with this same gene have been grown and eaten around the world since 1998.
Mặc dù công nghệ này đã mang đến những cải thiện “đổi đời” cho nhiều nông hộ tại Ấn Độ cũng như giúp thay đổi bộ mặt của các cộng đồng nông thôn của quốc gia này nhưng Chính phủ Ấn độ đã nghe theo một nhóm những người phản đối và ban hành lệnh cấm Bt Brinjal vào tháng 2 năm 2010. Bất chấp sự thật về mức độ hiệu quả và an toàn của loại gen này đã được nghiên cứu qua suốt 10 năm qua và các loại cây trồng khác tương tự giống gen này đã được trồng và được tiêu dùng khắp thế giới kể từ năm 1998.
Ngược lại, tại chính phủ nước lân cận – Bangladesh, một đơn vị nghiên cứu nhà nước Viện Nghiên Cứu Khoa học Bangladesh (Bangladesh Agricultural Research Institute – BARI) đã phê duyệt cấp phép ứng dụng cà tím BĐG (Bt brinjal) vào năm 2013 cho các cây trồng tại địa phương. Kết quả là, số lượng lớn những người nông dân ở Benglali đang được hưởng lợi từ công nghệ này nhờ giảm chi phí sản xuất đầu vào, tăng năng suất và cải thiện thu nhập.
Bất chấp sự ủng hộ của nông dân dành cho cây trồng BĐG, các quy trình thủ tục quản lý đang tạo ra nhiều bất lợi cho hoạt động đổi mới các phát kiến CNSH trong hàng thập kỷ qua. Cụ thể nông dân có ít lựa chọn hơn về những hạt giống CNSH có thể sử dụng, lợi ích kinh tế cũng như quy mô nông trại bị sụt giảm – những yếu tố mà đáng nhẽ họ có thể có được khi ứng dụng công nghệ nhanh hơn. Quy trình pháp lý hiện nay đang bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi ý thức hệ bảo thủ, đầu cơ thương mại và chủ nghĩa bảo hộ bất chấp hàng ngàn nghiên cứu khoa học đang chứng minh rằng cây trồng CNSH là an toàn. Càng ngày càng nhiều nông dân đang bị cấm tiếp cận với các ứng dụng công nghệ mới có thể thay đổi cuộc sống của họ cũng như hỗ trợ tiến trình toàn cầu hóa theo Mục tiêu Phát triển Bền vững do Tổ chức Liên hiệp quốc đang phát động trên toàn cầu, bao gồm giải quyết vấn đề an ninh lương thực và suy dinh dưỡng.
Được chứng minh trong báo cáo JRC, đây đang là thời điểm cần có những phát triển và ứng dụng thú vị mới phải được ứng dụng, ví dụ như những công nghệ có thể tạo ra các loại gen chịu được stress phi sinh học, giúp duy trì và tăng năng suất cây trồng bất chấp thách thức từ thay đổi khí hậu, cũng như tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho các loại thực phẩm chúng ta đang tiêu dùng. Sẽ là rất cần thiết cho chúng ta trong việc hài hòa các kết quả nghiên cứu khoa học với các quy định về pháp lý để tạo điều kiện cho những công nghệ này có thể đến nhanh nhất với người nông dân.
Khi chúng ta đang vui mừng chúc mừng sự kiện 20 năm cây trồng BĐG, chúng ta cần phải nhìn xa hơn vào triển vọng của 20 năm tiếp theo và nỗ lực hơn nữa trong việc biến những sáng kiến của những đơn vị phát triển công nghệ trở thành hiện thực. Đã đến lúc mà các khu vực tư nhân và nhà nước cần bắt tay nhau gắn kết với những nhà hoạnh định chính sách, các nhà giáo dục và thúc đẩy hợp tác công – tư để mang lại nhiều công nghệ mới cho nhiều người nông dân hơn. Chúng ta phải khơi nguồn lại sự đổi mới trong ngành khoa học cây trồng, gia tăng cơ hội và sự phát triển cho người nông dân trên toàn thế giới nhằm đảm bảo việc tiếp cận tới các loại giống cây trồng bền vững có chất lượng dinh dưỡng và khả năng kháng bệnh cao cho những ai cần nó nhất.
Nguồn: Forbers
Bình luận