Người hoài nghi công nghệ sinh học (CNSH) có quyền đặt câu hỏi về vai trò của CNSH đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nhưng họ sai lầm khi bỏ qua những bằng chứng ngày càng được củng cố cho thấy những đóng góp tiềm năng của CNSH khi đối diện với những thách thức mới đến như biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự đáp ứng công nghệ ngày càng cao.
An ninh lương thực phụ thuộc vào bốn yếu tố liên quan đến nhau: số lượng thực phẩm, trong đó có việc tăng năng suất nông nghiệp; khả năng tiếp cận lương thực, được xác định bởi cả mức thu nhập và chất lượng của cơ sở hạ tầng; dinh dưỡng; và ổn định tổng thể của hệ thống thực phẩm, chẳng hạn như khả năng phục hồi với các cú sốc. Biến đổi di truyền thực vật (GM) hoặc bất kỳ phương pháp chọn giống khác tự mình nó không thể giải quyết những thách thức liên quan đến chất lượng thực phẩm, tiếp cận với thực phẩm, dinh dưỡng hoặc tính ổn định của hệ thống thực phẩm. Nhưng vai trò của họ không thể bị bác bỏ vì lý do ý thức hệ.
Châu Phi đã là một trọng tâm chính trong mối quan tâm này khi cho rằng các công ty nước ngoài có thể sẽ làm suy yếu an ninh lương thực bằng cách kiểm soát về giống. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây với tên gọi Gieo hạt giống cho một Cuộc Cách mạng Xanh Mới ở Châu Phi (Planting the Seed of a New Green Revolution for Africa), cho thấy ngành giống của châu lục này bị chi phối bởi các công ty khởi nghiệp trong nước, không phải công ty đa quốc gia nước ngoài. Trong thực tế, các nhà khoa học Châu Phi tại đây đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học để giải quyết các vấn đề của nước họ. Ví dụ, các nhà nghiên cứu ở Uganda đang sử dụng công nghệ sinh học để kiểm soát bệnh bạc lá chuối Xanthomonas. Bằng cách chuyển hai gen từ ớt xanh, các nhà khoa học đã có thể phát triển chuối có tính kháng cao.
Các quốc gia mới nổi, bao gồm các quốc gia tương đối nghèo như Uganda, có năng lực khoa học và kỹ thuật rất hạn chế để có thể tham gia sử dụng công nghệ sinh học, giải quyết các vấn đề của địa phương. Nhưng thách thức chính họ đang phải đối mặt chủ yếu liên quan rào cản pháp lý bị áp đặt bởi chính phủ của nước họ và các hoạt động phản đối của các nhóm vận động bên ngoài. Đã đến lúc cần đi theo các bằng chứng khoa học cụ thể, đúng đắn của nó thay vì bám víu vào ý thức hệ. Về lâu dài, các mối đe dọa mới đối an ninh lương thực có thể đến từ việc không áp dụng CNSH, chứ không phải là việc áp dụng nó.
Bình luận