Tổ chức CropLife International và GIC hoan nghênh kết quả các cuộc đàm phán tại Hội nghị COP diễn ra trong tuần từ ngày 29/9/2014 đến ngày 3/10/2014. Đây là cuộc họp lần thứ 7 các Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học (MOP-7) – một thỏa thuận bổ sung của Công ước Đa dạng sinh học.
Tổ chức CropLife International và GIC hoan nghênh các cuộc đàm phán hiệu quả tại Hội nghị các Bên tham gia (Conference of the Parties) diễn ra trong tuần từ ngày 29/9/2014 đến ngày 3/10/2014. Đây là cuộc họp COP-MOP lần thứ 7 các Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học nhằm đạt được một thỏa thuận bổ sung tiến tới Cuộc họp Công ước Đa dạng sinh học. Ngành công nghệ sinh học thực vật (CropLife) biểu dương những nỗ lực trong của các Bên trong việc thảo luận một cách có hiệu quả một số Điều khoản của Nghị định thư, bao gồm đánh giá rủi ro, các yêu cầu về cung cấp chứng từ vận chuyển một số mặt hàng và vai trò của các đánh giá nghiên cứu tác động kinh tế xã hội trong việc đưa ra quyết định.
Bà Sarah Lukie – Ban thư ký Liên minh Ngành Toàn cầu phát biểu “Ngành công nghệ sinh học cây trồng chúc mừng các đại biểu tham dự COP/MOP-7 đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học tại nhiều lĩnh vực trọng yếu. Những tiến bộ đạt được trong suốt các cuộc đàm phán này sẽ giúp đảm bảo rằng việc vận chuyển xuyên biên giới các sinh vật sống biến đổi gen (LMO) tiếp tục bảo vệ đa dạng sinh học nhưng vẫn đảm bảo thương mại quốc tế diễn ra thông suốt”.
Ngành khoa học cây trồng tham gia vào các đàm phán và thảo luận thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học thông qua Liên minh Ngành Toàn cầu (GIC). Phái đoàn GIC tham dự COP/MOP-7 gồm hơn 40 thành viên đại diện cho 16 quốc gia tới từ tất cả các khu vực trên thế giới.
Bà Sarah Lukie cho biết thêm “Liên minh Ngành Toàn cầu đánh giá cao cơ hội được tham dự các cuộc đàm phán bởi những kết quả thu được sẽ tác động tới an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu, khả năng tiếp cận đổi mới nông nghiệp cho các cộng đồng nông nghiệp, cải thiện sinh kế cho người nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời tiếp tục hỗ trợ việc áp dụng các tập quán canh tác bền vững giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. Liên kết giữa GIC với Liên minh Thương mại Ngũ cốc Quốc tế (IGTC) đã góp phần tăng cường sự hợp tác tích cực giữa ngành với các đại biểu tham dự và các Bên tham gia Nghị định thư trong những vấn đề trọng yếu và chính điều này đã mang lại những kết quả tốt đẹp tại COP/MOP-7.”
GIC ghi nhận các thông tin và định hướng từ các hiệp hội thương mại đại diện cho hàng nghìn doanh nghiệp trên thế giới. Các đại biểu tham dự bao gồm các hiệp hội đại diện và các doanh nghiệp tham gia vào các ngành khác nhau như khoa học cây trồng, hạt giống, công nghệ sinh học nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, nông nghiệp chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe cho người và động vật, vàmôi trường. Thành viên của GIC mong muốn được tham gia vào các cuộc họp giữa các phiên đàm phán do các Bên tham gia thực hiện trước khi cuộc họp lần thứ 8 tại Mê-hi-cô diễn ra vào năm 2016.
Cây trồng công nghệ sinh học hiện đang được gieo trồng trên hơn 175 triệu héc-ta ở 27 quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều quốc gia xuất khẩu nông nghiệp lớn. Các hướng dẫn về nhập khẩu, vận chuyển, xử lý và sử dụng sinh vật sống biến đổi gen trong nước, trong đó có vấn đề về giải quyết các tổn hại tới đa dạng sinh học có thể tác động rất lớn tới thương mại quốc tế.
Thông cáo báo chí tiếng Anh: https://croplife.org/wp-content/uploads/2014/10/MOP-7-Closing-Press-Release-FINAL.pdf
Bình luận