• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Kiến thức

Trang chủ • Kiến thức • Tại sao cần có cách tiếp cận cân bằng đối với các công nghệ chọn tạo giống chính xác?

11/04/2023 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Tại sao cần có cách tiếp cận cân bằng đối với các công nghệ chọn tạo giống chính xác?

Tác giả: The Grocer
Ngày đăng: 11/04/2023

Cải tiến khoa học trong ngành nông nghiệp – thực phẩm đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết, từ chọn tạo giống cây trồng đến tiếp thị tiêu dùng. Nhu cầu cấp thiết đối

Ảnh: Chọn tạo giống chính xác đề cập đến những biến đổi gen ở thực vật (Nguồn: Getty Images)

Cải tiến khoa học trong ngành nông nghiệp – thực phẩm đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết, từ chọn tạo giống cây trồng đến tiếp thị tiêu dùng. Nhu cầu cấp thiết đối với các phương pháp cải tiến không những giúp thực phẩm lành mạnh và bền vững hơn, mà còn giúp giải quyết các thách thức về gia tăng dân số và mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu. Đồng thời, ngày càng nhiều người tiêu dùng quyết định chọn loại thực phẩm dựa trên các yếu tố văn hóa, đạo đức và lối sống.

Tại Anh Quốc, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (The Food Standards Agency -FSA) chịu trách nhiệm đảm bảo thực phẩm an toàn và đóng vai trò chính trong việc mang lại một hệ thống thực phẩm tốt hơn cho con người và môi trường. Việc FSA trong những năm gần đây liên quan tới thúc đẩy công nghệ chọn tạo giống chính xác là một ví dụ điển hình cho việc cơ quan này thể hiện trách nhiệm và vai trò của mình. Kể từ tháng 5năm ngoái, FSA đã làm việc cùng với các quan chức và Bộ Trưởng tại Defra để ban hành khung pháp lý mới, cho phép các sinh vật hình thành từ công nghệ chọn tạo giống chính xác không cần phải áp dụng theo các quy định đối với sinh vật biến đổi gen (BĐG) khi đưa ra môi trường và tiến hành các hoạt động tiếp thị. Theođó, Luật Công nghệ di truyền (Chọn tạo giống chính xác) (The Genetic Technology –Precision Breeding Act)đã được Hoàng gia Anh phê duyệt vào ngày 23/3/2023 vừa qua, trở thành bộ luật chính thức được áp dụng ở Anh.

Chọn tạo giống chính xác là việc chỉnh sửa gen ở thực vật và động vật nhờ vào công nghệ di truyền hiện đại với kết quả đạt được tương tự như sử dụng phương pháp nhân giống truyền thống. Chính phủ Anh hiện tại cho phép sử dụng các công nghệ chọn tạo giống chính xác với thực vật trước, sau đó mới xem xét áp dụng cho động vật. Thông thường, nhân giống truyền thống hoạt động bằng cách lựa chọn các sinh vật có đặc điểm mong muốn thông qua đột biến tự nhiên, chẳng hạn như trái cây nhiều dinh dưỡng hơn hoặc khả năng chịu sương giá tốt hơn. Những đột biến như vậy thường tạo ra những thay đổi ở một nucleotit của gen, đượcgọi là cặp base (base pair), quá trình này xảy ra do những sai sót tự nhiên trong quá trình nhân đôi DNA trong tế bào.

Các công nghệ chỉnh sửa gen hiện đại có thể tạo ra những thay đổi tương tự, nhưng nhắm chính xác mục tiêu hơn. Vì vậy, thay vì phải sàng lọc hàng ngàn cây mà mỗi cây mang một đột biến khác nhau để tìm ra đột biến mong muốn, công nghệ này có thể tạo ra đột biến chỉ trong một bước. Do đó, chọn tạo giống chính xác mang lại tiềm năng phát triển nhanh hơn nhiều cho cây trồng với các tính trạng như hàm lượng dinh dưỡng được cải thiện hoặc khả năng kháng mầm bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về người tiêu dùng cho thấy sự hiểu biết của công chúng về chọn tạo giống chính xác còn rất hạn chế nên còn nhiều quan ngại đối với việcsử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa gen trong nông nghiệp.

Nghĩa vụ của FSA đối với người tiêu dùng là đảm bảo thực phẩm là an toàn và đáng tin cậy, nhưng trách nhiệm mở rộng của FAS còn là bảo vệ ‘các lợi ích khác của người tiêu dùng’, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, nông nghiệp bền vững và phúc lợi động vật. Cải tiến có thể giúp hỗ trợ tất cả các mục tiêu này cũng như cho phép người tiêu dùng tiếp cận với nhiều loại thực phẩm hơn. Điều quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý cho chọn tạo giống chính xác là phải cân bằng các cách tiếp cận để có thể đạt được tất cả mục tiêu nêu trên. Nếu quy định quá nặng nề một cách không cần thiết sẽ làm vô hiệu hóa cải tiến, trì hoãn việc sử dụng công nghệ chính thống và ngăn người tiêu dùng hưởng lợi từ các sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc thỏa hiệp về an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo niềm tin của công đồng vào hệ thống thực phẩm. Đây là lý do Luật nêu trên đã được thông qua trở thành Bộ luật chính thức.FSA sẽ tiếp tục làm việc với các Bộ Trưởng để ban hành văn bản dưới luật nhằm tạo ra một quy trình đánh giá riêng biệt và thiết thực đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sử dụng công nghệ chọn tạo chính xác. Quá trình này sẽ được tiến hành dựa trên những bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có nhằm đảm bảo thực phẩm tạo ra từ phương pháp chọn tạo giống chính xác được đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và an toàn.

###

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

PRRI và các tổ chức nông dân tại châu Âu bày tỏ quan ngại về những chính sách đối với GMO

Thông tin báo chí - 17/10/2013

CropLife Châu Á hưởng ứng lời kêu gọi của FAO hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững chào mừng ngày Lương thực thế giới

Thông tin báo chí - 18/10/2019

Tại sao lại cần các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật

Kiến thức - 13/04/2016

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Úc – Newzealand chính thức phê duyệt sử dụng Gạo vàng làm thực phẩm
Úc – Newzealand chính thức phê duyệt sử dụng Gạo vàng làm thực phẩm
Nông dân chứng minh công nghệ sinh học là một lựa chọn cần thiết!
Nông dân chứng minh công nghệ sinh học là một lựa chọn cần thiết!
Mô hình dự đoán cho thấy việc loại bỏ các loại cây trồng biến đổi gien có thể làm tăng phát thải khí nhà kính
Mô hình dự đoán cho thấy việc loại bỏ các loại cây trồng biến đổi gien có thể làm tăng phát thải khí nhà kính
Lúa mì BĐG chịu hạn ngày càng được chấp thuận  tại nhiều quốc gia trên thế giới
Lúa mì BĐG chịu hạn ngày càng được chấp thuận tại nhiều quốc gia trên thế giới
Sự kiên ngô biến đổi gen đầu tiên được chứng nhận an toàn sinh học tại Việt Nam
Sự kiên ngô biến đổi gen đầu tiên được chứng nhận an toàn sinh học tại Việt Nam

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy