Nông dân trên toàn cầu mỗi ngày đều phải đối mặt với những khó khăn trong việc kiểm soát nhiều loài gây hại khác nhau theo hướng bền vững để bảo vệ nguồn cung lương thực cho thế giới. Và để làm được điều này, họ phải dựa vào những phương pháp cải tiến và bền vững để đảm bảo sức khỏe của cây trồng, bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh, dịch hại và cỏ dại.
Ai lại không thích cắn một quả táo giòn ngọt hay ăn một bát ngũ cốc lớn chứ? Và sâu bệnh cũng vậy! Nông dân trên toàn cầu mỗi ngày đều phải đối mặt với những khó khăn trong việc kiểm soát nhiều loài gây hại khác nhau theo hướng bền vững để bảo vệ nguồn cung lương thực cho thế giới. Và để làm được điều này, họ phải dựa vào những phương pháp cải tiến và bền vững để đảm bảo sức khỏe của cây trồng, bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh, dịch hại và cỏ dại.
Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng nông dân đơn giản chỉ sử dụng hóa chất lên cây trồng của mình để chống lại sâu bệnh, nhưng điều đó hoàn toàn không phải là sự thật. Họ hiện đang áp dụng hệ thống IPM – Quản lý Dịch hại Tổng hợp – đây là phương pháp kết hợp nhiều công cụ và kỹ thuật để quản lý sâu bệnh, bao gồm cả các sản phẩm hóa học. Có ba bước quan trọng trong chương trình IPM: ngăn ngừa tình trạng phát sinh của sâu bệnh, giám sát cây trồng để theo dõi mức độ sâu bệnh gây hại và can thiệp cũng như sử dụng đa dạng các biện pháp để kiểm soát dịch hại nếu cần thiết.
Bà Hanlie chia sẻ về vấn đề canh tác bền vững
Bà Hanlie Pretorius là một nông dân được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nông ở Nam Phi. Vốn là con gái của một gia đình chăn nuôi bò sữa, bà và con trai hiện đang quản lý trang trại của riêng mình – nơi trồng tất cả mọi thứ từ ngô đến bông cải xanh. Bà luôn háo hức mỗi lần được chứng kiến hành trình lớn lên của hạt giống, từ giai đoạn nảy mầm đến giai đoạn trở thành một vụ mùa tươi tốt để có thể thu hoạch. Đối với bà Hanlie, sự bền vững là việc có một trang trại phát triển tốt và khỏe mạnh. Chất lượng đất tốt tương đương với chất lượng nông sản tốt. Bà áp dụng các phương pháp IPM vào trang trại của mình và tin rằng “công nghệ sinh học cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác bền vững. Tôi xem công nghệ sinh học là xu hướng phát triển trong tương lai và là một giải pháp trong chiến lược IPM mà bạn cần cân nhắc.”
Một trong những khó khăn lớn nhất mà bà Hanlie đang phải đối mặt chính là sự tấn công của loài sâu keo mùa thu (FAW). Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, loài gây hại này đã xâm nhập vào các nông trại ngô ở Châu Phi và Châu Á. Một con sâu keo mùa thu trưởng thành có thể đẻ hàng trăm lứa trứng, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của những con ấu trùng có khả năng diệt sạch cả đồng ngô một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà bà Hanlie phải hết sức nâng cao cảnh giác trong việc giám sát nông trại của mình. Để chống lại tình trạng này, bà phải sử dụng loại giống có khả năng tự kháng sâu keo mùa thu.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà bà Hanlie đang phải đối mặt chính là sự tấn công của loài sâu keo mùa thu (FAW). Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, loài gây hại này đã xâm nhập vào các nông trại ngô ở Châu Phi và Châu Á. Một con sâu keo mùa thu trưởng thành có thể đẻ hàng trăm lứa trứng, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của những con ấu trùng có khả năng diệt sạch cả đồng ngô một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà bà Hanlie phải hết sức nâng cao cảnh giác trong việc giám sát nông trại của mình. Để chống lại tình trạng này, bà phải sử dụng loại giống có khả năng tự kháng sâu keo mùa thu.
Mục tiêu cuối cùng của bà Hanlie là truyền lại một trang trại bền vững và tốt cho sức khỏe cho thế hệ như con hoặc cháu của bà tiếp nối.
Ông Jake chia sẻ về vấn đề canh tác bền vững
Ông Jake Leguee là nông dân và là chủ của một trang trại lớn ở tỉnh bang Saskatchewan, Canada. Ông đang áp dụng phương pháp luân canh cây trồng thuộc một trong những giải pháp của chương trình IPM. Ông cho biết: “Tôi luôn tin rằng phương pháp luân canh là bước đầu tiên trong công cuộc quản lý sâu bệnh. Nếu mỗi năm chúng ta có thể trồng các loại cây khác nhau trên cùng một mảnh đất thay vì trồng đi trồng lại một loại cây, thì sẽ tránh được sự thích nghi của sâu bệnh trên mảnh đất đó. Nếu bạn liên tục trồng cây cải dầu trên cùng một mảnh đất trong vòng 5 năm, thì theo thời gian, lượng cỏ dại sẽ dần tích tụ. Bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng như vậy đối với côn trùng và dịch hại. Khi bạn liên tục trồng cùng một loại cây, các mầm mống sau bệnh sẽ dần tích tụ trong đất. Và đấy là lúc cây trồng có nguy cơ gặp phải dịch hại nghiêm trọng hơn. ”
Ông Jake cũng sử dụng nhiều loại hạt cải dầu khác nhau để thử nghiệm các giống mới nhằm đảm bảo tiến độ phát triển của nông trại mỗi năm. Tuy nhiên, đối với ông, khó khăn lớn nhất liên quan đến sâu bệnh là bệnh bạc lá ở cây do nấm fusarium gây ra. Cùng tìm hiểu với chúng tôi về cách ông ấy đối phó với tình trạng dịch hại này trong video sau:
Ông Paul chia sẻ về vấn đề canh tác bền vững
Ông Paul Temple là thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống làm nông ở Yorkshire, Vương quốc Anh. Ông chủ yếu tập trung vào việc quan sát, kiểm tra liên tục các loại cây trồng nhằm đảm bảo chất lượng của cây và theo dõi các biểu hiện sớm của sâu bệnh. Ông cũng đang phải đối mặt với một trong những loài cỏ dại khét tiếng nhất của Vương quốc Anh. “Cỏ đen có lẽ là thách thức lớn nhất đối với nông dân Vương quốc Anh. Một cây chứa hàng trăm hạt giống bên trong, vì vậy nếu bạn không có bất kỳ biện pháp nào để kiểm soát chúng, thì cánh đồng này sẽ trở nên vô dụng.”
Chúng ta bảo vệ cây trồng không chỉ đơn giản là sử dụng một biện pháp để chống lại tình trạng sâu bệnh. Quản lý sâu bệnh một cách hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải sử dụng cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau để tránh cho cây khỏi vô số các mối đe dọa tới sức khỏe của chúng. Tại khắp nơi trên thế giới, nông dân đang áp dụng hàng ngày nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ nguồn cung lương thực toàn cầu và chắc chắn sâu bệnh mới là những kẻ bị bỏ đói.
Cúng chúng tôi gặp gỡ những chiến binh bảo vệ cây trồng khác tại đây.
Bình luận