Olivier Honnay, giáo sư công nghệ nông nghiệp sinh thái và bảo tồn thuộc trường Katholieke Universiteit ở Leuven, Bỉ. Honnay viết: “Các phương thức thực hành nông nghiệp sinh thái có tiềm năng to lớn trong việc giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững hơn và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu….
Trong rất nhiều nội dung gửi tới ban biên tập, tôi đã bị ấn tượng bởi một lá thư trong số báo mới nhất của The Economist. Nó được viết bởi Olivier Honnay, giáo sư công nghệ nông nghiệp sinh thái và bảo tồn thuộc trường Katholieke Universiteit ở Leuven, Bỉ. Honnay viết: “Các phương thức thực hành nông nghiệp sinh thái có tiềm năng to lớn trong việc giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững hơn và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu….Tuy nhiên, nông nghiệp sinh thái thường xuyên bị đánh đồng như một phong trào chối bỏ bất kỳ hình thức công nghệ nông nghiệp hiện đại nào và chỉ đánh giá các hoạt động nông nghiệp dựa trên bản chất tự nhiên của chúng, thay vì dựa trên khả năng phát triển bền vững của chúng” – ông bổ sung thêm. Honnay cho rằng “không có bằng chứng nào” cho thấy phân bón công nghiệp phá vỡ cấu trúc đất “khi được sử dụng một cách thích hợp, kết hợp với việc cung cấp đủ các loại phân hữu cơ như phân trộn và phân chuồng.”
Và ông kết luận rằng việc cung cấp lương thực cho số lượng ước tính 9,7 tỷ người vào năm 2050
“sẽ cần sự kết hợp một cách thông minh giữa thực hành sản xuất nông nghiệp sinh thái và áp dụng công nghệ trong môi trường trang trại”.
Honnay dường như đang hướng tới một nền nông nghiệp vượt ra khỏi sự phân tách hiện tại giữa canh tác truyền thống và hữu cơ. Thay vào đó, tương lai dường như sẽ phụ thuộc vào nền nông nghiệp tái sinh, tập trung vào việc duy trì và nâng cao năng suất của đất đồng thời sản xuất được lượng lương thực lớn nhất có thể.
Ảnh: chất lượng và sức khoẻ đất là trung tầm của nền nông nghiệp mới (Nguồn: BlueBook)
Đối với tôi – hiện đang viết dưới tư cách một người quan sát từ góc nhìn báo chí hơn là một nhà nghiên cứu nông nghiệp sinh thái – chất lượng và sức khỏe của đất, dù được định nghĩa khoa học theo cách nào, cũng sẽ là trung tâm của nền nông nghiệp mới, sắp xuất hiện này.
Như ông Honnay gợi ý, có lẽ đã đến lúc loại bỏ các cách gọi “hữu cơ” hay “truyền thống” và hướng tới việc sử dụng thông minh và thận trọng nhất tất cả các nguyên liệu nông sản — cả hữu cơ và hóa học — với trọng tâm là duy trì chất lượng đất và (trong nhiều trường hợp) đa dạng cây trồng để tối đa hóa năng suất mà không phải xoá bỏ hoàn toàn hóa chất nông nghiệp. Với cách tiếp cận như vậy, thuốc BVTV và các hóa chất khác sẽ được sử dụng một cách thận trọng và đúng đắn, giống như thuốc kê theo đơn, thay vì được sử dụng theo một hướng đại trà có sẵn. Trong những trường hợp như vậy, ngay cả những nguyên liệu đã từng bị cấm nhập vào thị trường cũng có thể được đưa vào sử dụng lại với những điều kiện rất chuẩn xác và hạn chế, bởi rõ ràng trước kia chúng thường bị cấm do bị lạm dụng thường xuyên hơn là vì chúng nguy hiểm.
Có vẻ như quá sớm để đề xuất bước qua thời kỳ nông nghiệp hữu cơ khi nó chỉ mới được chấp nhận thành xu thế một cách miễn cưỡng thời gian gần đây sau nhiều thập kỷ chịu sự chế giễu từ nền nông nghiệp truyền thống. Nhưng trong nông nghiệp, đây vốn chưa bao giờ là một lĩnh vực của vấn đề tư tưởng. Trong quá khứ, các hệ tư tưởng khác nhau vốn vẫn thường gây cản trở cho vấn đề sản xuất đủ lương thực. Đúng hơn thì nông nghiệp xoay quanh vấn đề phương pháp nào sẽ có hiệu quả. Tại thời điểm này, ngành nông nghiệp đang dần nhận thức được rằng vấn đề là ở việc hướng đi nào có thể thành công trong cả dài hạn và ngắn hạn.
Bình luận