Loạt bài với chủ đề “Những lầm tưởng, thông tin chưa chính xác và tin giả” được thực hiện trên trang tin “European Seed” (Hạt giống Châu Âu) với mục tiêu xem xét kỹ lưỡng, chính xác hơn những chủ đề khác nhau liên quan đến hạt giống. Bài viết này tập trung vào những lầm tưởng xung quanh thuốc bảo vệ thực vật.
Lầm tưởng: Nông dân sử dụng nhiều hoá chất trên cây trồng
Sự thật: Nông dân chỉ sử dụng những gì cần thiết để duy trì sức khỏe của cây trồng và họ cũng hưởng lợi nhất định về cả kinh tế và môi trường khi có thể sử dụng lượng thuốc BVTV ít nhất để kiểm soát dịch hại. Thông thường tùy thuộc vào sản phẩm, họ chỉ sử dụng một lượng hoạt chất rất nhỏ và sau đó pha loãng với hàng trăm lít nước. Tuy nhiên, thuốc phun thuốc có thể xuất hiện nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, nông dân thường chỉ sử dụng một lượng hóa chất rất ít trên diện tích cánh đồng rộng bằng một sân bóng đá. Vì vậy, họ tránh sử dụng thuốc BVTV khi không cần thiết. Thuốc BVTV ngày nay được thiết kế để để sử dụng đúng lúc và đúng chỗ và với lượng nhỏ nhất có thể, thường dưới một lít/ ha. Ngoài ra, hóa chất được sử dụng thường nhắm vào mục tiêu nhất định. Thuốc BVTV được tạo ra để phòng trừ các loại cỏ dại, côn trùng và các mầm bệnh thực vật khác, không phải trừ bệnh cho người hay động vật. Do đó, trong quy trình phê duyệt thuốc BVTV, đánh giá rủi ro đối với những sinh vật không phải là mục tiêu cũng là một yêu cầu bắt buộc. Thêm vào đó, nông dân cũng cần được tập huấn về sử dụng thuốc BVTV. Ở EU, nông dân cần có chứng nhận và phải hoàn thành chương trình đào tạo khoảng vài giờ mỗi năm để duy trì chứng nhận của họ.
Lầm tưởng: Nông dân hiện nay sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn trước kia
Sự thật: Kể từ những năm 1950, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thuốc BVTV đã tăng lên đáng kể và điều này đã dẫn đến những cải tiến liên tục về hiệu lực và hiệu quả của chúng. Một minh chứng cho điều này đó là nhìn vào tỷ lệ phun thuốc trên 1 ha. Khi sản phẩm thuốc được cải tiến, tỷ lệ này đã giảm đáng kể, nghĩa là nông dân chỉ cần phun liều lượng thuốc BVTV thấp hơn mà vẫn đạt được hiệu quả tương tự.
Một báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ phun thuốc trung bình trong những năm 1950 lần lượt là 1.200, 1.700 và 2.400 gram hoạt chất trên mỗi ha đối với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ. Nhưng đến những năm 2000, tỷ lệ phun trung bình của các sản phẩm mới được được ra thị trường lần lượt giảm xuống còn 100, 40 và 75 g/ha, tương đương với tỷ lệ giảm trung bình là hơn 95%.
Lầm tưởng: Có rất nhiều thuốc BVTV trong thực phẩm của chúng ta
Sự thật: Thực phẩm của chúng ta KHÔNG có nhiều thuốc BVTV. Giới hạn Dư lượng Tối đa (MRL) là một tiêu chuẩn thương mại và thước đo mức dư lượng thuốc BVTV cao nhất được cho phép hợp pháp trong hoặc trên thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi khi thuốc BVTV được phun đúng cách. MRLs được thiết lập thấp hơn mức an toàn để xác định thực phẩm được sản xuất bằng thuốc BVTV là phù hợp để tiêu thụ. MRL đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể tin tưởng vào sự an toàn và chất lượng của thực phẩm họ mua. Theo báo cáo hàng năm gần đây nhất của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority – EFSA),dư lượng thuốc BVTV nếu có trong thực phẩm, cũng ở mức thấp đến mức con người sẽ phải tiêu thụ một lượng thức ăn nhiều đến mức không tưởng thì cơ thể mới bị ảnh hưởng.
Trong một chương trình kiểm soát do EU điều phối (EU MACP), khi phân tích tệp mẫu nhỏ với 12.077 mẫu được phân tích, 98,2% số mẫu nằm trong giới hạn cho phép về pháp lý. Ngoài ra, khi phân tích tổng 88.141 mẫu, 94,9% số mẫu nằm dưới mức tối đa cho phép và chỉ có 3,6% không tuân thủ – nghĩa là những mẫu cómức dư lượng thuốc vượt quá mức MRL nhưng vẫn nằm ở mức thấp và không gây ra vấn đề về an toàn dokhoảng cách từ MRL đến mức có thể gây rủi ro là rất lớn.
Tại Châu Âu, trong những trường hợp hiếm hoi, khi mức độ phơi nhiễm với một sản phẩm thuốc BVTV cụ thể/ tổ hợp các sản phẩm qua đường ăn uống được tính toán vượt quá giá trị hướng dẫn dựa trên sức khỏe (sử dụng các giả định bảo thủ) và đối với những loại thuốc BVTV chưa có giá trị hướng dẫn dựa trên sức khoẻ, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp và tương xứng để giải quyết các rủi ro tiềm ẩn đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc với thuốc BVTV trong chế độ ăn uống không có khả năng gây rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.
Lầm tưởng: Thuốc BVTV có hại cho môi trường
Sự thật: Sử dụng thuốc BVTV cho phép nông dân trồng được nhiều trên diện tích đất canh tác nhỏ hơn. Khicó thể tạo ra năng suất cây trồng cao hơn trên mỗi ha diện tích đất, điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ cần ít đất trồng hơn để nuôi sống thế giới đồng thời cho phép bảo tồn môi trường sống và đa dạng sinh học hiệu quả hơn. Điều này là luôn đúng trên toàn cầu cũng như tại từng khu vực hoặc địa phương. Theo cách đó, việc sử dụng rừng, đầm lầy và đất ngập nước cho mục đích nông nghiệp sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, khi không phải cày xới đất thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng khí thải CO2.
Thuốc BVTV cho phép thực hành canh tác tái tạo để bảo vệ môi trường. Khi nông dân thực hành canh tác không cày xới sẽ giúp đồng ruộng không cần làm đất và tàn dư cây trồng từ vụ mùa trước, chẳng hạn như thân cây lúa mì, được để lại trên ruộng sẽ trở thành lớp phủ cho vụ mùa tiếp theo. Những lợi ích của việc canh tác không cày xới bao gồm giảm xói mòn đất, bảo tồn nước, cải thiện sức khỏe của đất và giảm sử dụng nhiên liệu. Cũng cần lưu ý rằng, hành vi sử dụng và những rủi ro của thuốc BVTV đối với/trong môi trường cũng được đánh giá và có biện pháp giảm thiểu trong quy trình đăng ký thuốc BVTV.
Lầm tưởng: Côn trùng chết là kết quả của việc sử dụng thuốc BVTV
Sự thật: Việc giảm số lượng quần thể côn trùng phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu, hoặc do các nguyên nhân khác như thiếu không gian sống (ví dụ như thiếu không gian mở và/hoặc thiếu hàng rào), cácdạng thoái hoá đất do bịt kín lớp che phủ đất bằng vật liệu xây dựng (do các dự án xây dựng và đường xá), hay do việc đưa hoá chất vào môi trường (như chất tẩy rửa hay thuốc bảo vệ thực vật), sự gia tăng nguồn ánh sáng (do chiếu sáng liên tục trên đường phố), sự gia tăng lưu lượng giao thông (gây va chạm côn trùng) và thiếu bảo tồn sinh cảnh (như ít đất ngập nước hơn) đều gây tác động đến quần thể côn trùng. Nông dânphụ thuộc và bảo vệ những loại côn trùng cũng như các loài thụ phấn có ích đối với sự phát triển của cây trồng. Nhiều nông dân đã rất chú trọng việc cung cấp môi trường sống và thức ăn cho côn trùng, chẳng hạn như trồng thêm nhiều hoa dại xung quanh cánh đồng.
Lầm tưởng: Tự nhiên là tốt cho sức khỏe; những chất độc là hoá chất
Sự thật: Thực phẩm hữu cơ vốn không hề an toàn hay bổ dưỡng hơn. Mặc dù thuốc BVTV hữu cơ nói chung có thể đến từ các nguồn tự nhiên, nhưng chúng vẫn có thể gây rủi ro cho con người và môi trường nếu sử dụng không đúng cách. Và do các thuốc BVTV hữu cơ ít có khả năng nhắm đúng mục tiêu nên nông dân có thể cần phải sử dụng chúng thường xuyên hơn và với lượng lớn hơn so với thuốc BVTV hoá học.
Có rất nhiều hợp chất tự nhiên có độc tính cao và cũng có nhiều chất tổng hợp hoá học được tạo ra lại hoàn toàn vô hại. Ví dụ như Aflatoxins, được tạo ra bởi sự lây nhiễm tự nhiên của một loại nấm lên một cây trồng, là hóa chất có khả năng gây ung thư cao nhất mà con người từng biết đến. Ở Châu Phi, một nửa số thực phẩm được cho rằng có hàm lượng aflatoxin cao hơn giới hạn an toàn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ nấm cụ thể, nguy cơ gây ra bởi độc tố nấm mốc này có thể được giảm thiểu. Một ví dụ khác là đồng kim loại nặng được áp dụng trong phương pháp canh tác hữu cơ, khi tích tụ trong đất, trở nên có hại cho các sinh vật sống trong đất như giun.
Ngoài ra, các sản phẩm thuốc BVTV sinh học đại diện cho một nhánh rất rộng các sản phẩm thuốc BVTV có nguồn gốc từ sinh vật sống. Nông dân có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để bổ sung cho các sản phẩmthuốc hóa học theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hoặc sử dụng như một phương pháp độc lập để bảo vệ cây trồng khỏi bệnh, côn trùng gây hại và sự cạnh tranh từ cỏ dại.
Lầm tưởng: Thuốc BTVT khiến cho thực phẩm trở nên độc hại
Sự thật: Dư lượng thuốc BVTV được quy định chặt chẽ thông qua Giới hạn dư lượng tối đa (MRL) và được giám sát chặt chẽ. MRL được định nghĩa là mức dư lượng thuốc BVTV tối đa trong hoặc trên thực phẩm được cho phép hợp pháp khi sử dụng thuốc BVTV theo các khuyến cáo trên nhãn thuốc sẽ không gây lo ngại cho sức khỏe con người. MRL được thiết lập theo nguyên tắc “Thấp nhất có thể một cách hợp lý”. Khoảng 50 đến 60 năm trước, các cơ quan chức năng đã theo dõi MRL để kiểm tra xem nông dân có sử dụng thuốc BVTV đúng cách hay không, đồng thời kiểm tra việc tuân thủ nhãn mác. Vào đầu thiên niên kỷ này, thương mại toàn cầu tăng mạnh và kéo theo đó là nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo rằng thực phẩm được buôn bán là hoàn toàn an toàn. Do đó, MRL đã trở thành một tiêu chuẩn thương mại nhằm đảm bảo rằng thực phẩm luôn an toàn cho tiêu dùng.
Thông tin về dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm thường được sử dụng và lan truyền bởi một số kênh báo chí chính thống và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội không phù hợp nhằm hù doạ công chúng. Những tuyên bố này thường đã bỏ qua sự thật rằng các sản phẩm thuốc BVTV đang tạo ra thực phẩm lành mạnh cho lượng dân số ngày càng tăng và theo đó cải thiện đáng kể sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, luôn có những quy định nghiêm ngặt đảm bảo rằng chúng ta có thể tiêu thụ các loại thực phẩm như đồ tươi sống mà không phải lo lắng về vấn đề an toàn.
Có rất nhiều loại bệnh, nấm gây chết người và cỏ dại có hại không thể kiểm soát được nếu không có thuốc BVTV. Lấy ví dụ như ở châu Âu, người tiêu dùng ở đây có nhiều lựa chọn đối với thực phẩm họ tiêu dùng, nhưng dù cho đó là thực phẩm hữu cơ hay không hữu cơ, có nguồn gốc từ địa phương hay nhập khẩu, gần như chắc chắn đều có sử dụng thuốc BVTV. Và rõ ràng rằng, thực phẩm ở châu Âu chưa bao giờ an toàn như hiện nay.
###
Bình luận