Tại một số quốc gia, cây trồng biến đổi gen (BĐG) đã cùng tồn tại với cây trồng truyền thống và các trang trại hữu cơ. Tranh cãi hiện tại xoay quanh việc liệu hệ thống nông nghiệp BĐG và truyền thống có thể cùng tồn tại không?
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng rằng, hệ thống sản xuất nông nghiệp theo công nghệ sinh học không hề có tác động bất lợi nào đến sức khỏe con người hay an toàn môi trường. Vấn đề then chốt là làm thế nào cung cấp các lựa chọn cho người tiêu dùng, căn cứ trên sự tách biệt và phân tách từng loại hình sản xuất.
Kinh nghiệm tại các quốc gia trồng cây BĐG trên diện rộng cho thấy, nguyên tắc nông dân có thể tự do lựa chọn cây trồng họ muốn, dù là BĐG, truyền thống hay hữu cơ – là có thể quản lý được và là một nguyên tắc bền vững. Nguyên tắc này cũng cung cấp các tiêu chuẩn về phân cách và các ngưỡng giới hạn của sự hiện diện ngẫu nhiên là thích đáng và hợp lý. Mô hình triển khai đồng thời nhiều phương thức canh tác khác nhau đã được kiểm định và theo dõi cẩn thận tại các một số nước như Hoa Kỳ, Argentina và Tây Ban Nha.
Một yêu cầu quan trọng để triển khai thành công cho các mô hình này chính là sự đồng thuận giữa các nhà cung cấp trong chuỗi giá trị thực phẩm về các giới hạn pha tạp có thể chấp nhận được giữa các hệ thống khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng chi phí của một hệ thống đồng hiện diện như một hàm đồng nhất của các giá trị giới hạn. Các chi phí có thể tính theo loại cây trồng và khả năng tái sản sinh sinh học của nó.
Tại Hoa Kỳ, cây trồng BĐG đã được canh tác hơn 20 năm cùng với cây trồng truyền thống và hữu cơ mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào tới thị trường. Điều đó chứng minh việc tồn tại đồng thời của các hệ thống sản xuất nông nghiệp này là khả thi và hiệu quả mà không cần tới sự can thiệp của chính phủ.
Dữ liệu 28 nghiên cứu và các nguồn thông tin về Lợi ích của Sự đồng hiện diện: http://biotechbenefits.croplife.org/search/%20?ia=69
Bình luận