Nước là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta không chỉ tại châu Á mà trên toàn thế giới. Nguồn nước có ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe, vệ sinh và khả năng phát triển của con người. Nguồn tài nguyên hữu hạn này càng ngày càng khan hiếm khi xã hội phải vật lộn với những thách thức về khí hậu, xung đột và dân số ngày càng tăng.
Các quốc gia gặp căng thẳng về nước
Ước tính có 2,3 tỷ người sống ở các quốc gia có đang trong tình trạng khan hiếm nước [i] và khoảng một nửa dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong ít nhất nửa năm.[ii] Vấn đề đáng lo ngại này đang ngày một gia tăng trong khu vực của chúng ta và ở cả những châu lục khác. Sự khan hiếm nước đang ảnh hưởng đến các cộng đồng dân số nghèo và nhóm ngoài lề xã hội. Phụ nữ và bé gái là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vấn đề này khi họ phải gánh trách nhiệm cung cấp nước uống, nấu ăn và vệ sinh cho gia đình. Bảy trong số mười hộ gia đình không được tiếp cận nước, trong đó có phụ nữ và các bé gái là những người chịu trách nhiệm lấy nước.
Tác động tới an ninh lương thực
Biến đổi khí hậu cũng có tác động đáng kể đến tài nguyên nước trên toàn thế giới vì nhiệt độ cực cao có thể khiến nước bốc hơi nhanh, giảm sự sẵn có của nước và tăng nguy cơ hạn hán. Nước đóng vai trò then chốt trong an ninh lương thực và dinh dưỡng – 72% tổng lượng nước sử dụng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp[i]. Sóng nhiệt làm trầm trọng thêm vấn đề khan hiếm nước bằng cách tăng tốc độ bốc hơi và giảm nguồn nước tưới tiêu. Nguồn nước giảm có thể dẫn đến giảm năng suất cây trồng và tăng nguy cơ mất an ninh lương thực.
Theo Báo cáo Đánh giá lần 6 của Ủy ban Liên minh Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trên các khu vực rộng lớn ở phía bắc Nam Mỹ, Địa Trung Hải, phía tây Trung Quốc và các vĩ độ cao ở Bắc Mỹ và Âu Á, tình trạng hạn hán nông nghiệp trầm trọng được dự đoán sẽ có tần suất xuất hiện ít nhất gấp đôi khi nhiệt độ trái đất tăng 1,5°C, và từ 150 đến 200% khi mức nhiệt nóng lên đạt 2°C và trên 200% khi nóng lên ở mức 4°C (độ tin cậy trung bình). Do tác động kết hợp của sự thay đổi nhiệt độ và nước, rủi ro đối với năng suất nông nghiệp có thể cao gấp ba lần ở mức 3°C so với 2°C (độ tin cậy trung bình).
Tính đến thời điểm hiện tại, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các yếu tố khác đến nguồn cung nước của chúng ta và đến an ninh lương thực toàn cầu là không thể phủ nhận. Tại châu Á, tác động cực kỳ nặng nề. Theo cập nhật mới nhất của Báo cáo Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng Thế giới (SOFI) của Liên Hợp Quốc, Châu Á chiếm 55% trong tổng dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn đói. Đây cũng là nơi có số lượng người bị suy dinh dưỡng cũng như những người bị mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng nhất – lần lượt là hơn 401 triệu và 1,4 tỷ người.
Vai trò của đổi mới nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp và thực phẩm phụ thuộc nhiều vào nước. Ví dụ, Mạng lưới Dấu chân Nước (Water Footprint Network) ước tính rằng để tạo ra 1kg thịt bò, người ta cần sử dụng trung bình 15.415 lít nước trong quá trình sản xuất, 1kg ngũ cốc sử dụng trung bình 1.644 lít nước và cần trung bình 322 lít nước để sản xuất 1 kg rau củ [i]. Ở châu Á, lúa gạo là nguồn lương thực chính của hầu hết các hộ gia đình, lượng gạo sẵn có cũng phụ thuộc vào lượng nước sẵn có. Thông thường, lúa được trồng trên các ruộng có bờ bao, ngập nước liên tục từ bảy đến mười ngày trước khi thu hoạch. Việc ngập nước liên tục giúp đảm bảo đủ nước và giúp kiểm soát cỏ dại. Theo Ngân hàng Tri thức Lúa gạo của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), khoảng 1.300−1.500 mm là lượng nước trung bình cần thiết để tưới lúa tại châu Á. Việc tưới tiêu lúa gạo tại châu Á chiếm 34−43% tổng lượng nước tưới của thế giới, tương đương khoảng 24−30% nguồn nước ngọt có thể có trên toàn thế giới[ii].
Khoa học thực vật đang góp phần giải quyết sự phụ thuộc của nông nghiệp vào nước thông qua những đổi mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH) và bảo vệ cây trồng. Các nhà khoa học thực vật đã phát triển các giống cây trồng CNSH có đặc tính chịu hạn và tiết kiệm nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngô biến đổi gen (BĐG) với đặc tính chịu hạn làm giảm sự thoát hơi nước 17,5% trong điều kiện căng thẳng, cho phép giữ ẩm tốt hơn và có khả năng chịu đựng hạn hán mà không cần tưới thêm. Ngoài ra còn có những giống lúa được phát triển để chống chọi với điều kiện khí hậu bất lợi và khan hiếm nước (lúa chịu hạn, lúa chịu nóng). Việc kiểm soát cỏ dại hiệu quả nhờ sản xuất cây trồng BĐG tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cây trồng mà không cần làm đất liên tục, giảm tác động nông nghiệp đến môi trường bằng cách cải thiện chất lượng đất và nước thông qua giảm xói mòn.
Cải thiện năng suất là chìa khóa để đảm bảo sản xuất lương thực trong khi phải đối mặt với những thách thức về khan hiếm nước. Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều hơn với nguồn lực ít hơn. Ví dụ, chỉnh sửa gen có thể giúp các nhà tạo giống cây trồng phát triển các giống hạt có thể thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu[i]. Nông dân cũng cần tiếp tục được tiếp cận với các công nghệ khoa học thực vật như thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống công nghệ sinh học để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu và bảo vệ an ninh lương thực, đổi mới khoa học thực vật và nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, nếu nông dân được tiếp cận với các công nghệ này thì sẽ giúp hỗ trợ sản xuất lương thực bền vững và ít phụ thuộc vào nước hơn.
Thông tin tham khảo
[i] https://croplife.org/wp-content/uploads/2022/10/Climate-Change-Contributions-from-Seed-and-Crop-Technologies.pdf
[i] https://www.statista.com/chart/9483/how-thirsty-is-our-food/
[ii] http://www.knowledgebank.irri.org/step-by-step-production/growth/water-management
[i] https://www.unwater.org/publications/summary-progress-update-2021-sdg-6-water-and-sanitation-all
[i] https://www.unwater.org/publications/summary-progress-update-2021-sdg-6-water-and-sanitation-for-all/
[ii] https://www.ipcc.ch/report/ar6/wg2/downloads/outreach/IPCC_AR6_WGII_FactSheet_FoodAndWater.pdf
Bình luận