Nhóm chuyên gia từ Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) cùng các cộng sự đã sử dụng thành công công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để nghiên cứu phát triển giống đậu tương có khả năng kháng bệnh khảm lá (SMV).
Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Cây trồng, góp phần củng cố cho những nỗ lực hiện có nhằm quản lý hiệu quả các bệnh dịch do vi-rút gây ra trên cây đậu tương.
Bệnh khảm lá đậu tương (SMV) đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản xuất hạt giống đậu tương. Đây là loại bệnh phổ biến do một loại vi-rút gây ra trên cây đậu tương, khiến năng suất hạt giảm tới 15-35% trong môi trường canh tác tự nhiên. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển giống đậu tương chỉnh sửa gen được coi là ưu tiên hàng đầu để cải thiện năng suất cho cây trồng này.
Nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Nông nghiệp Nam Kinh đã sử dụng nhiều hệ thống kháng vi-rút CRISPR-Cas để tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng bệnh khảm lá. Nghiên cứu của nhóm cũng chỉ ra rằng công nghệ CRISPR-Cas tạo ra cây trồng có khả năng kháng bệnh khảm cao nhất, với tỷ lệ 39,02% cây con F1 có khả năng kháng bệnh cao, 35,77% có khả năng kháng bệnh trung bình, trong khi chỉ có 6,5% bị nhiễm bệnh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ vi-rút gây khảm lá đậu tương (SMV) cũng giảm đáng kể hoặc thậm chí không còn tìm thấy trên các cây con F1 được chỉnh sửa gen. Đây được coi là những khám phá mới vô cùng hữu ích nhằm tăng cường khả năng kháng bệnh khảm lá trên cây đậu tương
Tìm hiểu thêm tại bài báo gốc đăng trên Tạp chí Cây trồng.
Bình luận