Đổi mới trong nông nghiệp là chìa khóa giúp đảm bảo khả năng tiếp cận tới thực phẩm khi cho phép nông dân tạo ra nhiều thực phẩm bổ dưỡng hơn, đồng thời giảm lượng phát thải, giảm tình trạng mất đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cộng đồng nông thôn.
Mục tiêu của Hiệp hội CropLife Quốc tế chúng tôi là thúc đẩy sự đổi mới trong nông nghiệp vì một tương lai bền vững và hợp tác với các bên để giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy các hệ thống thực phẩm bền vững.
Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, việc đảm bảo an ninh lương thực chưa bao giờ cấp bách như hiện nay và việc hỗ trợ nông dân tiếp cận với các nguyên liệu nông nghiệp đầu vào cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trước thực trạng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và giá cả tiếp tục tăng cao trên toàn cầu, các chính phủ phải đánh giá lại các chính sách hiện có của họ để duy trì an ninh lương thực. Một trường hợp điển hình là sự thay đổi lớn gần đây của Châu Âu khi trì hoãn triển khai một số biện pháp liên quan đến Thỏa thuận Xanh (Green Deal), công bố các biện pháp mới và gia nhập liên minh Tăng trưởng Năng suất Bền vững do Mỹ dẫn đầu, nơi mà CropLife cũng là một thành viên.
Giờ đây, chúng ta bắt buộc phải coi trọng vai trò của đổi mới và công nghệ trong việc giải quyết nhiệm vụ mâu thuẫn đó là phải sản xuất nhiều ra thực phẩm bổ dưỡng hơn cho dân số ngày càng đông nhưng chỉ với nguồn lực giới hạn trong hành tinh của chúng ta.
Đổi mới trong nông nghiệp là chìa khóa giúp đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực khi hỗ trợ nông dân sản xuất nhiều thực phẩm bổ dưỡng hơn, đồng thời giảm lượng phát thải, giảm tình trạng mất đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cộng đồng nông thôn.
Đầu tiên, điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là sự đổi mới vượt ra ngoài ranh giới của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và các sản phẩm cụ thể. Sự đổi mới còn bao gồm cách chúng ta cấu trúc tổ chức của mình, đổi mới cách tiếp cận quan hệ đối tác, đưa ra ý tưởng và tối ưu hóa quy trình ra quyết định để đạt được một kết quả cụ thể.
Nó cũng có thể bao gồm cách chúng ta tương tác với khách hàng của mình – cả nông dân và hơn thế nữa – trong việc đồng sáng tạo các giải pháp với họ và liên tục học hỏi và cải tiến thông hợp tác và đối tác.
Với bất kể hình thức đổi mới nào, chúng ta cũng phải xem xét cả tác động và hiệu quả trong ngắn hạn và lâu dài. Mục tiêu cuối cùng của đổi mới là tạo ra tác động tích cực đến thế giới tự nhiên và con người.
Đổi mới trong ngắn hạn
Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học thực vật, chúng ta phải tập trung vào những đổi mới có thể làm cho nông nghiệp có tính thích ứng tốt hơn và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, trong khi vẫn cho phép nông dân trồng ra các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn mà ít sử dụng tài nguyên hơn để nuôi sống dân số toàn cầu.
Ví dụ, về mặt sản phẩm, các nhà khoa học đang phát triển các giống ngô lai có khả năng chịu hạn và nhiều tính trạng tối ưu hóa hơn nữa – những giống cây như vậy rất quan trọng đối với nền kinh tế Nam Phi. Những đổi mới này là kết quả của nhiều năm hợp tác chặt chẽ với các đơn vị công và tư nhân tại Nam Phi.
Ngành công nghiệp của chúng tôi cũng đang tiên phong thực hiện các phương pháp xử lý hạt giống và tạo ra công nghệ bao phủ để bảo vệ cây trồng khỏi sâu hại và dịch bệnh cùng lúc với các giống mang tính trạng cải tiến.
Các công nghệ thay đổi cuộc chơi đang dần xuất hiện để giúp nông dân thích nghi với thời tiết và dịch bệnh khó lường. Thông qua nông nghiệp kỹ thuật số, các loài gây hại có thể được xác định chính xác và từ đó công cụ này sẽ đề xuất các cách điều trị tốt và chính xác nhất một cách hiệu quả và kịp thời.
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào quy mô của những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, cụ thể là cung cấp thực phẩm an toàn, bổ dưỡng cho 9 tỷ người vào năm 2050, thì rõ ràng chúng ta phải làm nhiều hơn ngoài các giải pháp sản phẩm riêng lẻ.
Để thúc đẩy những đổi mới mà chúng ta cần, không chỉ đòi hỏi sự đầu tư và cam kết đáng kể từ cả khu vực nhà nước và tư nhân, mà cũng cần có một tư duy đổi mới để nhận ra rằng “làm những điều tương tự nhiều hơn” sẽ không đưa chúng ta đạt được mục tiêu.
Đổi mới cho tương lai
Hiệp hội CropLife Quốc tế và mạng lưới CropLife tại các quốc gia đang nỗ lực hỗ trợ sự phát triển của các đổi mới trong toàn ngành – như đưa ra các cam kết, các phương thức thực hành tốt cũng như cách thức làm việc mới – và chúng tôi cũng đi đầu trong việc triển khai chúng.
Cùng với đó, chúng ta nên hướng tới các mô hình liên ngành thúc đẩy để tiến tới đạt được các mục tiêu toàn cầu như không còn nạn đói, than thiện với tự nhiên, trung hoà carbon, tôn trọng và thúc đẩy quyền con người. Đồng thời hướng tới các mối quan hệ đối tác mang tính chuyển đổi tạo ra sự cải tiến mới.
Ví dụ, thông qua quan hệ đối tác giữa CropLife quốc tế và FAO, chúng tôi đang phối hợp với các bên liên quan để giảm tác động của các loài gây hại như sâu keo mùa thu (FAW) – dịch hại đã gây tác động nghiêm trọng đến sinh kế của nông dân và ảnh hưởng trầm trọng đến an ninh lương thực cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Bằng cách chia sẻ thông tin về các cải tiến khoa học thực vật mới và chuyên môn kỹ thuật, chúng ta có thể làm việc cùng nhau để xác định các công cụ hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tác động của dịch hại thực vật.
Hợp tác với các bên thường xuyên khai mở những ý tưởng tốt nhất và mang lại một loạt các cải tiến mới và thú vị, những công cụ mới, công nghệ mới và giải pháp mới cho những thách thức phức tạp mà nông nghiệp đang phải đối mặt.
Chúng ta cũng có cơ hội vượt ra khỏi cách làm việc truyền thống của mình và thúc đẩy các cam kết trong ngành hướng tới các mục tiêu đầy khát vọng về việc sử dụng các sản phẩm khoa học thực vật.
Nam Phi là một điển hình tuyệt vời về đổi mới tổng hợp trong nông nghiệp. Ví dụ, nhiều giải pháp khoa học thực vật đã được triển khai trên các vườn nho để nâng cao năng suất đồng thời làm phong phú thêm sự đa dạng sinh học giữa các loài nho và tạo ra các cơ hội cho nền kinh tế địa phương thông qua du lịch và sản xuất rượu vang.
Đổi mới có trách nhiệm
Tuy nhiên, chúng ta không thể hài lòng chỉ với đổi mới – mà đó phải là đổi mới có trách nhiệm dựa trên nền tảng khoa học đúng đắn và những phương thức thực hành tốt.
Thông qua các chương trình hướng dẫn sử dụng sản phẩm có trách nhiệm (Stewardship) và các hoạt động pháp lý, CropLife Quốc tế cùng với mạng lưới CropLife tại các quốc gia – tiên phong trong việc thúc đẩy việc sử dụng các giải pháp khoa học thực vật một cách có trách nhiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bền vững toàn cầu bao gồm xử lý an toàn sản phẩm thuốc BVTV tồn kho, quản lý vỏ bao gói thuốc sau sử dụng và triển khai Khung quản lý thuốc Bảo vệ Thực vật Bền vững, trang bị cho nông dân công nghệ và phương pháp thực hành để mang lại các lợi ích cải tiến song song với giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.
Các công ty thành viên của chúng tôi cũng dẫn đầu trong việc đổi mới có trách nhiệm. Họ chứng minh điều này bằng cách đánh giá tất cả các cải tiến mới trong danh mục đầu tư của họ về tiềm năng thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, các tác động đến đa dạng sinh học và khả năng gia tăng năng suất.
Đổi mới có thể tiếp cận được
Tất nhiên, những phát triển này sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có tính sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng ứng dụng. Những thách thức về tính bền vững chung là quá lớn để có thể bỏ qua bất kỳ công cụ hoặc giải pháp sáng tạo nào và các sản phẩm sáng tạo nếu vẫn còn nằm trên kệ sẽ không thể tạo ra những tác động tích cực đến hệ thống thực phẩm của chúng ta.
Những thách thức trước mắt đòi hỏi tất cả các giải pháp sẵn có, bao gồm một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho thương mại tự do và cởi mở.
Mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu sẽ không sớm biến mất; chúng ta phải có can đảm để thách thức bản thân và mạng lưới của chúng ta để bảo vệ những sáng tạo mới và quan hệ đối tác mới, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với những công nghệ và nguồn lực đầu vào quan trọng này, nhằm giúp chúng ta đạt được hệ thống thực phẩm bền vững.
Bình luận