Thái Lan không cấm Glyphosate nhưng đã đưa ra một số quy định hạn chế sử dụng, chủ yếu đối với các hình thức sử dụng trong nước của Glyphosate khi canh tác cây trồng.
Điểm nổi bật trong báo cáo
Chính phủ Thái Lan quy định Glyphosate là một chất được sử dụng hạn chế, trong khi cấm sử dụng Paraquat và Chlorpyrifos. Đã có một số nhầm lẫn về tình trạng pháp lý của Glyphosate khi lệnh cấm đối với 2 loại chất kể trên sắp có hiệu lực. Cũng do hệ thống pháp lý hiện tại chỉ quy định sử dụng hạn chế Glyphosate, nên việc xuất khẩu nông nghiệp của Hoa Kỳ tới Thái Lan sẽ không phải đối mặt với bất kỳ gián đoạn nào liên quan tới Glyphosate.
Tóm tắt
Thái Lan không cấm Glyphosate nhưng đã đưa ra một số quy định hạn chế sử dụng, chủ yếu đối với các hình thức sử dụng trong nước của Glyphosate khi canh tác cây trồng. Mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) của Glyphosate tại Thái Lan tuân thủ theo tiêu chuẩn MRL của Codex MRLs áp dụng trên thực phẩm và sản phẩm thực phẩm, trong khi Thái Lan không đặt bất cứ mức giới hạn dư lượng tối đa nào đối với dư lượng Glyphosate trong thành phần thức ăn chăn nuôi và sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Vì thế, không có các quan ngại liên quan tới gián đoạn thương mại có thể xảy ra đối với xuất khẩu nông nghiệp của Hoa Kỳ sang Thái Lan liên quan đến Glyphosate.
Điểm lại các mốc thời gian quan trọng liên quan đến Glyphosate tại Thái Lan
- Ngày 5 tháng 4 năm 2017
Ủy ban Vận động Các Vấn đề liên quan đến Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật Rủi ro Cao (Committee on the Mobilization of Problems regarding the Use of High Risk Pesticides – CMPHRP) Bộ Y tế Cộng Đồng (MOPH) đã đề xuất tới Vụ Nông nghiệp (Department of Agriculture – DOA) cấm sử dụng các sản phẩm chứa Paraquat và Chlorpyrifos, đồng thời hạn chế việc sử dụng chất Glyphosate từ năm 2019. Tuy nhiên, CMPHRP không có thẩm quyền pháp lý đối với Vụ Nông nghiệp bởi vì hóa chất nông nghiệp được kiểm soát bởi Ủy ban Chất độc Quốc gia (National Hazardous Substance Committee – NHSC). Đáp lại yêu cầu của CMPHRP, Ủy ban Chất độc Quốc gia đã quyết định đánh giá sự an toàn của Paraquat, Chlorpyrifos và Glyphosate.
- Tháng 12 năm 2017
NHSC chỉ định một nhóm công tác để đánh giá các tài liệu khoa học và xác định các biện pháp khả thi để kiểm soát việc sử dụng 3 loại chất này.
- Ngày 23 tháng 5 năm 2018
Trên cơ sở các đề xuất của nhóm công tác, NHSC đã quyết định không nên cấm việc sử dụng các hoạt chất Paraquat, Chlorpyrifos và Glyphosate nhưng cần kiểm soát sử dụng nội địa. Ngày 30 tháng Tám 2018, NHSC đã phê chuẩn thiết lập các biện pháp sau nhằm hạn chế việc sử dụng nội địa của 3 hoạt chất nêu trên theo đề xuất của nhóm công tác:
- Có chế tài/ cơ chế pháp lý nhằm kiểm soát việc mua, bán và sử dụng Paraquat, Chlorpyrifos và Glyphosate;
- Cần có một chương trình đào tạo nông dân và các nhà cung cấp về sử dụng an toàn thuốc BVTV;
- Tiếp tục nghiên cứu thêm về hóa chất và các chất thay thế cho nông dân;
- Vụ Nông nghiệp sẽ tiến hành đánh giá rủi ro đối với Paraquat, Chlorpyrifos và Glyphosate, đồng thời nghiên cứu các tác động của chúng đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe con người;
- Thực hiện các biện pháp hạn chế khác như giới hạn quảng cáo, áp thuế tiêu thụ đặc biệt, v.v…
- Ngày 22 tháng 10 năm 2019
NHSC quyết định cấm 3 hoạt chất Glyphosate, Paraquat và Chlorpyrifos. Ngày 6 tháng 11 năm 2019, Bộ Công nghiệp (Ministry of Industry MOI) đã đăng tải công bố số: G/TBT/N/THA/559 tới WTO về Dự thảo Thông báo của Bộ Công nghiệp Thái Lan liên quan tới: Danh sách Các chất Nguy Hại (2013 – Phật lịch 2556) banh hành ngày 28 tháng 8 năm 2013 (Phật lịch 2556), theo đó cấm 3 hoạt chất này bằng cách phân loại lại chúng từ Nhóm 3 lên Nhóm 4. Dự thảo này cho biết ngày có hiệu lực là ngày 1 tháng 12 năm 2019.
- Ngày 27 tháng 11 năm 2019
Ngày 27 tháng Mười 2019, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trở thành chủ tịch mới của NHSC. Một tháng sau, NHSC thu hồi quyết định ngày 22 tháng 10 nêu trên: giữ nguyên Glyphosate thuộc Nhóm 3. Riêng đối với Paraquat và Chlorpyrifos, 2 chất này đã được phân loại lại từ Nhóm 3 (chỉ sử dụng nếu được cấp phép) sang Nhóm 4 (cấm sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và sở hữu), hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020.
- Ngày 1 tháng 4 năm 2020
Thái Lan tiếp tục đăng tải thông báo số G/TBT/N/THA/567 tới WTO đề xuất của Bộ Công nghiệp về việc phân loại lại Paraquat và Chlorpyrifos từ Nhóm 3 sang Nhóm 4, cũng như để hiệu lực thi hành danh sách sửa đổi về các chất độc hại từ ngày 1 tháng 6 năm 2020
- Ngày 30 tháng 4 năm 2020
NHSC tổ chức một cuộc họp vào ngày 30 tháng 4 – một tháng trước thời hạn góp ý đối với thông báo trên WTO. Cuộc họp này đã đồng ý đối với thông báo của Bộ Công nghiệp cấm Paraquat và Chlorpyrifos có hiệu lực từ ngày 1 tháng Sáu 2020. Đồng thời, NHSC đã bỏ phiếu nhất trí thông qua các quyết định đưa ra vào ngày 27 tháng 11 năm 2019, đề xuất tình trạng pháp lý đối với Glyphosate là không thay đổi.
Link báo cáo: Tại đây
Bình luận