Báo cáo chỉ ra rõ ràng rằng: “Công nghệ sinh học dù ở trình độ cao hay thấp đều có thể giúp các nhà sản xuất đặc biệt nông hộ quy mô nhỏ có thể linh hoạt và ứng phó tốt hơn với các thách thức đến từ biến đổi khí hậu. Trong khi những phương pháp phụ chủ yếu thông qua đổi mới về các biện pháp quản lý; một trong số các phương pháp khác có thể phụ thuộc vào kết quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học ví dụ như cải thiện giống cây trồng.”
Báo cáo chung mới nhất của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) nhấn mạnh tầm quan trọng của những giống cây trồng tiên tiến ứng dụng công nghệ sinh học trong công cuộc xóa đói giảm nghèo giảm đói nghèo và giúp 750 triệu nông dân trên toàn thế giới ứng phó với thách thức về biến đổi khí hậu.
Bản báo cáo thường niên năm 2016 của FAO đã cung cấp rất nhiều phương pháp ứng phó vấn đề biến đổi khí hậu được các nông hộ quy mô nhỏ áp dụng, bao gồm tăng cường tính đa nông nghiệp, tiếp cận thị trường và các nguồn tín dụng, tập trung đổi mới về giống cũng như hình thành thói quen canh tác sinh thái nông nghiệp để bảo tồn vật chất hữu cơ có trong đất và nguồn nước.
Bản báo cáo cũng đổi mới hướng tập trung của FAO vào “nền nông nghiệp thích ứng thông minh với thay đổi khí hậu” (Climate-smart agriculture) trong đó kết hợp cả việc “thích ứng” (adaptation) lẫn “giảm thiểu” (mitigation) các tác động tiêu cực trong các hệ thống canh tác tân tiến. Một trong ba nguyên tắc cơ bản của nó là “cải thiện năng suất nông nghiệp một cách bền vững để đẩy mạnh tăng trưởng cân bằng về thu nhập, an ninh lương thực và phát triển chung.” FAO cũng đề xuất những ví dụ cụ thể như phát triển và ứng dụng các giống cây có khả năng chịu được nhiệt độ cao và kháng hạn hay mở rộng hệ thống thuỷ lợi và áp dụng canh tác nông nghiệp bảo tồn.
Nhìn lại những phát biểu chưa rõ ràng về công nghệ sinh học của FAO trong các báo cáo các năm trước, báo cáo năm nay đã cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của tổ chức này với công nghệ sinh học, báo cáo chỉ ra rõ ràng rằng: “Công nghệ sinh học dù ở trình độ cao hay thấp đều có thể giúp các nhà sản xuất đặc biệt nông hộ quy mô nhỏ có thể linh hoạt và ứng phó tốt hơn với các thách thức đến từ biến đổi khí hậu. Trong khi những phương pháp phụ chủ yếu thông qua đổi mới về các biện pháp quản lý; một trong số các phương pháp khác có thể phụ thuộc vào kết quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học ví dụ như cải thiện giống cây trồng.”
Tuyên bố này của FAO rất được hoan nghênh bởi nó là một sự thừa nhận rõ ràng rằng công nghệ sinh học và các giống cây trồng được cải tiến đóng vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ đối với ngành giống cây trồng mà còn trong chiến lược rộng lớn hơn – hỗ trợ nông dân giải quyết với vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là quan điểm trái ngược với nhiều tổ chức phi chính phủ khác, vốn khẳng định rằng các giống cây trồng công nghệ sinh học, cụ thể là cây trồng biến đổi gen cụ thể cần bị cấm ở Châu Phi bất chấp những lợi ích tiềm năng mà chúng đang mang lại.
Một ví dụ về cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu là giống ngô chịu hạn mới hiện đang được phát triển bởi dự án WEMA (Water Efficient Maize for Africa) – Ngô tiết kiệm nước Châu Phi. Theo báo cáo gần đây của tổ chức Liên minh vì Khoa học (Alliance for Science), thử nghiệm thực địa đầu tiên ở Tanzania đang được tiến hành. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển đầu tiên trong cả một quá trình mang các giống cây lương thực chính có khả năng kháng hạn cho người nông dân Tanzania, giúp họ sản xuất lương thực ổn định trong mọi điều kiện thời tiết. Các giống cây trồng chịu hạn của WEMA hiện đã xuất hiện trên các cánh đồng ở Kenya và Nam Phi.
Tầm quan trọng của dự án WEMA cũng như tính cấp bách của các đe dọa ngày càng tăng đến từ biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng ở khu vực Nam và Đông Phi, nơi mà tình trạng thiếu lương thực ngày càng trở nên trầm trọng vì hạn hán ở nhiều quốc gia. Thế nhưng, yếu tố chính trị ở một số nước bị ảnh hưởng như Malawi, Zambia hay Zimbabwe, khiến những nông hộ nhỏ tại đây không được phép sử dụng ngô chịu hạn, chỉ vì cái định kiến kỳ thị “GMO – cây trồng biến đổi gen”. Tại Uganda, các tổ chức phi chính phủ được Châu Âu tài trợ từ lâu đã vận động các chiến dịch phản đối bộ luật an toàn sinh học – cho phép người nông dân sử dụng những giống cây lương thực có khả năng kháng bệnh cao như sắn và chuối.
Mặc dù không trực tiếp nói về những rào cản chính trị đang gây khó dễ cho cây trồng tân tiến, bản báo cáo của FAO cũng khẳng định rõ ràng rằng không có việc lựa chọn hoặc chỉ cái này hay cái kia khi tiếp cận “nông nghiệp thích ứng thông minh với thay đổi khí hậu” là duy nhất, không có hoặc cái này hoặc cái kia. Ví dụ cụ thể được chỉ ra trong bản báo cáo đó là những dự án “nông nghiệp cân bằng sinh thái” (agro-ecological) nhằm bảo tồn nguồn nước và giảm nhu cầu sử dụng phân bón cần các cây cố định đạm họ đậu, và những lợi ích của “chế độ đa canh” (polyculture) đa dạng hơn là chỉ áp dụng “chế độ độc canh” (monoculture) di truyền đồng nhất. Và cũng không có lý do gì để những mô hình canh tác có tính đa dạng hơn này phải bỏ đi những giống cây có trính trạng chịu hạn và kháng bệnh, chỉ vì chúng được tạo ra bằng công nghệ sinh học.
Bên cạnh đó, báo cáo của FAO chỉ ra rằng bất chấp những lời chỉ trích thường được nghe về “nền nông nghiệp công nghiệp hóa”, những cải thiện vè năng suất trong nền nông nghiệp hiện đại từ bao lâu nay đã luôn góp quan trọng vào việc giảm lượng phát thải ra từ canh tác nông nghiệp. Thâm canh nông nghiệp từ năm 1961 đến 2005 đã hạn chế được 161 tấn lượng khí carbon phát thải nhà kính mà vẫn giúp gia tăng sản lượng – thường được coi là “phương pháp thâm canh bền vững” khi so sánh một cách “ưu ái” với các phương thức “giảm thiểu” khác; bởi vì phương pháp này đã hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng bằng cách lấy bớt diện tích rừng nguyên sinh.
Tuy nhiên, FAO cũng làm rõ rằng ngay cả với các phương thức cải thiện hiệu quả sản xuất ngày một tân tiến như hiện nay, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi vẫn đang tăng trưởng mỗi ngày, khiến chuỗi sản xuất lương thực luôn phải đối mặt với các thách thức lớn. Báo cáo nhấn mạnh, ăn nhiều rau quả và đậu và giảm tiêu thụ bớt thịt bò và thịt lợn sẽ rất có lợi cho sức khỏe con người và cả môi trường. Ứng dụng những phương thức sản xuất hiệu quả và tiêu thụ thông minh đều có vai trò quan trọng như nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Hay nói cách khác, không có chuyện phương pháp nào quan trọng hơn phương pháp nào hoặc chỉ chọn phương pháp này hay phương pháp kia.
Bình luận