Khi giá lương thực tăng vọt cùng lúc với các xung đột chính trị đang đe dọa khủng hoảng lương thực toàn cầu, chúng ta cần phải đối mặt với một thực tế khắt nghiệt rằng: Canh tác hữu cơ không hiệu quả, đất đai trở nên ngày một khan hiếm và đắt đỏ, và hàng tỷ người có thể rơi vào tình trạng nghèo đói nếu áp dụng phương thức canh tác này trên toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh ở Ukraine gây ra buộc nhiều chính trị gia cần xem lại quan niệm cho rằng rằng thế giới có thể nhanh chóng chuyển sang sử dụng năng lượng xanh như năng lượng từ mặt trời và gió.
Trong nhiều năm, các chính trị gia và nhiều tầng lớp trong xã hội đã bàn tán và cho rằng canh tác hữu cơ là giải pháp nông nghiệp có trách nhiệm có thể nuôi sống thế giới. Năm ngoái, Liên minh châu Âu đã thúc đẩy các quốc gia thành viên tăng hoạt động canh tác hữu cơ lên gần gấp 3 lần tới năm 2030. Từ lâu, nhiều tổ chức phi lợi nhuận có ảnh hưởng đã vận động các quốc gia đang phát triển đẩy mạnh hoạt động canh tác hữu cơ trong đó có Sri Lanka. Ở những quốc gia phương Tây, nhiều người tiêu dùng đã thật sự bị thuyết phục: Khoảng một nửa dân số Đức tin rằng canh tác hữu cơ có thể chống lại nạn đói toàn cầu.
Việc giá lương thực tăng – do chi phí phân bón, năng lượng và vận chuyển tăng – trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đã cho thấy rõ ràng những sai sót cố hữu trong lập luận về canh tác hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ hạn chế áp dụng nhiều tiến bộ khoa học – vốn được xem là công cụ hỗ trợ nông dân tăng năng suất cây trồng – và do đó nó cho ra hiệu suất canh tác kém hơn so với canh tác thông thường. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học Nature vào năm 2018 đã kết luận rằng, nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản lượng trên mỗi mẫu đất canh tác (acre – mẫu Anh) ít hơn so với canh tác thông thường. Hơn nữa, nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi sử dụng luân phiên ruộng với tần suất nhiều hơn, điều này đòi hỏi phụ thuộc nhiều hơn vào việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV tổng hợp để duy trì độ phì nhiêu của đất và hạn chế sâu bệnh.
Khi cân nhắc điều nêu trên và sản lượng cây trồng thấp, canh tác nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản lượng thực phẩm ít hơn từ 29% đến 44% so với các phương pháp thông thường. Chính vì điều này, việc canh tác hữu cơ sẽ đòi hỏi diện tích đất canh tác nhiều đất so với nông nghiệp thông thường tới 78%, đồng thời, chi phí sản xuất lương thực sẽ tăng lên tới 50%. Tất cả những tốn kém đó không tạo ra bất cứ sự gia tăng hay cải thiện nào có thể đo đếm được về mặt sức khoẻ con người và lợi ích cho động vật. tất cả đều không tạo ra sự gia tăng hiệu quả đối với sức khỏe con người hay phúc lợi động vật.
Các nước đang phát triển sẽ không thể nào chấp nhận được chi phí cao hơn này và dường như các nhà hoạt động cổ vũ cho phương pháp này cũng không có trách nhiệm gì với điều này khi họ thúc đẩy phương pháp canh tác này tại các nước đó. Sri-Lanka có lẽ là một ví dụ rõ ràng cho thấy thảm kịch đã xảy ra như thế nào khi chính phủ nước này áp đặt chính sách nông nghiệp hữu cơ. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ra tranh cử vào năm 2019 với lời hứa sẽ chuyển sang sản xuất thực phẩm hữu cơ. Chính sách này không tạo ra được gì ngoài những thất bại. Việc hạn chế sử dụng phân bón đã khiến sản lượng lúa gạo giảm xuống 20% trong 6 tháng đầu tiên sau khi quốc gia này chuyển sang áp dụng canh tác hữu cơ. Vào mùa đông năm ngoái, nông dân đãdự đoán rằng sản lượng chè có thể giảm tới 40%. Thực phẩm tăng giá; giá rau củ tăng gấp 5 lần. Các cuộc biểu tình cuối cùng đã buộc Sri Lanka phải từ bỏ chiến lược canh tác hữu cơ vào mùa đông năm ngoái, những cũng đá quá muộn để có thể giải cứu phần lớn vụ mùa của năm nay.
Ví dụ của Sri Lanka nhấn mạnh sự không hiệu quả của các chất hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ từ chối sử dụng phân bón nitơ tổng hợp, nhưng tới thời điểm hiện tại, rất khó để có thể có đủ lượng nitơ hữu cơ để cung cấp cho thế giới. Và điều này cho thấy chính nitơ tổng hợp đang chịu trách nhiệm trực tiếp nuôi sống cho 4 tỷ người, tức hơn một nửa dân số thế giới.
Những người tiêu dùng ở tầng lớp thượng lưu có thể chấp nhận khi giá thực phẩm tăng, nhưng nhiều hộ gia đình nghèo ở các nước đang phát triển thì không dễ bởi họ đang chi tới hơn một nửa thu nhập của gia đình để mua thực phẩm. Theo thông tin của World Bank, (Ngân hàng Thế giới), mỗi lần giá thực phẩm tăng thêm 1% sẽ khiến thêm 10 triệu người nữa trên thế giới rơi vào tình trạng nghèo đói. Trong khi đó các chương trình vận động sử dụng sản phẩm hữu cơ ngụ ý rằng hàng tỷ người nên từ bỏ thực phẩm được sản xuất theo cách thông thường.
Sẽ dễ dàng bỏ qua những chi tiết nêu trên nếu như mọi phương tiện truyền thông không liên tục nhắc đến đến tình trạng thiếu lương thực và cuộc chiến ở Ukraina đã khiến tất cả mọi người đều lo lắng về nạn đói toàn cầu. Nga và Ukraine là nhà cung cấp thường xuyên lúa mì cho thế giới với sản lượng xuất khẩu chiếm tới hơn một phần tư, đồng thời cũng là nước xuất khẩu ngô, dầu thực vật và lúa mạch với số lượng lớn. Khả năng cao rằng gần một phần ba lượng khoáng sản giàu kali (potash) vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, đến từ Nga và Belarus cũng bị đe doạ. Nga cũng sản xuất 8% lượng nitơ của thế giới, và giá mặt hàng này đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng hai năm trước khi xảy ra cuộc chiến. Hầu hết nitơ được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, nhiều nhà máy đã phải ngừng sản xuất do chính sách liên quan đến khí hậu và đại dịch đã làm tăng giá năng lượng không tái tạo. Giáthực phẩm còn chịu sức ép lớn khi chi phí vận chuyển đã tăng hơn gấp đôi kể từ sự xuất hiện của đại dịch.
Kết quả sẽ rất đáng lo ngại. Giá phân bón tăng có thể làm giảm sản lượng lúa đến 10% trong vụ mùa tới, dẫn đến sự sụt giảm nguồn thực phẩm đang nuôi sống nửa tỷ dân trên thế giới.
Các nhà hoạch định chính sách và tổ chức phi lợi nhuận cần khẩn trương tập trung vào việc tìm ra các giải pháp có thể sản xuất nhiều lương thực hơn cho những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với chi phí thấp hơn. Kỹ thuật di truyền, quản lý dịch hại tốt hơn và đẩy mạnh thuỷ lợi sẽ là một chặng đường dài để đạt được mục tiêu gia tăng năng suất. Việc đẩy mạnh sản xuất phân bón nhân tạo, cũng như xem xét loại bỏ các quy định khiến nguyên liệu đầu vào là nhiên liệu hóa thạch trở nên đắt hơn cũng được xem là giải pháp hữu ích. Những cách tiếp cận đơn giản và thông thường này có thể hạn chế sự tăng giá, cũng như tránh nạn đói và thậm chí đem lại lợi ích đối với môi trường. Nông nghiệp đã sử dụng 40% diện tích đất của trái đất. Tăng hiệu quả sử dụng của diện tất đất canh tác này sẽ cho phép chúng ta giữ được nhiều vùng đất hoang sơ và tự nhiên hơn.
Đã đến lúc loại bỏ nỗi ám ảnh về những thứ “hữu cơ” và tập trung vào các phương pháp tiếp cận mang tính khoa học và hiệu quả để có thể nuôi sống hành tinh của chúng ta.
Bjorn Lomborg là chủ tịch của dự án Đồng thuận Copenhagen và thành viên thỉnh giảng tại Viện Hoover của Đại học Stanford. Cuốn sách mới nhất của ông là “Báo động sai: Sự hoảng sợ của biến đổi khí hậu khiến chúng ta tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD, làm tổn thương người nghèo, và thất bại trong việc sửa chữa trái đất.”
Tham khảo thêm các bài viết có thông tin được sử dụng trong bài
- Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học Nature với những phân tích tổng hợp vê tính ổn định của năng suất từ canh tác nông nghiệp hữu cơ và bảo tồn (2018): https://www.nature.com/articles/s41467-018-05956-1
- Bài viết khoa học xuất bản trên tạp chí Annual Review về Nông nghiệp Hữu cơ với An ninh Lương thực và Môi trường (2018): https://www.annualreviews.org/doi/10.1146/annurev-resource-100517-023252
- Bài viết chuyên sâu đánh giá chính sách nông nghiệp hữu cơ sai lầm tại Sri-Lanka (2022) trên trang Foreign Policy: https://foreignpolicy.com/2022/03/05/sri-lanka-organic-farming-crisis/
- Bài viết khoa học với chủ đề: “Liệu thực phẩm hữu cơ có lợi hơn cho sức khoẻ so với thực phẩm thông thường” xuất bản trên tạp chí khoa học ACP (2012): https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/03650340.2021.1946040
- Phát biểu của chủ tịch World Bank – Ông David Malpass tại sự kiện “Giải quyết các bất ổn về an ninh lương thực: Thách thức & Kêu gọi Hành động” (2022): https://www.worldbank.org/en/news/speech/2022/04/19/remarks-by-world-bank-group-president-david-malpass-to-the-u-s-treasury-s-event-on-tackling-food-insecurity-the-challeng
- Nghiên cứu định lượng so sánh năng suất cây trồng của canh tác theo phương thức hữu cơ và truyền thông – bài viết đăng tải trên tạp chí khoa học Taylor and Francis (2021): https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/03650340.2021.1946040
Bình luận