Trồng trọt là một trong những hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên lớn nhất trên trái đất, do đó các giải pháp khoa học thực vật của ngành cam kết cung cấp các công cụ giúp người nông dân canh tác năng suất hơn nhưng sử dụng nguồn lực ít hơn, đồng thời đào tạo cho họ nhiều phương pháp thực hành nông nghiệp thân thiện nhất với môi trường.
Có khoảng 400.000 loài thực vật đang cung cấp cho hành tinh của chúng ta thực phẩm, dinh dưỡng, vải sợi, không khí trong lành và dược phẩm để tồn tại, nhưng ước tính có đến gần 1/5 số loài đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những hiểm hoạ môi trường. Vào dịp kỷ niệm lần thứ 47 ngày Trái Đất, CropLife International và ngành khoa học thực vật điểm lại và tôn vinh các thành tựu nông nghiệp giúp cải thiện năng suất, sức khoẻ và chất lượng của cây trồng đồng thời giảm các tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp lên môi trường.
“Ngành khoa học thực vật trên toàn cầu luôn không ngừng nỗ lực, làm việc nhằm nghiên cứu và phát triển các thế hệ tiếp theo cho các giải pháp và công cụ công nghệ sinh học cũng như bảo vệ thực vật, với mục tiêu giúp người nông dân trồng được những loại cây mạnh khoẻ và bền vững hơn nhằm đảm bảo lương thực cho dân số đang tăng trưởng” – Howard Minigh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức CropLife International cho biết – “Trồng trọt là một trong những hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên lớn nhất trên trái đất, do đó các giải pháp khoa học thực vật của ngành cam kết cung cấp các công cụ giúp người nông dân canh tác năng suất hơn nhưng sử dụng nguồn lực ít hơn, đồng thời đào tạo cho họ nhiều phương pháp thực hành nông nghiệp thân thiện nhất với môi trường.”
Nhằm kỷ niệm ngày Trái Đất, dưới đây là 5 sự thật về việc các tiến bộ về khoa học thực vật đã giảm các tác động của canh tác nông nghiệp lên môi trường và bảo vệ những nguồn tài nguyên quý giá của hành tinh chúng ta:
Sự thật #1: Công nghệ sinh học thực vật cho phép nông dân trồng trọt được nhiều hơn nhưng sử dụng đất canh tác ít hơn. Từ khi các cây trồng công nghệ sinh học lần đầu tiên được canh tác vào năm 1996, nông dân đã tiết kiệm được hơn 132 triệu hecta đất canh tác đồng thời tăng 22% sản lượng lương thực. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta bảo tồn được thêm đất hoang dã và môi trường sống tự nhiên cho các loài động vật.
Sự thật #2: Các sản phẩm bảo vệ thực vật giúp giảm bớt lãng phí thực phẩm và gìn giữ đa dạng sinh học. Cây trồng thực phẩm phải cạnh tranh với khoảng 30.000 loài cỏ dại, 3.000 loài giun tròn và 10.000 loài sâu ăn thực vật – những nguy có thể huỷ hoại tới trên 40% sản lượng thực phẩm trên toàn thế giới. Các sản phẩm bảo vệ thực vật đang giúp người nông dân chống lại các loại sâu bệnh – cỏ dại này, bảo vệ cây trồng và hạn chế tình tổn thất thực phẩm.
Sự thật #3: Khoa học thực vật đang giúp bảo tồn nguồn cung đất nông nghiệp của thế giới. Gần 50.000 km2 đất bị mất đi hàng năm do xói mòn. Cùng lúc đó, hạn hán và các điều kiện thời tiết bất thuận tiếp tục làm thoái hoá đất nhiều hơn. Các kỹ thuật canh tác hiện đại như canh tác không làm đất, và giải pháp như công nghệ sinh học, đang giúp gìn giữ dinh dưỡng và độ ẩm cho đất, từ đó người nông dân sẽ có nguồn đất chất lượng tốt hơn để trồng trọt.
Sự thật #4: Cải tiến trong công nghệ sinh học thực vật đang làm giảm bớt phát thải carbon trong nông nghiệp. Cây trồng công nghệ sinh học cho phép thực hành các phương thức canh tác không làm đất, từ đó giúp nông dân hạn chế bớt lượng phát thải khí nhà kính từ việc đốt ít nhiên liệu hơn và giữ lại carbon trong đất. Từ khi cây trồng công nghệ sinh học được canh tác lần đầu tiên vào 20 năm trước, nông dân đã giảm được 28 tỷ kilogram lượng phát thải carbon, gần bằng với việc ngưng hoạt động lưu thông của tất cả ô tô trên đường phố London trong vòng 5 năm.
Sự thật #5: Những phát kiến mới trong khoa học thực vật giúp bảo tồn nguồn nước toàn cầu. Ngành nông nghiệp sử dụng khoảng 70% tổng lượng nước sạch để phụ vụ nhu cầu trồng trọt, tuy nhiên các cải tiến về công nghệ sinh học giúp tạo ra những giống cây tiết kiệm nước đang giúp người nông dân sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, 1 hecta ngô hiện nay sử dụng ít hơn 450.000 lít nước so với lượng nước cần dùng để canh tác vào 20 năm trước.
Bình luận