Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu có thể gia tăng số lượng sâu bệnh hại, làm tăng sự “đói khát” cũng như thay đổi thói quen di cư của chúng. Điều này có khả năng gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với cây trồng trên toàn thế giới.
Nông dân khắp nơi trên thế giới luôn phải nỗ lực để bảo vệ cây trồng của họ khỏi sâu bệnh gây hại, vì nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chúng có thể dẫn đến nguy cơ mất mùa, làm giảm sản lượng, hay thậm chí gây ra tác động tiêu cực tới chất lượng và mức độ an toàn của thực phẩm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu có thể gia tăng số lượng sâu bệnh hại, làm tăng sự “đói khát” cũng như thay đổi thói quen di cư của chúng. Điều này có khả năng gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với cây trồng trên toàn thế giới.
Nhiệt độ toàn cầu chỉ cần tăng thêm 2 độ C có thể khiến thiệt hại về năng suất của cây lúa mì, gạo và ngô do dịch bệnh gây ra lần lượt giảm tới 46%, 19% và 31%. Những thiệt hại về sản lượng như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới an ninh lương thực, điều này có thể làm trầm trọng những khó khăn hiện có do đại dịch gây ra trên toàn cầu.
Trong bản đồ nhiệt độ này, chúng ta hãy cùng nhìn vào một số khu vực trên thế giới, nơi mà tình trạng sâu bệnh hại đang ngày càng trở thành một vấn đề cấp bách do hậu quả của biến đổi khí hậu và cũng là nơi mà ngành khoa học thực vật có thể cung cấp những công cụ hữu hiệu, cứu cánh cho nông dân.
Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về bản đồ này và về biến đổi khí hậu toàn cầu tại đây.
Hoa Kỳ
Ve sầu Psin Cam Quýt châu Á (Asian Citrus Psyllid) gây thiệt hại nặng nề trên các cây có múi và là vật trung gian gây ra bệnh vàng lá gân xanh. Loài gây hại này có thể được tìm thấy ở nhiều bang của Hoa Kỳ, bao gồm bang Florida với ngành công nghiệp cam quýt trị giá hàng tỷ đô la và các vùng lãnh thổ như Puerto Rico và Guam. Các nhà khoa học đã phát hiện ra mầm bệnh trong chúng có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng khi ở trong một phạm vi nhiệt độ cụ thể, có nghĩa là nhiều khu vực có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm do biến đổi khí hậu.
Thuốc bảo vệ thực vật có thể được sử dụng để chống lại mối đe dọa này và bảo vệ cây trồng khỏi loài ve sầu Psin trong nhiều tháng. Để chống lại căn bệnh do chúng lây lan, các cây cam quýt công nghệ sinh học có thể kháng bệnh vàng lá gân xanh đang được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida.
Khu vực Mỹ La Tinh
Theo trang National Geographic, nông dân trồng ngô ở Brazil sẽ phải chứng kiến thiệt hại mùa vụ giảm gần 16% do biến đổi khí hậu. Sâu bệnh là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại về năng suất cây trồng sản xuất ở Brazil và khí hậu ngày một nóng hơn sẽ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của các loài sâu bệnh gây hại như sâu đục thân mía – một loài bướm đêm được tìm thấy ở các vùng khí hậu ấm của khu vực Nam Mỹ. Nhà nông học đồng thời là nông dân ở Brazil, ông Gabriela Nichel cho biết: “Việc kết hợp quản lý thuốc diệt nấm đúng cách, áp dụng các phương pháp như luân canh và không cày xới đất là giải pháp thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh và các loài gây hại khác”.
Khu vực châu Âu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại về sản lượng do sâu bệnh gây ra vào khoảng 75% hoặc hơn thế tại các quốc gia sản xuất cây ngũ cốc trên khắp khu vực châu Âu. Pháp, với tư cách là quốc gia dẫn đầu hệ thống sản xuất lúa mì và ngô, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các sản phẩm bảo vệ thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sản lượng lúa mì và các loại cây trồng khác ở châu Âu. Nếu không có chúng, nông dân châu Âu sẽ mất hơn 4 tỷ đô la thu nhập từ trang trại mỗi năm.
Khu vực Đông Phi
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết sự tăng trưởng của châu chấu sa mạc đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và sinh kế của người dân ở các nước châu Phi, đặc biệt là ở khu vực phía Đông và vùng Sừng châu Phi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng số lượng đàn châu chấu gây hại, trong đó châu Phi là khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Croplife International đã làm việc với FAO và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ nông dân hiểu thêm về lợi ích của các sản phẩm BVTV đang được sản xuất ở các nước như Ethiopia, Somalia, Kenya và Tanzania để kiếm soát châu chấu sa mạc.
Khu vực châu Á
Chính phủ Trung Quốc thông báo rằng rằng nông dân của họ đang phải vật lộn với sự tấn công của sâu keo mùa thu (FAW). Đây là một trong những loài sâu bệnh có sức phá hoại nông nghiệp mạnh nhất, chúng gây hại chủ yếu trên cây lúa và ngô. Được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, chúng sinh sôi một cách nhanh chóng khi nhiệt độ ấm nóng hơn. Khi nhiệt độ tăng lên, loài sâu keo di chuyển đến các khu vực mới.
Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được kiểm chứng là giải pháp hiệu quả để đối phó với dịch sâu keo. Phương pháp này đã được cho thấy tác dụng rất rõ ràng tại các khu vực khác như Hoa Kỳ và Mỹ Latinh, nơi việc trồng ngô ứng dụng công nghệ sinh học (ngô biến đổi gen) cũng được xem là giải pháp giúp bảo vệ nguồn cung lương thực khỏi sự tàn phá của loài sâu keo.
Châu Đại Dương
Vào tháng 2 năm 2020, chính phủ Úc xác nhận sự xuất hiện lần đầu của sâu keo mùa thu (FAW) ở quốc gia này. Số lượng loại sâu bệnh này đột nhiên tăng trưởng một cách nhanh chóng sau các vụ hạn hán và với tình trạng biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ gia tăng hơn trong những mùa khô thì sự phá hoại của sau keo đã làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Vào tháng 4 năm 2020, chính phủ Úc cho biết loài FAW đã được tìm thấy trên cây ngô, lúa miến và đậu tương. Cơ quan Thuốc Bảo vệ Thực vật và Thuốc Thú Y Úc (The Australian Pesticides and Veterinary Medicines Authority) cũng đã giới thiệu một loại thuốc BVTV để bảo vệ cây ngô khỏi sâu bệnh.
###
Bình luận