Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của BiotechNZ mới đây đã phân tích tình trạng, tác động và lợi ích của công nghệ sinh học (CNSH) đối với nền kinh tế và xã hội
Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của BiotechNZ mới đây đã phân tích tình trạng, tác động và lợi ích của công nghệ sinh học (CNSH) đối với nền kinh tế và xã hội New Zealand đồng thời chỉ ra rằng đất nước này có tiềm năng đổi mới trong CNSH xếp thứ tư trên thế giới.
Báo cáo này là bản đồ hệ sinh thái CNSH đầu tiên cho New Zealand và là một nghiên cứu toàn diện về tất cả các tiểu bang và cơ hội trong tương lai cho CNSH. Nó nêu bật tầm quan trọng của CNSH và cách công nghệ này có thể đóng góp vào tăng trưởng và đa dạng hóa kinh tế của New Zealand, cũng như khả năng giúp New Zealand trở nên sạch hơn, khỏe mạnh hơn và thịnh vượng hơn.
Nhu cầu về CNSH đang ngày càng tăng lên đã dẫn đến sự phát triển của thị trường toàn cầu với trị giá dự kiến vào khoảng 7.29 tỷ USD vào năm 2025.
Lĩnh vực CNSH tuy nhỏ nhưng sôi động của New Zealand đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, bao gồm 211 công ty với doanh thu hàng năm là 2,7 tỷ đô la. 45% số công ty, gần một nửa lĩnh vực này, đặt trụ sở tại khu vực New Zealand.
Bà Zahra Champion, giám đốc điều hành BiotechNZ cho biết họ muốn tạo ra một New Zealand khỏe mạnh, sạch sẽ và thịnh vượng, được thúc đẩy bởi công nghệ sinh học.
“Chúng tôi nhận thức được những thách thức toàn cầu sẽ không được giải quyết bằng một công nghệ duy nhất và sẽ cần sự hợp tác để đảm bảo tính bền vững và khả năng tương thích khí hậu cao hơn. Chúng tôi đang áp dụng cách tiếp cận thực tế và dựa trên bằng chứng để có thể khai thác các cơ hội và giải quyết các vấn đề chính” – bà chia sẻ thêm.
Chủ tịch BiotechNZ, bà Manya Sabherwal cho biết khi họ bắt đầu thực hiện báo cáo là thời điểm trước đại dịch Covid-19, thế giới đang phải đối mặt với những nhu cầu về gia tăng dân số toàn cầu và tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với môi trường.
Điều này bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, suy giảm mực nước ngầm, thay đổi đa dạng sinh học và hệ sinh thái, ô nhiễm asen, và rất nhiều vấn đề khác nữa.
Ngày 22 tháng 4 năm 2020, kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất năm nay không giống với bất kỳ ngày nào khác với việc phong toả trên khắp thế giới do đại dịch Covid-19 gây ra, những con đường vắng vẻ, xe cộ biến mất, cửa hàng đóng cửa và mọi người giữ khoảng cách.
Bà Manya cho biết, “Kết quả là bầu trời đã không còn ô nhiễm và động vật hoang dã trở lại vùng nước mới trong xanh. Vài tháng trước đó bối cảnh 50 năm ngày Trái Đất này chỉ có thể là một giấc mơ đối với các nhà môi trường”.
“Đại dịch đã thể hiện một hệ quả tương phản. Nó đã tạo ra một tác động tích cực đến môi trường, tuy nhiên nó cũng gây ra thiệt hại nặng nề trên toàn thế giới đối với cuộc sống của con người.
Bà Manya cũng chia sẻ thêm: “Do sự cô lập tương đối của chúng tôi, New Zealand đã trải qua một cuộc hành trình khác với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải đối mặt với những vấn đề tương tự như các quốc gia khác, bao gồm cả sự cần thiết phải tiếp tục hướng tới một nền kinh tế bền vững hơn và trung tính với carbon”.
“Trong nhiều năm, nhu cầu của dân số ngày càng tăng, cộng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã khiến New Zealand rơi vào khủng hoảng. Đã đến lúc cần phải thay đổi và áp dụng các giải pháp sáng tạo”.
“Chúng ta hãy học hỏi từ giai đoạn gián đoạn này và khuyến khích các doanh nhân cùng các nhà đổi mới làm việc với chính phủ để tạo ra một tương lai chúng ta mong muốn. Chúng ta có thể sử dụng kinh nghiệm này để tối đa hóa cơ hội về những cách thức làm việc, tiêu dùng và du lịch bền vững”.
Cũng theo bà Manya: “Đây là thời điểm quan trọng để nâng cao khoa học làm cho thế giới của chúng ta trở nên linh hoạt và có khả năng phục hồi nhanh hơn bằng cách chuyển đổi hệ thống thực phẩm một cách bền vững hơn, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện cho những bước đột phá trong năng lượng xanh và sản xuất sinh học”.
Bình luận