Theo Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới năm nay dường như là năm nóng kỉ lục từ trước đến nay.
Do nhiệt độ tiếp tục tăng cao và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, ngập lụt diễn ra thường xuyên hơn khiến nông dân thường xuyên đối mặt với các điều kiện trồng trọt khó khăn và khó lường. Hiện nay, hơn bao giờ hết, nông dân cần tới sự phát triển của khoa học thực vật đề chiến đấu với biến đổi khí hậu.
Theo Viện Nghiên Cứu Chính Sách Lương Thực Quốc Tế (IFPRI) các cánh đồng lúa gạo, lúa mì và ngô sẽ suy sụt nghiêm trọng sau 50 năm tiếp theo nếu không áp dụng các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu như bảo vệ thực vật và các đặc tính công nghệ sinh học tiêu biểu. (Xem bảng sau)
Tác động của biến đổi khí hậu lên sản lượng lúa gạo, ngô, lúa mì năm 2050
Hoa màu | Nông nghiệp không tưới | Nông nghiệp có tưới |
Ngô | -13,2 | -2,6 |
Lúa Gạo | -23,2 | -14,9 |
Lúa Mì | -8,2 | -9,3 |
Dựa trên Mô hình sản xuất (DSSAT) giữa năm 2010 và 2050
Nguồn: Báo cáo IFPRI
Sản lượng bị hụt lớn có thể có tác động tàn phá đến an ninh lương thực toàn cầu và công nghệ khoa học thực vật có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề này. Sau đây là năm công nghệ có thể giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại và thích nghi với biến đổi khí hậu:
- Canh tác không xới đất: Khi giữ đất tự nhiện không bị cào xới, nông dân có thể giữ chất dinh dưỡng trên cánh đồng, bảo vệ lớp đất mặt và giữ được lớp cacbon trong đất. Đồng thời, canh tác không xới đất cũng góp phần cắt giảm số lượng máy kéo làm việc trên cánh đồng và lượng nhiên liệu cần sử dụng.
- Đặc tính chịu nhiêt: Đại học Florida đã phát triển công nghệ sinh học cho đặc tính chịu nhiệt cho thấy kết quả tăng 38% sản lượng lúa mì, 23% sản lượng lúa gạo và 68% sản lượng ngô trong điều kiện nóng bất thường và khắc nghiệt.
- Chịu hạn: Ví dụ dự án Giống ngô sử dụng nước hiệu quả tại Châu Phi đã phát triển những đặc điểm sinh học giúp duy trì và tăng gấp đôi sản lượng ngô trong điều kiện khô hạn.
- Sử dụng Nitơ hiệu quả (NUE): Phân bón Nitơ lỏng có thể tự chảy vào khu vực đất và nước lân cận. Sản phẩm NUE giúp nông dân giảm lượng dùng phân bón Nitơ mà không giảm năng suất cây trồng.
Trong khi nông dân trên toàn thế giới đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, theo Chương trình Nông Nghiệp Chống Tác Động, nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại các quốc gia đang phát triển có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tình trạng nạn đói và trẻ em suy dinh dưỡng tại Châu Phi có thể tăng thêm 20% vào năm 2050 do biến đổi khí hậu gây ra.
Để cộng đồng quốc tế có thể chinh phục được mục tiêu tham vọng của Liên Hiệp Quốc – chấm dứt nạn đói vào năm 2030 trong khi cùng lúc đương đầu với các thách thức của biến đổi khí hậu, việc áp dụng công cụ khoa học thực vật là rất cần thiết.
Bình luận