Với tư cách là liên đoàn toàn cầu đại diện cho ngành khoa học thực vật, mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy sự đổi mới trong nông nghiệp vì một tương lai bền vững, đồng thời đóng vai trò dẫn dắt trong việc hỗ trợ các hệ thống thực phẩm bền vững.
Cùng chung tham vọng thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) hướng tới việc không còn nạn đói, trung hòa carbon, và sản xuất nông nghiệp thân thiện với thiên nhiên, cũng như tiếp tục hoạt động như một ngành công nghiệp dựa trên nền tảng khoa học, chúng tôi cam kết sẽ theo sát và đóng góp những thông tin mới nhất dựa trên bằng chứng khoa học nhằm hỗ trợ mục tiêu toàn cầu của mình.
Dưới đây là 10 báo cáo và nghiên cứu được công bố vào năm 2021, trong đó cung cấp những thông tin chi tiết có giá trị về những tiến bộ đã đạt được của ngành chúng tôi liên quan tới những mục tiêu trên.
CHẤM DỨT NẠN ĐÓI
“Vai trò của quan hệ đối tác công tư trong việc cải thiện tình trạng an ninh lương thực toàn cầu” – xuất bản bởi Tổ chức Global Food Security
Giai đoạn sau cuộc Cách mạng Xanh đã giúp cải thiện an ninh lương thực trên toàn thế giới, tuy nhiên biến đổi khí hậu, thiếu hụt sự tiếp cận với công nghệ và các vấn đề thương mại đang khiến tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng trở lại. Để giải quyết những vấn đề này, các tổ chức phi chính phủ, học viện, chính phủ, cũng như các tổ chức và khu vực tư nhân đang thúc đẩy mở rộng các mối quan hệ hợp tác và đối tác nhằm tăng tốc việc sản xuất lương thực và cải thiện phân phối lương thực. Một bài báo được đăng vào tháng 10 trên tạp chí An ninh Lương thực Toàn cầu, Vai trò của Quan hệ Đối tác Công-Tư trong Cải thiện An ninh Lương thực Toàn cầu, đã bàn về cơ sở lý luận của các quan hệ đối tác công-tư, cũng như khám phá phạm vi hợp tác này và tác động của chúng đối với hệ thống lương thực toàn cầu. Các tác giả của bài báo khuyến khích nên đẩy nhanh việc sử dụng các quan hệ đối tác chiến lược và chiến thuật nhằm cải thiện an ninh lương thực toàn cầu.
“Tình trạng Lương thực và Nông nghiệp 2021: Theo dõi Tiến độ về các Mục tiêu SDG liên quan đến Lương thực và Nông nghiệp 2021” – xuất bản bởi tổ chức Tổ chức Nông Lương (FAO)
Theo một báo cáo tháng 11 của FAO, COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến các hệ thống lương thực một cách trầm trọng hơn, dẫn đến sự gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng trên toàn cầu. Báo cáo Tình trạng Lương thực và Nông nghiệp 2021 xem xét những thách thức trong việc xây dựng các hệ thống lương thực một cách linh hoạt hơn, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về cách chuyển đổi hệ thống lương thực nhằm đáp ứng tốt hơn trước những thách thức và sự căng thẳng. FAO cũng đã phát hành Niên giám thống kê năm 2021 vào tháng 11 nhằm chỉ ra các khía cạnh kinh tế của ngành nông nghiệp, sản xuất, thương mại và giá cả hàng hóa, an ninh lương thực và dinh dưỡng, tính bền vững cũng như các khía cạnh môi trường của nông nghiệp.
“Tỷ lệ mắc ung thư ở người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp: Thông tin từ Hiệp hội Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (AGRICOH)” – xuất bản bởi tổ chức Environment International
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp: Thông tin từ Hiệp hội Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (AGRICOH), được công bố vào ngày 27 tháng 8 trên tạp chí Môi trường Quốc tế, đã đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nam và nữ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp so với dân số chung. Các nhà nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở gần 250.000 người lao động trên sáu quốc gia và xác định rằng toàn bộ tỷ lệ ung thư xảy ra ở người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ít hơn so với dân số nói chung.
Thư gửi biên tập viên về bài báo “Sự phân bố toàn cầu của tình trạng vô tình bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) mức độ cấp tính: ước tính dựa trên bản đánh giá có hệ thống” – xuất bản bởi tổ chức Sức khỏe Cộng đồng BMC
CropLife International cùng với Uỷ ban Quản lý chương trình Stewardship của hiệp hội, đã trả lời một bài báo về các khiếu nại liên quan đến việc ngộ độc thuốc BVTV được đăng tải lần đầu trên tạp chí Sức khỏe Cộng đồng BMC vào ngày 7 tháng 12 năm 2020. Trong bức thư của chúng tôi gửi cho biên tập viên, được xuất bản ngày 27 tháng 10, chúng tôi đồng ý rằng cần phải hiểu mức độ có thể xảy ra tình trạng ngộ độc thuốc BVTV, nhưng đồng thời đặt nghi vấn về phương pháp cũng như những phát hiện từ bài báo gốc. Bức thư kết luận bằng cách lưu ý rằng một bài thảo luận chỉ mang tính xây dựng và thông tin về vai trò của việc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lương thực bền vững góp phần vô cùng quan trọng, cũng như vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc BVTV cần được giải quyết cùng với sự hợp tác của chính phủ các nước, nông dân, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác.
“Sự tương quan giữa các loại cây trồng biến đổi gen (BĐG), việc sử dụng chất glyphosate và công nghệ tăng khả năng thu hồi và lưu trữ carbon” –
Khi toàn bộ các quốc gia trên thế giới đều tập trung tại thành phố Glasgow tham dự Hội nghị Khí hậu COP26 vào tháng 11 nhằm thảo luận về biến đổi khí hậu cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Bền vững đã nhấn mạnh vai trò của các cải tiến trong lĩnh vực khoa học thực vật như cây trồng công nghệ sinh học (CNSH), và việc bảo vệ cây trồng có thể đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu. Bản nghiên cứu ban đầu, Sự tương quan giữa cây trồng biến đổi gen, sử dụng glyphosate và tăng lượng hấp thụ carbon, kết luận rằng cây trồng biến đổi gen (BĐG) chịu được thuốc BVTV và glyphosate có thể làm tăng khả năng hấp thụ carbon trong đất, từ đó lưu giữ carbon dioxide trong lòng đất thay vì giải phóng vào khí quyển làm góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.
“Báo cáo Khoảng cách Thích ứng năm 2021: Cơn bão đang đến” bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)
Trong khi thế giới mong muốn giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu bằng cách đẩy mạnh các nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính, thì việc thích ứng với các tác động hiện có của biến đổi khí hậu cũng được xem xét một cách cẩn thận. Nội dung của ấn bản thứ sáu về Khoảng cách Thích ứng năm 2021: Cơn bão đang đến của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), xem xét cách mà thế giới đang tiến triển trong việc thích ứng với những tác động ngày càng gia tăng này. Báo cáo cho thấy nhu cầu cấp bách trong việc tăng cường nguồn tài chính nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, với chi phí thích ứng ước tính ở các nước đang phát triển lớn hơn từ 5 đến 10 lần so với các dòng tài chính thích ứng công hiện nay và so với khoảng cách tài chính ngày càng mở rộng, một phần do tác động của đại dịch COVID-19.
Nghiên cứu đánh giá tác động đối với EU 2030 – Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen
Một nghiên cứu xuất bản vào tháng 10 từ Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen dự đoán rằng tác động của Thỏa thuận Xanh của Ủy ban châu Âu, bao gồm cả chiến lược Farm2Fork (Từ Nông trại đến Bàn ăn) được đề xuất, sẽ làm giảm năng suất do sản lượng nông nghiệp thấp hơn, dẫn đến việc tăng giá và tăng số lượng nông sản nhập khẩu đến Châu Âu. Nghiên cứu do CropLife Châu Âu và CropLife International ủy quyền đã xem xét các tác động tiềm ẩn từ bốn trường hợp khác nhau cũng như các nghiên cứu điển hình liên quan đến mục tiêu giảm thiểu các đầu vào khác nhau và các nguồn lực sẵn có. Bản tóm tắt hiện có sẵn, và dự kiến sẽ xuất hiện trong một báo cáo đầy đủ vào năm 2022.
Báo cáo thường niên năm 2020 của Bộ phận Sản xuất và Bảo vệ Thực vật (NSP) – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
Báo cáo Thường niên năm 2020 – Sản xuất và Bảo vệ Thực vật được chỉ định bởi Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO, cung cấp thông tin chuyên sâu với các dữ kiện và số liệu chính thống từ bộ phận mới được đổi tên của FAO – Bộ phận Sản xuất và Bảo vệ Thực vật (NSP). Đây là Báo cáo Thường niên đầu tiên của Bộ phận này và dự kiến sẽ được xuất bản hàng năm. NSP làm việc với các quốc gia và nhiều đối tác trong việc phát triển và thúc đẩy các phương pháp tiếp cận sản xuất cây trồng bền vững dựa trên các hệ sinh thái hiện có, đồng thời tăng cường và bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Số đặc biệt trên Tạp chí Khoa học Pháp luật về Các Sinh vật Biến đổi gen
Việc cải cách quy định có thể tạo ra một con đường dễ dự đoán, hiệu quả, an toàn, minh bạch và kịp thời hơn tới thị trường đối với các cải tiến nông nghiệp. Các cải tiến này góp phần vô cùng quan trọng trong việc đạt được các hệ thống lương thực bền vững vì chúng cung cấp các giải pháp cho nông dân nhằm giải quyết tình trạng khí hậu đang thay đổi, đồng thời đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong phạm vi có hạn của hành tinh chúng ta. Số đặc biệt của Tạp chí Khoa học Pháp luật về Các Sinh vật Biến đổi Gen, được xuất bản vào tháng Giêng cùng với CropLife International, đưa ra các khuyến nghị được bình duyệt nhằm thay đổi quy định về cây trồng biến đổi gen.
Các báo cáo tổng hợp của Hội nghị Thượng Đỉnh về Hệ thống Lương thực của Liên Hợp Quốc
Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực của Liên hợp quốc, được tổ chức dựa trên hình thức trực tuyến vào tháng 9, đã nêu ra một loạt các cuộc Đối thoại của Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực trong vòng một năm trước sự kiện này diễn ra. Việc xây dựng các cuộc Đối thoại này nhằm tạo cơ hội cho các thành viên tham gia một cách ý nghĩa, cùng nhau khám phá và thể hiện ý chí kiên cường vì một hệ thống lương thực bền vững. Cho đến nay, đã có hơn 1,600 cuộc Đối thoại Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Thực phẩm đã được công bố với hơn 100,000 người tham gia, 148 Hội nghị Quốc gia và 109….. Các báo cáo tổng hợp, với các kết luận, khuyến nghị và áp dụng đối với việc chuyển đổi hệ thống lương thực, đã được xuất bản, bao gồm phần lớn liên quan đến các Đối thoại Cấp cao Độc lập, Quốc gia Thành viên và Toàn cầu. CropLife International đã tổ chức một cuộc Đối thoại Độc lập vào tháng 5 – Đẩy mạnh Cải tiến nhằm Thay đổi Hệ thống Thực phẩm Địa phương, đồng thời xuất bản một báo cáo phản hồi và bài điểm lại những thông tin chính.
Song song với Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực của Liên hợp quốc, một Nhóm Khoa học cũng đã được thành lập nhằm cung cấp các phương pháp tiếp cận khoa học và dựa trên bằng chứng mới nhất đối với việc chuyển đổi hệ thống lương thực. Kết quả của bản báo cáo Khoa học và Cải tiến trong việc Chuyển đổi Hệ thống Thực phẩm và Các Hành động của Hội nghị Cấp cao, đã trình bày các khuyến nghị chính liên quan đến hành động giải quyết nạn đói và chế độ ăn lành mạnh; vấn đề công bằng và hỗ trợ; quản lý tài nguyên bền vững; hệ thống sản xuất thực phẩm; cũng như lĩnh vực tài chính, đầu tư và thương mại.
–//–
Bình luận