Thuốc trừ cỏ có thể làm tăng sản lượng cây trồng đồng thời giảm bớt thời gian cũng như chi phí cần thiết mà nông dân phải bỏ ra để trừ cỏ dại.
Cày xới bằng tay, một phương pháp tốn nhiều thời gian và công sức, hiện vẫn đang là giải pháp chính được các nông hộ nhỏ áp dụng (những nông dân làm việc trên diện tích ruộng dưới 2 héc-ta) nhằm kiểm soát cỏ dại ở châu Phi. Trong số các nông dân đang làm việc trên lục địa này, nhóm nông hộ nhỏ chiếm tới 80% và 80% trong số đó là phụ nữ. Khi nhận thấy rằng việc sử dụng thuốc trừ cỏ một cách có trách nhiệm có thể giảm bớt lao động chân tay trên đồng ruộng, họ đều muốn áp dụng thử phương pháp này. Thuốc trừ cỏ có thể làm tăng sản lượng cây trồng đồng thời giảm bớt thời gian cũng như chi phí cần thiết mà nông dân phải bỏ ra để trừ cỏ dại.
Phần lớn nông dân châu Phi đều cho rằng cỏ dại là một vấn đề lớn gây thiệt hại tới năng suất cây trồng, làm giảm từ 25 đến 100%. Cỏ dại xâm chiếm cây trồng cả về không gian, chất dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời lẫn độ ẩm, và ngăn cản sự hình thành và phát triển của cây trồng. Ở Châu Phi, tác hại của chúng nghiêm trọng hơn so với Châu Âu và Bắc Mỹ do khí hậu nhiệt đới cũng như cường độ ánh sáng của lục địa này khá cao – những yếu tố này làm gia tăng nhanh chóng tốc độ phát triển của cỏ dại. Cả cỏ lá rộng (Broadleaf weeds) và cỏ lá hẹp (grasses) đều gây ra nhiều thiệt hại như nhau.
Một số loại cỏ dại ở Châu Phi thậm chí rất độc và có thể gây hại nghiêm trọng cho cả con người và gia súc. Có thể kể đến một số ví dụ như cây cà độc dược (thorn apple hay jimsonweed) gây ra chứng ảo giác ở gia súc. Nghiêm trọng hơn nữa là loài “cúc liên chi” – có khả năng lây lan nhanh chóng và có sức tàn phá nặng nề. Chúng quét sạch mùa màng, đầu độc vật nuôi, khiến cho thực phẩm không thể ăn được cũng như gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người.
Làm cỏ bằng tay là một công việc nặng nhọc và tốn nhiều công sức đối với nông dân vì họ phải còng lưng làm việc trong nhiều giờ. Những ảnh hưởng lâu dài có thể kể đến như chấn thương cột sống, bong gân hoặc thậm chí là dị tật cơ thể. Phụ nữ hay gặp phải những vấn đề sức khoẻ này vì việc nhổ cỏ thường là việc họ phải đảm nhận.
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC LÀM CỎ BẰNG TAY
Làm cỏ bằng tay là một công việc nặng nhọc và tốn nhiều công sức đối với nông dân vì họ phải còng lưng làm việc trong nhiều giờ. Những ảnh hưởng lâu dài có thể kể đến như chấn thương cột sống, bong gân hoặc thậm chí là dị tật cơ thể. Phụ nữ hay gặp phải những vấn đề sức khoẻ này vì việc nhổ cỏ thường là việc họ phải đảm nhận. Bên cạnh đó, khi làm công việc tốn nhiều thời gian này, họ cũng mất đi thời gian để chăm sóc con cái hoặc trẻ em trong các gia đình buộc phải giúp đỡ bố mẹ với các việc đồng áng thay vì được đến trường.
Mặc dù phải tốn rất nhiều công sức để làm cỏ bằng tay, phương pháp này lại có mặt hạn chế vì cỏ dại sẽ tiếp tục mọc lại và cần phải được nhổ đi nhổ lại cho đến khi tán của cây trồng được hình thành. Việc dùng cuốc cán ngắn cũng không phải là sự lựa chọn tốt hơn vì nó cắt cả cỏ lẫn rễ cây, dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng. Các phương pháp làm cỏ bằng tay này chiếm tới 50-70% số lượng lao động trong sản xuất gây ra những khó khăn cực lớn trong việc mở rộng quy mô canh tác. Ta hãy thử làm phép toán: 500 triệu nông hộ nhỏ ở Châu Phi + 200 giờ/hecta = 100 tỷ giờ. Tuy nhiên, thiệt hại về năng suất vẫn dao động ở mức 20 đến 100% do kiểm soát cỏ dại không kịp thời cũng như không hiệu quả, gây lãng phí rất nhiều thời gian lẫn công sức.
Việc làm cỏ bằng tay phải được tiến hành vào đúng thời điểm. Cỏ dại phải được dọn sạch khỏi ruộng trước khi gieo trồng cũng như trong suốt mùa sinh trưởng của cây trồng. Trong khi đó, các hoạt động khác trên đồng ruộng thường khiến việc việc làm cỏ bằng tay bị trì hoãn và hạn chế về nhân lực buộc nông dân phải trồng cây sau khi cỏ dại đã bắt đầu nảy mầm.
Việc làm cỏ muộn dẫn đến thiệt hại về sản lượng cây trồng, đặc biệt khi việc này được thực hiện sau khi cỏ dại đã xâm lấn nghiêm trọng. Ví dụ, việc trì hoãn nhổ cỏ dại một tuần trước khi trồng một vụ ngô có thể làm giảm ⅓ năng suất ngô và việc trì hoãn nhổ cỏ dại hai tuần giữa vụ có thể làm giảm ¼ năng suất ngô. Và khi những cánh đồng dễ dàng bị cỏ dại tàn phá thì chúng thường sẽ bị bỏ hoang.
LỢI ÍCH CỦA QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) VÀ THUỐC TRỪ CỎ
Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM) – biện pháp giải quyết các vấn đề về dịch hại, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường – là một chiến lược dựa trên hệ sinh thái, tập trung vào việc phòng ngừa các loài gây hại hoặc thiệt hại chúng gây ra một cách lâu dài thông qua sự kết hợp của các kỹ thuật như kiểm soát sinh học, sử dụng biện pháp giống kháng cũng như thuốc BVTV khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm kiểm soát cỏ dại thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc làm cỏ bằng tay và nó có thể đảm bảo kiểm soát cỏ dại trong giai đoạn quan trọng trước khi tán cây trồng được hình thành. Nó cũng loại bỏ rủi ro về các vấn đề thể chất liên quan đến việc làm cỏ bằng tay, hỗ trợ gia tăng thu nhập cũng như tiết kiệm thời gian cho nông dân để làm những công việc khác.
CÁCH THỨC HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ
Đối với nông dân sản xuất nhỏ, sự thiếu hiểu biết chính là hạn chế lớn nhất trong việc áp dụng các biện pháp IPM, bao gồm cả việc sử dụng thuốc trừ cỏ. Chính phủ các nước cần xem xét việc khuyến khích sử dụng thuốc trừ cỏ một cách có trách nhiệm như một biện pháp chính của hệ thống IPM cũng như đóng vai trò là một giải pháp thay thế cho việc làm cỏ bằng tay. Ngoài ra, họ cũng nên hỗ trợ tổ chức các khóa tập huấn khuyến nông.
Cần có nhiều chuyên gia hơn để đào tạo thực hành cho nông dân. Chính phủ các nước có thể cải thiện tình trạng này bằng cách hỗ trợ đào tạo nông dân cũng như thu hút các chuyên gia nông học để giúp các nông hộ nhỏ có được lời khuyên và kiến thức chuyên môn mà họ cần.
Việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm kiểm soát cỏ dại thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc làm cỏ bằng tay và nó có thể đảm bảo kiểm soát cỏ dại trong giai đoạn quan trọng trước khi tán cây trồng được hình thành. Nó cũng loại bỏ rủi ro về các vấn đề thể chất liên quan đến việc làm cỏ bằng tay, hỗ trợ gia tăng thu nhập cũng như tiết kiệm thời gian cho nông dân để làm những công việc khác.
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ
Việc tập huấn sử dụng thuốc trừ cỏ một cách có trách nhiệm luôn song hành với việc thực hành. Hiệp hội CropLife Zambia và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã thí điểm một dự án mang tên Tổ Phun Thuốc Dịch vụ (SSP) ở Zambia vào năm 2008, và nhờ sự thành công của nó mà cho đến nay, chương trình này vẫn đang được tiếp tục hoạt động. Bằng việc đáp ứng một loạt các tiêu chí nghiêm ngặt như kiến thức chuyên môn, người lao động thuộc SSP được tuyển chọn từ các làng xã và phải trải qua các khóa đào tạo chuyên sâu về việc sử dụng thuốc BVTV một cách có trách nhiệm. Đổi lại, họ được thuê bởi các nông hộ – điển hình là các nữ nông dân – để phun thuốc cho cây trồng. Đối với một số nông dân, việc phun thuốc là cần thiết để khắc phục các vấn đề liên quan đến cỏ dại.
Thông qua chương trình này, thuốc trừ cỏ được đánh giá là rất có lợi và mức chi phí hợp lý hơn so với việc làm cỏ bằng tay; nông dân chỉ cần thuê một người thuộc chương trình SSP thay vì thuê 6 đến 10 nhân lực. Theo CARE Zambia, đơn vị theo dõi kết quả, việc phun thuốc trừ cỏ cho cây ngô góp phần làm tăng năng suất của ngô lên đến 4,5 tấn mỗi ha so với việc làm cỏ bằng tay chỉ đem lại năng suất từ 1,5-2 tấn.2 Người lao động thuộc chương trình SSP báo cáo rằng họ chỉ mất một giờ đồng hồ để phun thuốc trừ cỏ trên mỗi héc-ta đất, vì vậy trong một vụ, một người có thể quản lý đến 78 héc-ta. Trong khi đó, với việc sử dụng cuốc một cách thủ công trên cùng một lượng diện tích đất nêu trên sẽ cần đến 468 người nhổ cỏ trong cả một tháng! Kết quả là, việc sử dụng thuốc trừ cỏ của các nông hộ nhỏ ở Zambia đã tăng hơn 2.000 phần trăm trong 12 năm qua. Hiện nay, ở Zambia có khoảng 1.300 nhân lực đang hoạt động và làm việc tại SSP.
Với sự thành công này, chương trình SSP đã được mở rộng và đào tạo cho nhiều người lao động ở các quốc gia khác thuộc Châu Phi như: Cameroon, Cote d’Ivoire, Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Kenya, Madagascar, Malawi, Mali, Nigeria, Senegal, Tanzania và Uganda. Các chương trình này chỉ diễn ra trong một lần hoặc được tổ chức trong nhiều năm, tùy thuộc vào sự hỗ trợ của các nhà tài trợ và đối tác. Việc làm cỏ bằng tay đã được giảm thiểu một cách đáng kể và không còn những hạn chế đi kèm: nông dân sản xuất được nhiều thực phẩm hơn, kiếm được lợi nhuận tốt hơn và có nhiều thời gian hơn dành cho việc chăm sóc gia đình và bồi dưỡng giáo dục cho bản thân. Ngày nay, có khoảng 13.500 nhân lực đang làm việc trong SSP ở Châu Phi. Trung bình mỗi SSP có thể giúp khoảng 10 nông trại, tương ứng có thể hỗ trợ 140.000 nông dân mỗi năm. Đây là một con số vô cùng ấn tượng bởi có khoảng 500 triệu nông dân sản xuất nhỏ đang hoạt động ở Châu Phi!
Để có thể tiếp cận đến hàng triệu người hơn nữa, tổ chức CropLife Châu Phi và Trung Đông đã khởi động một dự án tập huấn tiếp cận kỹ thuật số chuyên sâu với mục tiêu tiếp cận được 1 triệu nông dân vào cuối năm 2021. Trước tình hình đại dịch COVID-19 tạo nên một trở ngại lớn trong việc hợp tác trực tiếp với với nông dân, CropLife Châu Phi và Trung Đông đã thực hiện phương thức tập huấn thay thế thông qua tin nhắn SMS. Hầu hết các quốc gia đều tuyên bố rằng nông nghiệp là một dịch vụ thiết yếu trong thời kỳ đại dịch nên cần phải được tiếp tục gia tăng sự tiếp cận tới nông dân. Cho đến nay, chương trình đã được thực hiện tại bảy quốc gia trong khu vực Trung Đông Châu Phi và có ảnh hưởng đến hơn 500.000 nông dân. Họ đã nhận được các thông điệp về trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, bao gồm các kiến thức về thiết bị bảo hộ lao động, về bảo vệ môi trường cũng như sử dụng các sản phẩm chính hãng và áp dụng các biện pháp IPM. Kết quả của chương trình đã cho thấy có hơn 80% nông dân đạt được mục tiêu về việc đã thay đổi hành vi, đặc biệt là về việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách. Những người tham gia chương trình cũng tận dụng cơ hội này nhằm tạo sự tương tác với hiệp hội CropLife ở quốc gia họ.
Nói một cách ẩn dụ, làm thế nào để ăn hết một con voi? Chính là ăn từng miếng một. Để có thể đạt được mục tiêu của mình chúng ta chỉ cần tiến hành thực hiện từng bước một.
###
Bình luận