• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Thông tin báo chí

Trang chủ • Thông tin báo chí • Thái Lan thu hồi lệnh cấm đối với glyphosate

28/11/2019 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Thái Lan thu hồi lệnh cấm đối với glyphosate

Tác giả: Reuters
Ngày đăng: 28/11/2019

Ngày hôm qua, 27 tháng 11 năm 2019, Chính phủ Thái Lan đã thông báo huỷ bỏ lệnh cấm đối với hoạt chất glyphosate và trì hoãn thời gian thực hiện đối với lệnh cấm cho 2 hoạt chất trừ cỏ khác là paraquat và chlorpyrifos tới ngày 1 tháng 6 năm 2020. Quyết định này được đưa ra sau quá trình lấy ý kiến công chúng với khoảng 75% ý kiến phản đối lại các lệnh cấm này; đồng thời dựa trên qua trình xem xét của Hội đồng đánh giá về các tác động bất lợi có thể có từ lệnh cấm đối với nông dân, ngành công nghiệp hoá chất và thương mại quốc tế.

Ảnh 1: Nông dân Thái Lan biểu tình phản đối lệnh cấm 3 hoạt chất trừ cỏ - Nguồn: Bangkokpost
Ảnh 1: Nông dân Thái Lan biểu tình phản đối lệnh cấm 3 hoạt chất trừ cỏ – Nguồn: Bangkokpost

Tháng trước, Hội đồng Quốc gia về Hoá Chất có Nguy cơ (National Hazardous Substances Committee) của Thái Lan đã bỏ phiếu cho việc cấm glyphosate, paraquat và chlorpyrifos, ba hoạt chất trừ cỏ, nhấn mạnh đây là các “hoá chất gây hại”, bắt đầu từ ngày 1 tháng 12.

Nhiều nhóm nông dân từ các địa phương đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cấm, họ cho rằng việc thiếu hụt các hoạt chất này có thể tổn hại tới cho cuộc sống của họ. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã phản đối động thái cấm của Thái Lan đối với 3 loại chất hoá học này, đặc biệt là glyphosate, cho rằng điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ sang Thái Lan.

Sau khi xem xét,  Chính phủ ngày hôm qua đã tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate, cho phép tiếp tục sử dụng trong giới hạn mức tồn dư cho phép (MRL) như hiện nay, và đẩy lùi quyết định cấm đối với paraquat và chlorpyrifos thêm 6 tháng, tức là lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm sau.

“Sau khi thảo luận về vấn đề quản lý các hoá chất có nguy cơ, chúng tôi thấy rằng chúng ta không thể quản lý được tình hình nếu lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12”, một tuyên bố được Hội đồng Quốc gia về Hoá Chất có Nguy cơ Thái Lan đưa ra.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, ông Suriya Juangroongruangkit phát biểu: “Chúng tôi thấy rằng quyết định cấm glyphosate có thể gây thiệt hại khoảng hàng trăm tỷ Baht và chúng tôi cũng không thể tiếp tục nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và Brazil.”

“Lệnh cấm có thể dẫn đến việc khủng hoảng thiếu hụt thực phẩm trên toàn quốc và ảnh hưởng tiêu cực tới việc xuất khẩu nông sản của Thái Lan,” ông Mr Charuk Sriputtachart – một đại diện nông dân chia sẻ. Cũng theo Ông Charuk, lệnh cấm sẽ tác động tới khoảng 2 triệu nông hộ, khiến chi phí sản xuất tăng lên gấp 3 và làm giảm tổng sản sản lượng nông nghiệp khoảng 20 – 30%. Điều này cũng ảnh hưởng tới công việc của khoảng 12 triệu công nhân làm việc trong các ngành hoá chất, nông nghiệp và thực phẩm, dẫn đến tổng thiệt hại kinh tế khoảng 1.7 nghìn tỷ Baht Thái (tương đương với 76.8 tỷ đô la Mỹ).

Chính phủ cho biết một lệnh cấm vội vàng có thể có chi phí rất cao vì cần tiêu huỷ tới 23,000 tấn các loại hoá chất còn lại trên toàn quốc. Ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguyên liệu thô do việc thiếu hụt các giải pháp thay thế cho việc nhập nguyên liệu có sử dụng các hoá chất này, tuyên bố cũng nêu thêm.

Thái Lan không phải là quốc gia đầu tiên tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate. Trước đó vào tháng 9/ 2018, chính phủ Brazil cũng đã huỷ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate sau khi cân nhắc các ảnh hưởng đối với kinh tế và nông dân; sau đó Cơ quan Y tế Brazil khẳng định “Glyphosate không gây ung thư”  vào vào đầu tháng 3 năm 2019. Năm 2018, lệnh cấm glyphosate tại Sri Lanka đã được dỡ bỏ do phản ứng dữ dội từ những người nông dân phải chịu thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do lệnh cấm này mang lại cũng như không có bằng chứng khoa học chứng minh glyphosate là nguyên nhân gây ung thư.

Trong một đánh giá của Cơ quan bảo vệ môi truờng Hoa Kỳ (EPA) năm 2017 đã cho rằng glyphosate “không gây ra bất kỳ rủi ro nào đối với sức khoẻ của con nguời khi đuợc sử dụng như khuyến cáo”. Châu Âu cũng cho phép gia hạn sử dụng Glyphosate tới năm 2022. Tháng 5 năm 2018, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 50,000 người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hơn 20 năm đã kết luận “không có mối liên kết giữa thuốc trừ cỏ gốc glyphosate và bệnh ung thư.”

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu các giải pháp cây trồng chịu mặn giải quyết khủng hoảng thiếu đất canh tác

Tin tức - 13/03/2020

Tổng thống Kenya ủng hộ trồng Bông biến đổi gen

Thông tin báo chí Tin tức - 29/10/2018

Nghị viện Châu Âu bác bỏ lệnh cấm nhập khẩu sinh vật biến đổi gen của các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu

Tin tức - 28/10/2015

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Đậu và Công nghệ Sinh học: Vì sao đậu nành là ngôi sao trong làng thực phẩm biến đổi gen?
Đậu và Công nghệ Sinh học: Vì sao đậu nành là ngôi sao trong làng thực phẩm biến đổi gen?
WTO & Liên Hiệp Quốc: Đảm bảo các chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng
WTO & Liên Hiệp Quốc: Đảm bảo các chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng
Báo cáo của Viện PGEconomics cho thấy các lợi ích thực tế của cây trồng biến đổi gen đối với nông dân và môi trường
Báo cáo của Viện PGEconomics cho thấy các lợi ích thực tế của cây trồng biến đổi gen đối với nông dân và môi trường
Chia sẻ về thực phẩm biến đổi gen của giáo sư Pamela Ronald tại Ted Talks
Chia sẻ về thực phẩm biến đổi gen của giáo sư Pamela Ronald tại Ted Talks
Tiêu chuẩn hữu cơ của Úc gây khó khăn cho sự tồn tại đồng thời cây trồng biến đổi gen và hữu cơ: Góc nhìn chuyên gia
Tiêu chuẩn hữu cơ của Úc gây khó khăn cho sự tồn tại đồng thời cây trồng biến đổi gen và hữu cơ: Góc nhìn chuyên gia

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy