Nông dân trên khắp thế giới đang phải đối mặt với áp lực sản xuất thực phẩm nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng trong khi phải sử dụng ít tài nguyên hơn và trong điều kiện canh tác khó dự đoán hơn.
Bên cạnh đó, họ còn cần phải giảm thiểu và quản lý các tác động của biến đổi khí hậu, từ lũ lụt, hạn hán, cho đến mức độ lan nhanh của dịch hại tới nhiều khu vực địa lý mới.
Là một hiệp hội toàn cầu đại diện cho ngành khoa học thực vật, tổ chức CropLife Quốc tế hoạt động dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh thúc đẩy ứng dụng các cải tiến trong nông nghiệp và có vai trò tiên phong trong xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững hơn. Các công cụ khoa học thực vật (ví dụ như các sản phẩm BVTV, công nghệ chọn tạo giống cây trồng, nông nghiệp kỹ thuật số) luôn có đóng góp quan trọng cho việc đảm bảo nguồn cung lương thực một cách bền vững hơn. Những cải tiến khoa học thực vật là vô cùng cần thiết trong việc hỗ trợ nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như giảm thiểu các tác động của canh tác nông nghiệp đồng thời tiết kiệm hàm lượng carbon nhiều hơn. Việc ứng dụng cải tiến khoa học thực vật rộng rãi cho phép nông dân được tiếp cận với công cụ cải tiến giúp giảm lượng khí thải carbon ở các nông trại, tối ưu hóa nguồn nước và các nguyên liệu đầu vào khác. Các công cụ này cũng giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học, phù hợp với các ưu tiên toàn cầu được đề ra tại Hội nghị COP26, khi tạo ra các giải pháp sáng tạo, giải quyết nhu cầu và đáp ứng điều kiện của từng địa phương.
Tổ chức CropLife Quốc tế thúc đẩy tiến trình hành động xung quanh các mục tiêu thuộc Công ước khung về Khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống, dựa trên cơ sở và bằng chứng khoa học rõ ràng. Chúng tôi cũng tin tưởng vào việc thúc đẩy văn hoá minh bạch và trách nhiệm cùng với sự tôn trọng và hiểu biết nhu cầu và điều kiện của từng địa phương, đồng thời thừa nhận quyền bình đẳng của nông dân trên thế giới trong việc tiếp cận với các cải tiến trong nông nghiệp.
Cải tiến không chỉ giới hạn ở các công cụ và công nghệ, mà còn liên quan tới đổi mới xã hội và xây dựng các ý tưởng và cách thức hợp tác mới. Để tạo ra sự thay đổi có tính bền vững này đòi hỏi chúng ta cần có các phương thức tiếp cận, cách thức hợp tác và đối tác mới. Việc thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi chúng ta phải có các mối quan hệ đối tác và hợp tác rộng rãi nhằm đảm bảo (1) giải pháp khoa học cây trồng và cải tiến nông nghiệp tạo ra theo nhu cầu là trọng tâm của phương pháp tiếp cận, (2) môi trường chính sách khuyến khích việc tiếp cận với các cải tiến đó một cách công bằng và (3) chương trình triển khai phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả của các cải tiến này.
Cải tiến trong nông nghiệp mang lại giải pháp cho biến đổi khí hậu
Tại sao điều này lại quan trọng? – Cải tiến trong khoa học thực vật và nông nghiệp có thể và đang giúp tăng cường khả năng chịu hạn, giảm nhu cầu sử dụng nước, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe của đất, cho phép các biện pháp canh tác không cày xới giúp giảm thiểu lượng nitơ thất thoát và tăng khả năng lưu trữ carbon. Đồng thời, những công nghệ này cũng giúp gia tăng chất dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu về cải thiện năng suất cây trồng. Trong 40 năm qua, việc áp dụng các cải tiến khoa học thực vật đã giúp tăng năng suất đồng thời giảm nhu cầu sử dụng đất một cách đáng kể.
Tổ chức CropLife quốc tế và các công ty thành viên hiện đang làm gì? – Các công ty thành viên của CropLife đã cam kết nghiên cứu và phát triển danh mục các sản phẩm hàng đầu thế giới, tập trung vào các giải phảp và công nghệ hỗ trợ nông nghiệp bền vững và thích ứng thông minh với khí hậu, trong đó có những cam kết cụ thể như: tăng cường nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thích ứng thông minh với biến đổi khí hậụ; giải pháp giảm phát thải trên mỗi đơn vị sản lượng cây trồng và giảm lượng phát thải CO2 của chính tổ chức và các công ty thành viên. Song song với đó, CropLife Quốc tế và các công ty thành viên vẫn cam kết thực hiện chương trình Stewardship và ứng dụng các sản phẩm một cách có trách nhiệm thông qua nhiều chương trình hợp tác với nông dân để giới thiệu và tập huấn sử dụng sản phẩm, giúp nông dân gia tăng năng suất cây trồng, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào như nước và phân bón, cũng như giảm bớt lượng khí thải carbon từ chính việc canh tác của họ.
Hợp tác nhằm hỗ trợ một môi trường tạo điều kiện cho đổi mới
Tại sao điều này lại quan trọng? – Sự đa dạng về cây trồng, đất, phương thức canh tác, điều kiện khí hậu, sâu bệnh và các yếu tố khác trên toàn cầu cho thấy sẽ không có một công nghệ hoặc một bộ công cụ đơn lẻ nào có đủ khả năng gia tăng năng suất cây trồng hay cải thiện sức khỏe của đất hoặc tạo ra giống mới với khả năng chống chịu với khí hậu trên diện rộng một cách có hệ thống. Để đạt được các mục tiêu này cần có một giải pháp có tính hệ thống, cho phép nông dân được tiếp cận và lựa chọn các phương pháp quản lý, quyền sử dụng và tiếp cận với các cải tiến trong nông nghiệp. Việc tối ưu hóa hệ thống thực phẩm để đạt được các mục tiêu giảm thiểu và thích ứng đòi hỏi sự hợp tác nghiên cứu và khả năng áp dụng, nhưng nó cũng cần được hỗ trợ bởi hệ thống chính sách và môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán để tạo ra nhiều công cụ và lựa chọn hơn. Các quốc gia chú trọng việc ban hành chính sách cho phép phát triển các giải pháp và cải tiến có khả năng giải quyết các mục tiêu nông nghiệp liên quan đến khí hậu được đề ra trong Hội nghị COP26.
Tổ chức CropLife Quốc tế và các thành viên hiện đang làm gì? – CropLife ủng hộ cách thức tiếp cận giải pháp nông nghiệp tiên tiến, các chính sách và cách ứng dụng những giải pháp này dựa vào rủi ro và có bằng chứng, đảm bảo tính công bằng trong thương mại toàn cầu nhằm thúc đẩy các hệ thống lương thực bền vững và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các giải pháp nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu, gia tăng năng suất và cải thiện sinh kế. Cách thức tiếp cận này bao gồm những chương trình nâng cao nhận thức về vai trò của các cải tiến khoa học thực vật và đóng góp của chúng trong việc hỗ trợ các hệ thống lương thực bền vững giữa các tổ chức đa phương, khu vực và quốc gia (bao gồm OECD, FAO, APEC / ASEAN, v.v.). Trong đó, trọng tâm của các hoạt động là các thị trường ở khu vực phía nam bán cầu – nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động khí hậu nhưng lại ít được tiếp cận nhất với các cải tiến khoa học thực vật để có thể quản lý và giảm thiểu những tác động này. CropLife và các công ty thành viên cũng cam kết đầu tư nguồn lực vào các chương trình hướng dẫn sử dụng sản phẩm một cách an toàn và có trách nhiệm. Chúng tôi đã và đang triển khai nhiều hoạt động tập huấn cho nông dân sử dụng các sản phẩm cải tiến theo khái niệm vòng đời. Những hoạt động này tiếp cận được với khoảng hơn 10 triệu nông dân mỗi năm.
Khuyến khích sự thay đổi trong các nông trại có thể tối đa hóa sự tác động tích cực đến khí hậu
Tại sao điều này lại quan trọng? – Các công nghệ khoa học thực vật có thể và đang thực sự thúc đẩy một hệ thống thực phẩm bền vững và thích ứng thông minh hơn với biến đổi khí hậu. Trong hệ thống hiện nay, vai trò của nông dân chủ yếu được đánh giá qua sản lượng cây trồng và thực phẩm họ tạo ra, tuy nhiên, họ cũng nên được ghi nhận cho những nỗ lực giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu và các dịch vụ hệ sinh thái nói chung. Một điều quan trọng nữa là chương trình hỗ trợ chuyển đổi tài chính và/hoặc cơ chế khuyến khích khác cần phải được cân nhắc – đặc biệt là trong các tình huống khi mà việc áp dụng các phương thức canh tác nông nghiệp tốt nhất chưa mang lại lợi ích ngay lập tức.
Tổ chức CropLife Quốc tế và các công ty thành viên hiện đang làm gì? – Ngành khoa học thực vật đang hợp tác với các đối tác, các bên liên quan cũng như phối hợp với chính phủ các nước để phát triển các cơ chế và chương trình khuyến khích khác nhau nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững với mục tiêu giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu cũng như giúp nông dân thích ứng với điều kiện canh tác hiện tại. Việc ứng dụng các cải tiến mới và các thực hành tốt nhất trong nông nghiệp được xem là các giải pháp tự nhiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các giải pháp này có thể hỗ trợ chính phủ các nước trong việc thực hiện những cam kết hành động vì khí hậu – vốn là trọng tâm của Thỏa thuận Paris cũng như đạt được các mục tiêu dài hạn của các quốc gia đó, bao gồm Điều 6 trong Thoả thuận Paris về Thị trường Carbon. Nhiều nông dân đã chủ động thực hiện các biện pháp giúp lưu trữ carbon, nhưng vẫn cần có sự khuyến khích, hỗ trợ để giúp họ không phải chịu gánh nặng tài chính một mình. Khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các khuôn khổ hợp tác của Điều 6. Việc tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các chương trình khuyến khích của khu vực công và tư nhân, đồng thời tăng tốc quá trình đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này sẽ thu hút được nhiều nông dân thực hành các biện pháp canh tác này hơn, góp phần làm giảm lượng khí thải carbon và tạo điều kiện phát triển thị trường carbon.
Ngoài ra, các công ty thành viên của chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều cam kết khác nhau nhằm hỗ trợ nông dân trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, chẳng hạn như đầu tư trồng thêm nhiều cây xanh và lập bản đồ dự báo rõ hơn về các loài dịch hại. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập website của từng công ty thành viên.
Bình luận