Tới năm 2011, người dân Anh đã dần thay đổi thái độ của mình về vấn đề này. Khảo sát tương tự cho thấy chỉ còn 27% người được hỏi cho rằng thực phẩm BĐG mang tới nhiều rủi ro, trong khi đó 34% tin rằng những lợi ích thu được còn lớn hơn rất nhiều. So với người dân ở các quốc gia khác như Pháp và Đức, nơi tư tưởng phản đối công nghệ BĐG vẫn còn khá mạnh mẽ thì người Anh dường như có thái độ thoải mái và dễ chấp nhận hơn
Nước Anh đã từng là quốc gia dẫn đầu một phong trào phản đối công nghệ biến đổi gen (BĐG). Vào cuối những năm 1990, một nhóm người phản đối trong trang phục bảo hộ đã tiến vào tàn phá các cánh đồng trồng thử nghiệm cây BĐG; các cuộc diễu hành hay biểu tình do các tổ chức phi chính phủ thực hiện đã thu hút rất nhiều người tham gia. Người dân rất ủng hộ hoạt động của các tổ chức này. Theo thông tin từ một tổ chức tiến hành thăm dò ý kiến ở Anh có tên Ipsos MORI, vào năm 2003, có khoảng 42% số người được hỏi cho rằng những rủi ro công nghệ BĐG đem lại còn lớn hơn những lợi ích đạt được. Và chỉ có 20% những người tham gia trả lời nói rằng họ thấy thực phẩm BĐG mang lại nhiều lợi ích hơn, số còn lại có thái độ không chắc chắn và một số thì khá thờ ơ. Phần lớn người dân Châu Âu vẫn cảm thấy e ngại khi nhắc đến vấn đề này. Vì không được dư luận ủng hộ nên các loại cây BĐG phục vụ mục đích thương mại đã không còn được trồng tại phần lớn các quốc gia Châu Âu, trong đó có nước Anh.
Tuy nhiên, tới năm 2011, người dân Anh đã dần thay đổi thái độ của mình về vấn đề này. Khảo sát tương tự cho thấy chỉ còn 27% người được hỏi cho rằng thực phẩm BĐG mang tới nhiều rủi ro, trong khi đó 34% tin rằng những lợi ích thu được còn lớn hơn rất nhiều. So với người dân ở các quốc gia khác như Pháp và Đức, nơi tư tưởng phản đối công nghệ BĐG vẫn còn khá mạnh mẽ thì người Anh dường như có thái độ thoải mái và dễ chấp nhận hơn. Một phần là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới 2013, doanh số bán các sản phẩm hữu cơ, với đối tượng khách hàng là những người tiêu dùng sản phẩm sạch và quan tâm tới sức khoẻ, đã giảm 15%. Nguyên nhân cũng là vì các siêu thị bày bán các sản phẩm có thương hiệu riêng và có giá thành rẻ hơn thay cho các sản phẩm hữu cơ. Hiện nay, phần lớn các siêu thị đều bán thịt và các sản phẩm gia cầm được chăn nuôi bằng thức ăn BĐG. Ông Daniel Crossley, thành viên của Food Ethics Council, một tổ chức từ thiện xanh cho biết đậu tương không BĐG dùng làm thức ăn chăn nuôi gà và các động vật khác đang ngày càng trở nên đắt đỏ và khó tìm được nguồn cung.
Hiện nay, vẫn còn một số nhóm phản đối công nghệ BĐG. Một trong số đó là tổ chức GM Freeze, một tổ chức chiến dịch được điều hành bởi hai nhân viên toàn thời gian làm việc tại nhà. Tuy nhiên sau khi mối đe doạ từ cây BĐG được trồng tại Anh giảm đi, phần lớn các nhóm từ thiện xanh bắt đầu dời sự chú ý của họ sang những vấn đề khác. Clare Oxborrow, thành viên của tổ chức từ thiện mang tên “Những người bạn của Trái đất” (Friends of the Earth) cho biết họ có ít cơ hội được để biểu tình hay “hành động” hơn. Khoảng 150 người đã tập trung phản đối việc thực hiện thử nghiệm trên lúa mì BĐG tại Viện Rothamsted vào năm 2012.Tuy nhiên trong năm nay, khi một thử nghiệm khác được tiến hành trên cây Cameline – một loại cây hạt dầu ít được biết tới hơn thì lại không ai lên tiếng.
Ông Mark Walport, trưởng ban cố vấn khoa học của chính phủ cho biết có lẽ nguyên nhân lớn nhất khiến người dân thay đổi cách nhìn về công nghệ BĐG đó là do các nhà khoa học đã có một cách giải thích rõ ràng, hợp lý hơn về vấn đề này. Các tổ chức như Trung tâm Truyền thông Khoa học (Science Media Centre – SMC), một tổ chức được thành lập vào năm 2002 sau khi xảy ra những vụ tranh cãi về công nghệ BĐG, cho biết công tác công tác thông tin cho các nhà báo đã được thực hiện tốt hơn. Fiona Fox, người điều hành SMC cho biết các nhà khoa học cây trồng cảm thấy vô cùng bối rối trước những lời mời nói chuyện trên đài phát thanh hoặc trên truyền hình bởi trước đây giới truyền thông không mấy quan tâm tới họ. Giờ đây, nhiều người cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi được mời phỏng vấn.
Nhiều chính trị gia cũng bày tỏ sự quan tâm của mình đối với lĩnh vực này. Một vài người trong số họ,chẳng hạn như ngài Owen Paterson, cựu Bộ trưởng Môi trường Đảng bảo thủ Vương quốc Anh vẫn luôn ủng hộ cây trồng BĐG, ông chỉ trích những phong trào bảo vệ môi trường vô nghĩa mà ông là gọi là “vũng nước xanh”. Những người khác, ngài David Willetts, cựu bộ trưởng khoa học là một ví dụ. Ông luôn quan tâm tới việc kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển ngành công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Bài gốc (tiếng Anh): http://www.economist.com/news/britain/21635033-attitudes-genetically-modified-food-seem-be-changing-frankenfine
Bình luận