Tại khắp nơi trên thế giới, nông dân đang phải bảo vệ nguồn cung lương thực toàn cầu của chúng ta khỏi những loài sâu bệnh có sức tàn phá lớn. Cùng tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu thêm về ngành khoa học thực vật đang hỗ trợ nông dân như thế nào trong cuộc chiến với sâu bệnh và cung cấp các phương pháp tiếp cận phát triển bền vững trong công tác quản lý dịch hại.
CHÂU CHẤU SA MẠC
Châu chấu sa mạc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực ở khu vực Đông Phi, và các sản phẩm bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nạn đói và tình trạng thiếu hụt lương thực trong khu vực.
SÂU KEO MÙA THU
Sâu keo mùa thu (FAW) có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ và đã được tìm thấy ở khu vực Đông và Trung Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và gần đây nhất chúng được phát hiện ở khu vực châu Phi và châu Á. Khi phát triển thành con sâu bướm trưởng thành, chúng có thể bay gần 500 km và có khả năng di chuyển nhanh chóng từ khu vực châu Phi vào miền nam châu Âu.
Nông dân ở Trung Quốc đang tìm những cải tiến trong ngành khoa học cây trồng nhằm chống lại sâu keo mùa thu, như ứng dụng ngô công nghệ sinh học kháng sâu keo và các công nghệ khác của chương trình IPM trong bộ công cụ mà họ có.
NẤM FUSARIUM TR4
Không chỉ đe dọa tới sinh kế của người nông dân trên khắp khu vực châu Á và châu Phi, nấm Fusarium TR4 hiện còn đang gây hại trên các đồn điền trồng chuối ở khu vực Nam Mỹ. Tuy rằng hiện nay chưa có phương pháp cụ thể để diệt nấm, nhưng ta vẫn có thể hy vọng vào sự tiến bộ của công nghệ biến đổi gen.
Do sự lây lan và tàn phá nhanh chóng của nấm Fusarium chủng 4 nhiệt đới, các công cụ kỹ thuật di truyền xuất hiện nhằm cung cấp một giải pháp hiệu quả, an toàn và khả thi để phát triển các giống cây kháng bệnh. Việc công nghệ di truyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các gen có lợi tới các giống cây khác nhau đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích để phá vỡ các nút thắt tự nhiên trong việc lai tạo chuối nhằm tạo ra chất lượng tốt nhất.
Giống chuối Gros Michel và chuối Cavendish là hai ví dụ nổi bật nêu lên mối đe dọa nguy hiểm do tác động của dịch hại mà không hề có các biện pháp kiểm soát và đề cao tầm quan trọng của bộ công cụ nông nghiệp hiệu quả và dễ tiếp cận (bao gồm cả công nghệ biến đổi gen).
BỆNH THỐI QUẢ/ BỆNH THỐI ĐEN
Khu vực Tây Phi là nơi xuất hiện các cường quốc chuyên sản xuất ca cao, một trong những loại cây trồng được yêu thích nhất trên thế giới, nhưng chúng đang phải đối mặt với mối đe dọa to lớn từ sâu bệnh và nông dân đang phải làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết nhằm duy trì nguồn cung ca cao, song song với việc ứng phó với các tác nhân xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu.
Các nước Tây Phi cũng đang phải hứng chịu virus gây bệnh sưng chồi ca cao (CSSV) có thể giết chết cây chỉ trong vòng 3 năm mà không hề có cách chữa trị. Ước tính rằng kể từ năm 1946, hơn 200 triệu cây ca cao đã bị chặt do bệnh CSSV.
Việc đảm bảo rằng nông dân khu vực Tây Phi được tiếp cận với tất cả các giải pháp nông nghiệp có thể hỗ trợ họ ứng phó với những khó khăn trong công tác quản lý dịch hại trên các trang trại ca cao của mình một cách hiệu quả. Nếu không có các giải pháp mang tính linh hoạt và dễ tiếp cận, thì nguồn cung của một trong những loại cây trồng quý giá trên thế giới có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
CỎ MÁC
Chương trình IPM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đối phó với một số loài gây hại nguy hiểm nhất, như cỏ mác, nếu không chúng sẽ tấn công và phá hủy hàng triệu héc-ta cây trồng. Điều quan trọng là nông dân không chỉ được tiếp cận mà còn phải được đào tạo kiến thức về nhiều loại công nghệ khoa học thực vật có sẵn.
Bình luận