• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Tin tức

Trang chủ • Thông tin báo chí • Tin tức • Ngành thức ăn chăn nuôi Ấn Độ kêu gọi chính phủ phê duyệt sản phẩm biến đổi gen (BĐG) để tự chủ nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước

08/11/2021 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Ngành thức ăn chăn nuôi Ấn Độ kêu gọi chính phủ phê duyệt sản phẩm biến đổi gen (BĐG) để tự chủ nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước

Tác giả: The Hindu Business Line
Ngày đăng: 08/11/2021

Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Ấn Độ cho biết trồng cây BĐG góp phần vô cùng quan trọng trong việc cải thiện năng suất và đảm bảo tính sẵn có của nguồn thức ăn thiết yếu mà ngành công nghiệp yêu cầu.

Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi đã kêu gọi Chính phủ Liên Bang phê duyệt cây trồng biến đổi gen (BĐG), đặc biệt là đậu tương, với mục tiêu giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung đang diễn biến ngày càng tăng hiện nay.

Vào ngày 25/09 vừa qua, tại hội nghị bàn tròn chuyên đề quốc gia được tổ chức bởi Hiệp hội Các nhà Sản xuất Thức Ăn Chăn nuôi (CLFMA) của Ấn Độ, các đại biểu tham dự cho biết việc ứng dụng cây trồng BĐG góp phần vô cùng quan trọng trong việc để cải thiện năng suất và tính sẵn có nguồn cung thức ăn đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp chăn nuôi.

Ảnh: Vấn đề thiếu hụt nguồn cung thức ăn chăn nuôi đang ngày càng tăng tại Ấn Độ (Nguồn: Indian express)

Tìm kiếm tiếng nói chung

Theo Ông B Soundararajan – Chủ tịch Suguna Holdings, Ấn Độ nên trồng giống BĐG để chủ động hơn trong sản xuất lương thực. Ông nói: “Kể cả với cả cây ngô, chúng ta đều có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt tương tự.”

Ông Bahadur Ali – Giám đốc điều hành của IB Group, cho biết ngành công nghiệp cần phải có một cuộc thảo luận lại với chính phủ để thuyết phục họ cho phép việc sử dụng cây trồng BĐG. Ông cho biết: “Chúng ta cần một tiếng nói chung để gia tăng sức ảnh hưởng trong đề xuất với chính phủ.”

Ông BS Yadav, Giám đốc điều hành của Godrej Agrovet, cảm thấy rằng các quốc gia khác đều đã thành công trong việc nâng cao năng suất của cây đậu nành bằng việc sử dụng các giống cây trồng BĐG.

Về việc kêu gọi thay đổi hệ thống sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm, ông Yadav chia sẻ rằng cần phải tập hợp mọi bằng chứng trong ngành mang tính thuyết phục và trình bày chúng trước chính phủ để được hỗ trợ.

Ông Tarun Sridhar, nguyên Thư ký Cục Chăn nuôi và Sữa của Chính phủ Ấn Độ, cho biết việc thiếu thông tin, hiểu sai sự thật cũng như lập trường tư tưởng của một số người mang trong mình tâm lý chống lại sản phẩm BĐG là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Tâm lý chống biến đổi gen

Ông Tarun Sridhar cho biết mọi người đã tiêu thụ ít nhất một tá sản phẩm, ví dụ như các loại đồ ăn vặt, có chứa một số thành phần BĐG không ở dạng này thì cũng ở dạng khác.

Ông thấy rằng các chiến dịch tiêu cực nhắm vào ngành chăn nuôi gia cầm, bất cứ khi nào có dịch bệnh xảy ra trong nước, sẽ khiến ngành này rơi vào tình trạng thua lỗ.

Ngành thủy sản

Ông Krishnaiah, nguyên Giám đốc điều hành của Ủy ban Phát triển Thủy sản Quốc gia, nói rằng ngành thủy sản đã không nhận được sự quan tâm xứng đáng.

Theo ông Rahul Kumar, Giám đốc điều hành của Lactalis India Limited, các chi phí sản xuất trong ngành sữa tại Ấn Độ cao hơn so với Hoa Kỳ và Châu Âu.

Ông cho rằng các công nghệ như dữ liệu đám mây, blockchain và hình ảnh vệ tinh (để lập bản đồ cho các khu vực sản xuất thức ăn gia súc) nên được ứng dụng nhằm giúp đất nước trở thành nhà sản xuất sữa hiệu quả.

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại 20 năm đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học đối với Kinh tế & Môi trường

Tin tức Thông tin báo chí - 11/06/2017

Norman Borlaug: Chân dung Người đàn ông Vĩ đại

Tin tức - 03/04/2014

Thuốc trừ cỏ giúp giảm bớt làm cỏ thủ công ở châu Phi

Kiến thức Thông tin báo chí Tin tức - 21/08/2021

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Ngày trái đất 2020: CropLife Châu Á nhấn mạnh vai trò của khoa học thực vật trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
Ngày trái đất 2020: CropLife Châu Á nhấn mạnh vai trò của khoa học thực vật trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
Vì sao Châu Âu có ác cảm với thực phẩm biến đổi gen?
Vì sao Châu Âu có ác cảm với thực phẩm biến đổi gen?
Vấn đề an toàn thực phẩm: Truyền thông các vấn đề khoa học  một cách có trách nhiệm
Vấn đề an toàn thực phẩm: Truyền thông các vấn đề khoa học một cách có trách nhiệm
Giải đáp thắc mắc về sinh vật biến đổi gen
Giải đáp thắc mắc về sinh vật biến đổi gen
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật – Định hướng và lộ trình thực hiện”
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật – Định hướng và lộ trình thực hiện”

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy