• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Thông tin báo chí

Trang chủ • Thông tin báo chí • Hạt bông sớm sẽ có thể sử dụng làm thực phẩm

26/10/2018 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Hạt bông sớm sẽ có thể sử dụng làm thực phẩm

Tác giả: NY Post
Ngày đăng: 26/10/2018

Các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã “mở đường” cho nông dân trồng các giống bông biến đổi gen (BĐG) để tạo ra hạt bông có thể ăn được – đây được xem là một nguồn thực phẩm mới giàu protein có thể đặc biệt hữu ích cho người dân các nước trồng bông đang phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng.

Vào ngày 16 tháng 10, Cơ quan Giám sát Sức khỏe Động vật và Thực vật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã dỡ bỏ quy định cấm nông dân canh tác các giống bông được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Texas A & M. Tuy vậy, hạt bông của cây bông giống này vẫn chưa thể được sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc làm thức ăn gia súc ở Hoa Kỳ vì đang đợi thêm phê duyệt của Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Bông được trồng rộng rãi trên toàn thế giới, chất xơ của chúng được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành hàng dệt may và hạt bông được sử dụng là một trong các nguồn cung thức ăn cho động vật như gia súc và cừu – những loài có nhiều khoang dạ dày. Hạt bông thông thường không thích hợp cho con người và nhiều loài động vật ăn vì nó chứa hàm lượng cao gossypol – một chất độc hại.

Bông trồng thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứ Texas A&M – Nguồn: Reuters
Bông trồng thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứ Texas A&M – Nguồn: Reuters

Một nhóm các nhà khoa học được dẫn dắt bởi Tiến sỹ nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật Keerti Rathore thuộc ban Nghiên cứu Nông nghiệp Ứng dụng (Agrilife) của Texas A&M đã sử dụng phương pháp RNAi, hay còn gọi là công nghệ can thiệp RNA để “tắt” một gen giúp loại bỏ hầu như hoàn toàn “gossypol” ra khỏi hạt bông. Họ để lại lượng “gossypol” ở mức độ tự nhiên trong các phần còn lại của cây để giúp cây chống côn trùng và bệnh hại.

“Đối với cá nhân tôi, tôi thấy nó có vị hơi giống như đậu xanh và nó có thể dễ dàng được sử dụng để làm một món hummus ngon”, Tiến sỹ Rathore nói về hạt bông không gossypol.

Dâu hạt bông một loại nguuyên liệu nấu ăn, sau khi được chiết xuất, phần khô đầu còn lại có rất nhiều công dụng, ông Rathore nói thêm. “Nó có thể được nhào thành bột làm bánh mì, bánh mỳ dẹt và các loại bánh nướng khác cũng như được sử dụng trong các thanh protein. Trong khi đó, nhân hạt bông là một món ăn vặt khi rang và muối hay có thể dùng để làm bơ đậu phộng.”

Theo ông Rathore, nếu sử dụng tất cả các hạt bông đã sản xuất trên toàn thế giới làm thực phẩm, nó có thể đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày của khoảng 575 triệu người. Mục đích thương mại lớn nhất của hạt cottton là để sử dụng làm thức ăn cho gia cầm, lợn và các loài thuỷ sản nuôi như cá và tôm.

Rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đang sản xuất bông, khoảng 80 nước. Việc cho ra các giống bông mới này thực sự có ý nghĩa, đặc biệt tại Châu Á và Châu Phi – khu vực đang có rất nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Chúng ta sớm có thể ăn hạt bông: https://nypost.com/2018/10/18/we-could-soon-be-eating-cottonseed/?fbclid=IwAR3aUaatcgn3yGEoVh1XpdkQYJP1lqB4RI0Ml3OxdLzSZYSIwaeD9obfCbo

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo: “Nâng cao năng lực xuất khẩu & an toàn thực phẩm nông sản việt nam vai trò của quản lý hoá chất nông nghiệp”

Thông tin báo chí - 03/12/2018

Các lợi ích của các loại sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật

Kiến thức - 01/11/2016

Gạo vàng có thể cứu được hàng triệu trẻ em nhưng cho đến bây giờ vẫn bị ngăn cấm

Thông tin báo chí - 03/12/2019

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Thiệt hại về kinh tế và môi trường của việc cấm canh tác cây trồng  biến đổi gen trên toàn cầu
Thiệt hại về kinh tế và môi trường của việc cấm canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu
Lợi ích của mô hình tồn tại đồng thời
Lợi ích của mô hình tồn tại đồng thời
USDA không có kế hoạch ban hành quy định quản lý đối với cây trồng chỉnh sửa gen
USDA không có kế hoạch ban hành quy định quản lý đối với cây trồng chỉnh sửa gen
Trung Quốc phê duyệt ngô và đậu nành biến đổi gen: Tại sao điều này lại quan trọng đối với Nam Phi
Trung Quốc phê duyệt ngô và đậu nành biến đổi gen: Tại sao điều này lại quan trọng đối với Nam Phi
Tòa án Brazil huỷ bỏ lệnh cấm sử dụng glyphosate
Tòa án Brazil huỷ bỏ lệnh cấm sử dụng glyphosate

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy