• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Thông tin báo chí

Trang chủ • Thông tin báo chí • GMO không phải là lý do chính khiến loài bướm vua bị suy giảm

22/02/2019 by CropLifeVietNam Leave a Comment

GMO không phải là lý do chính khiến loài bướm vua bị suy giảm

Tác giả: phys.org
Ngày đăng: 22/02/2019

Sử dụng các dữ liệu số hoá từ các bảo tàng và phòng mẫu cây trên khắp Bắc Mỹ, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi sự phát triển tương đối của loài bướm vua và cây bông tai trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ, từ năm 1900 đến năm 2016. Họ phát hiện cả loài bướm vua và cây bông tai đều đã tăng trưởng trong suốt đầu thế kỷ 20, và tình trạng suy giảm gần đây thực ra là một phần của xu hướng kéo dài hơn nhiều bắt đầu từ năm 1950.

Để hiểu rõ hơn về tương lai của loài bướm vua, Jack Boyle đã chế tạo ra một cỗ máy thời gian.

Boyle, nghiên cứu sinh chương trình Mellon ngành Chính sách và Khoa học Môi trường tại trường đại học William & Mary, đã sử dụng công cụ web để khai thác hàng triệu dữ liệu thực vật học có tuổi đời thế kỷ, nhằm theo dõi xu hướng phát triển của cây bông tai tại Mỹ. Trái ngược với tuyên bố của các nhà khoa học và các nhà hoạt động trong nhiều thập kỷ, ông đã tìm ra rằng cây trồng chuyển gen không phải là thủ phạm chính gây ra sự suy giảm của cây bông tai – loại cây ưa thích nhất của loài bướm vua.

Boyle chia sẻ: ” Các đánh giá của chúng tôi trái ngược hoàn toàn với tin tức về cây trồng chuyển gen và việc phun thuốc trừ cỏ đã gây tác động đến loài bướm vua, phá huỷ cây bông tai. Tất nhiên, chúng ta không thể bác bỏ những gì đã diễn ra trong vòng hơn 20 năm qua, nhưng đó chỉ là giai đoạn cuối trong quá trình suy giảm của cây bông tai. Loài cây này đã chết dần từ giữa thế kỷ 20, rất lâu trước khi cây trồng chuyển gen xuất hiện.”

Boyle cùng hai nhà đồng tác giả là trợ lý Giáo sư Sinh học Josh Puzey và Phó giáo sư Sinh học Harmony Dalgleish đã công bố các kết quả nghiên cứu này trên tạp chí khoa học PNAS.

Jack Boyle (bên trái) – Nghiên cứu sinh chương trình Sau Tiến sĩ
Jack Boyle (bên trái) – Nghiên cứu sinh chương trình Sau Tiến sĩ

Sử dụng các dữ liệu số hoá từ các bảo tàng và phòng mẫu cây trên khắp Bắc Mỹ, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi sự phát triển tương đối của loài bướm vua và cây bông tai trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ, từ năm 1900 đến năm 2016. Họ phát hiện cả loài bướm vua và cây bông tai đều đã tăng trưởng trong suốt đầu thế kỷ 20, và tình trạng suy giảm gần đây thực ra là một phần của xu hướng kéo dài hơn nhiều bắt đầu từ năm 1950.

“Cây trồng kháng thuốc trừ cỏ rõ ràng không phải là thủ phạm duy nhất, và thậm chí không có khả năng là thủ phạm chính,” bài báo chỉ rõ. “Sự suy giảm của loài bướm vua và cây bông tai đã bắt đầu cả thập kỷ trước khi cây trồng chuyển gen được thương mại hoá. Hơn nữa, số lượng nông trại giảm dần đi cũng là một trong những lý do khiến loài bông tai có xu hướng giảm dần trong suốt giai đoạn từ năm 1900 – 2016.

Loài bông tai thông thường – hay Asclepias syriaca – được biết tới nhiều nhất bởi mối quan hệ của chúng với loài bướm vua. Loại cây này đóng vai trò là môi trường sinh sản chính của bướm vua. Những con bướm đẻ trứng và ấp trứng trên cây bông tai, chúng ăn lá bông tai và dành hai giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời trên cây bông tai.

Trong lịch sử, cây bông tai sinh trưởng tại các cánh đồng đậu nành và ngô, mọc xen giữa các hàng hoặc trên bờ. Boyle chia sẻ, thông tin phổ biến trong hai thập kỷ qua, cho rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự suy giảm của cây bông tai tại Mỹ là do sự ra đời của các cây trồng chuyển gen (GMO) – loài giống cây trồng được thiết kế nhằm kháng thuốc trừ cỏ.

Loài Bướm Chúa Monard
Loài Bướm Chúa Monard

Theo một báo cáo năm 2017 của Trung tâm Đa dạng Sinh học: “Sự suy giảm nghiêm trọng của loài bướm phần lớn gây ra bởi việc canh tác cây trồng chuyển gen trên diện rộng. Sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ – Roundup và các loại thuốc trừ cỏ khác… đã gần như xoá sổ cây bông tai trên các cánh đồng ngô và đậu nành tại miền Trung Tây.”

Nhưng theo nghiên cứu của ông Boylesự sụt giảm của các nông trại gia đình do công nghiệp hoá nền nông nghiệp đã tạo ra nhiều tác động đối với môi trường sống của cây bông tai. Bài báo chỉ ra thời gian suy giảm của loài bướm vua và cây bông tai gần như tương ứng với cuộc cách mạng nông nghiệp giữa thế kỷ 20 – cuộc cách mạng dẫn tới việc gia tăng cơ giới hoá cũng như đầu vào hoá học trên đất nông nghiệp.

Kể từ đó, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô trang trại trung bình, kèm theo sự sụt giảm nhanh không kém về số lượng trang trại. Tính từ năm 1900, số trang trại ở Mỹ đã giảm 63%, trong khi quy mô trang trại trung bình tăng 67%, theo USDA.

Tuy nhiên, các khám phá của nhóm nghiên cứu cho thấy còn rất nhiều điều chưa rõ ràng.

“Chúng tôi đã thử đánh giá các biến số khác nhau như vai trò của quy mô trang trại, việc sử dụng thuốc trừ cỏ và sử dụng phân bón,” Puzey cho biết. “Nhìn chung, mô hình chỉ giải thích được ít hơn 20% sự biến thiên trong quá trình phát triển của cây bông tai. Nói cách khác, còn nhiều tác động khác như việc sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ hay kích thước các nông trại gây ra các mức độ biến động trong sự phát triển của cây bông tai vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ.”

Nhóm nghiên cứu đã trích xuất thông tin số hoá của 1.191 mẫu bướm vua và 39.510 mẫu cây bông tai, được thu thập trong khoảng thời gian 116 năm. Các nhà nghiên cứu biết rằng các nhà phân loại có thể đã thu thập nhiều loại khác nhau nhằm đa dạng hoá bộ sưu tập vì vậy họ họ đã tính toán các biến số này bằng phương thức “đánh giá tương đối” cho cả bướm vua và cây bông tai.

Họ chia số lượng mẫu cây bông tai và bướm vua được thu thập mỗi năm cho tổng số mẫu cây có mạch và mẫu bướm cũng như mẫu ngài được thu thập trong cùng một phạm vi địa lý. Nếu tổng số bộ sưu tập giảm đi đối với tất cả các mẫu, ví dụ trong giai đoạn Thế chiến II, thì số lượng mẫu của cây bông tai và bướm vua vẫn có thể phản ánh sự phát triển của chúng, chứ không phải giảm sút trong quá trình sưu tập.

“Không có nhiều phương pháp dập khuôn có thể sử dụng đối với các loại dữ liệu này,” Boyle cho biết, “Tôi nghĩ rằng điều đó chủ yếu bởi chúng khá mới. Khi cộng đồng khoa học bắt đầu làm quen nhiều hơn với các bộ dữ liệu này, tôi nghĩ chúng ta sẽ có thể thực hiện được nhiều loại nghiên cứu hấp dẫn hơn.”

Boyle giải thích rằng khám phá chính của nhóm vẫn còn rất nhiều điểm có thể phát triển. Dù GMO có thể không phải thủ phạm chính, loài bướm vua vẫn đang chết dần với tốc độ đáng lo ngại. Nghiên cứu chỉ ra trong vòng 25 năm qua, số lượng di trú của loài bướm chúa đã suy giảm mạnh mẽ, tới 80%.

“Tôi nghĩ rằng kết luận của bài báo này là nếu chúng ta thực sự muốn hiểu tại sao cây bông tai lại suy giảm, và tại sao loài bướm chúa đang chết dần, chúng ta cần phải tìm hiểu điều gì đang diễn ra tại 80% của sự biến thiên không được giải thích bằng mô hình,” Puzey cho biết. “Nguyên nhân gây ra sự biến thiên lớn như vậy chỉ đơn giản không được giải thích bằng các tham số nông nghiệp này.”

 

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống hạt giống bền vững là giải pháp đối với vấn đề an ninh lương thực

Thông tin báo chí Tin tức - 25/06/2021

Thông điệp của CropLife đối với quy trình pháp lý cho việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tin tức - 01/11/2016

Sau 20 năm ứng dụng, tổng diện tích cây trồng CNSH đạt 2 tỷ hecta và mang lại thu nhập khoảng 150 tỷ đô la cho nông dân trên toàn cầu

Thông tin báo chí - 15/04/2016

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Nâng cao năng lực về Giải pháp IPPC e-Phyto nhằm thúc đẩy thương mại hạt giống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nâng cao năng lực về Giải pháp IPPC e-Phyto nhằm thúc đẩy thương mại hạt giống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
APVMA: Gỡ bỏ 532 thuốc thú y và BVTV không rõ nguồn gốc khỏi các sàn thương mại Úc
APVMA: Gỡ bỏ 532 thuốc thú y và BVTV không rõ nguồn gốc khỏi các sàn thương mại Úc
USDA: Báo cáo về xu hướng ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Hoa Kỳ
USDA: Báo cáo về xu hướng ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Hoa Kỳ
Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm thứ 2 – 2025
Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm thứ 2 – 2025

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 243 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy