Điểm qua những kết quả đã đạt được từ những nỗ lực và hoạt động đã thực hiện trong những năm gần đây.
LẬP KẾ HOẠCH TOÀN CẦU ĐỂ GIẢI QUYẾT AN NINH LƯƠNG THỰC
Vào tháng 9 năm 2015, Liên Hợp Quốc đã đưa ra Chương trình g Nhị sự 2030 về vấn đề phát triển bền vững, đây là một kế hoạch đầy tham vọng được thông qua bởi các nhà lãnh đạo thế giới phấn đấu hướng tới 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030. CropLife Quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các kết quả đầu ra của chương trình này thông qua làm việc với Liên Hợp Quốc (UN) cũng như các bên liên quan có chung quan điểm, đảm bảo rằng các mục tiêu đã được vạch ra là khả thi và thực tế để giải quyết bền vững các vấn đề về an ninh lương thực và môi trường.
CropLife và các thành viên đã tham gia vào rất nhiều đàm phán, chứng minh các đóng góp của ngành khoa học cây trồng chứng minh để đổi mới và góp phần vào tăng trưởng liên tục cho người nông dân và tầm quan trọng của ngành trong việc giải quyết rất nhiều mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là đối phó với các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đấu tranh chống lại nạn đói toàn cầu và hỗ trợ các chương trình vì mục đích sản xuất nông nghiệp bền vững.
Trong tương lai, CropLife tiếp tục tham gia cùng với các khối tư nhân và nhà nước, nỗ lực giúp đỡ các nhà lãnh đạo toàn cầu lập ra bộ chỉ số quan trọng để đạt được mục tiêu của chương trình nghị sự. Nhiều thành viên của CropLife còn chủ động kết hợp các mục tiêu hành động của Chương trình nghị sự 2030 vào kế hoạch công việc của họ, tái khẳng định cam kết của ngành khoa học thực vật trong việc hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc trong nỗ lực toàn cầu này.
THÚC ĐẨY PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HÓA CHẤT
CropLife đã dẫn đầu đoàn đại biểu của ngành đến kỳ họp thứ tư của Hội nghị Quốc tế về Quản lý Hóa chất (International Conference on Chemicals Management – ICCM4) vào tháng 9 năm 2015, kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu ủng hộ phương pháp đánh giá dựa trên rủi ro (risk-based) thay cho phương pháp đánh giá dựa trên mối nguy hại (hazard-based) đối với các loại thuốc trừ sâu có nguy cơ cao (HHPs) và hóa chất gây gián đoạn nội tiết (EDCs).
ICCM ảnh hưởng đến nỗ lực quốc tế của UN trong việc thúc đậy việc sử dụng hóa chất, hay còn được biết đến như Phương pháp tiếp cận chiến lược quốc tế về quản lý hóa chất (Strategic Approach to International Chemicals Management – SAICM).
CropLife hoan nghênh sự đồng thuận đã đạt được bởi 175 quốc gia thành viên SAICM để giới thiệu ngôn ngữ khoa học vững chắc về cách tiếp cận HHPs khẳng định về quản lý rủi ro và giảm thiểu rủi ro. Các quốc gia thành viên SAICM cũng đã nỗ lực phản đối việc thành lập “Liên minh toàn cầu vì sự biến mất dần của HHPs”, thay vào đó chấp thuận rằng việc quản lý HHPs đã được thực hiện bởi Tổ chức Nông lương thế giới của LHQ (FAO) và được hỗ trợ bởi hành động và cam kết ngành tự nguyện là một cách tiếp cận hiệu quả.
Đối với các hóa chất gây gián đoạn nội tiết, CropLife đã hợp tác với Hội đồng Quốc tế của Hiệp hội hóa chất (the International Council of Chemical Associations) và Hội đồng Hoa Kỳ về Kinh doanh Quốc tế (the U.S. Council for International Business) để kêu gọi các quy định dựa trên khoa học. CropLife đã có cơ hội xuất bản và phân phối các bài trình bày quan điểm về chính sách đối với vấn đề này. Trong một động thái tích cực khác đối với ngành, các quốc gia thành viên SAICM cũng ủng hộ phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro đối với các quy định và từ chối áp lực thúc ép lập lên một danh sách đen các EDCs hay EDCs tiềm ẩn.
CropLife sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình SAICM nhằm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng bất lợi của hóa chất đối với sức khỏe con người và hóa chất đến năm 2020.
ĐƠN GIẢN HÓA QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT CÔNG NGHỆ SINH HỌC (CNSH) TẠI TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một trong những môi trường pháp lý phức tạp nhất và khó có thể đoán trước được khi nói đến việc phê duyệt các giống cây trồng CNSH, gây ra cản trở rất lớn đến khả năng chia sẻ các cải tiến nông nghiệp của các công ty phát triển công nghệ tới nông dân trên toàn thế giới.
CropLife Quốc tế và Croplife Trung Quốc, cùng với một liên minh các nước xuất khẩu bao gồm Argentina, Brazil, Canada và Hoa Kỳ – và những bên liên quan theo chuỗi giá trị đã trình đề xuất chính thức để sửa đổi Quy định An toàn thực phẩm của Trung Quốc vào năm 2015. Các nhóm đã liên kết với nhau trong nỗ lực vận động toàn cầu nhằm khuyến khích các chính phủ và các bên liên quan theo chuỗi giá trị trình ý kiến đề xuất sửa đổi trong suốt quá trình thông báo của WTO.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vẫn đang xem xét đầu vào của đề xuất sửa đổi này, nhưng nỗ lực này là rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng mối quan tâm của mạng lưới CNSH toàn cầu đã được biết tới và xem xét. CropLife sẽ tiếp tục tham gia vào sự phát triển của quá trình này trong những năm tiếp theo.
TIẾP TỤC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CHỌN TẠO GIỐNG MỚI.
Các nhà khoa học sử dụng các phương pháp kỹ thuật lai trồng giống mới (New Plant Breeding Technniques – NBTs) để đáp ứng kịp thời nhu cầu cụ thể của nông dân và người tiêu dùng. Gần đây, CropLife đã tham gia thảo luận về phương thức mà các chính phủ trên toàn cầu nên đánh giá đúng cách về sự an toàn của NBTs theo cơ chế quản lý của họ.
Với sự quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề này từ các khối nhà nước cũng như tư nhân, CropLife đã tập hợp một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật vào năm 2013 để kiểm tra tình trạng của NBTs trên toàn thế giới, và họ đã đồng ý chung với bản quan điểm ngành về giám sát quản lý các sản phẩm được phát triển bởi NBTs và một bản tóm tắt kỹ thuật về một số phương pháp kỹ thuật được sử dụng trên toàn khắp thế giới.
Trong năm 2015, CropLife Quốc tế và Liên bang Quốc tế Giống cây trồng (International and the International Seed Federation – ISF) đã khởi xướng Nhóm Công tác Chiến lược về Đổi mới Công nghệ Sinh học Thực vật. Nhóm này sẽ giúp cho việc thành lập một khung pháp lý, kỹ thuật và những thảo luận mở để tiếp tục hỗ trợ đổi mới và tạo điều kiện thương mại quốc tế cho NBTs.
Đội ngũ kỹ thuật và truyền thông của CropLife sẽ tiếp tục hỗ trợ mạng lưới CNSH toàn cầu và các hiệp hội giống quốc gia trong nỗ lực tiếp cận chính phủ của họ. Công việc này nhằm tạo điều kiện đi đến các kết luận chung trong những quy định quốc gia vừa có cơ sở khoa học và vừa có thể dự đoán được, giúp cho các nhà chọn tạo giống cây trồng luôn yên tâm rằng sản phẩm của họ có thể được tạo ra – được giao dịch trong cộng đồng nông nghiệp toàn cầu.
NÂNG CAO NHẬN THỨC CÔNG CHÚNG VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH KHOA HỌC THỰC VẬT ĐẾN XÃ HỘI
Trong những năm qua, CropLife đã đưa ra sáng kiến về vai trò lãnh đạo nhận thức và truyền thông nhằm làm nổi bật vai trò của ngành trong hệ thống nông nghiệp bền vững và chia sẻ quan điểm của ngành về các vấn đề toàn cầu quan trọng. Mục tiêu của dự án này là nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học thực vật trong các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng thế giới, và vai trò kỹ thuật trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
CropLife đã giới thiêu trang blog đầu tiên vào năm 2015, khắc họa những quan điểm công nghiệp về các vấn đề quan trọng, như mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, biến đổi khí hậu, và cách thức để hỗ trợ nông dân thế giới.
Trong năm 2016, CropLife Quốc tế sẽ tập trung vào dự án chia sẻ kinh nghiệm của ngành trong các dự án hợp tác xã hội, sáng kiến stewardship và tập huấn cho nông dân để đảm bảo việc sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm và công nghệ, và vai trò tích cực của đổi mới khoa học cây trông đối với an ninh lương thực, sinh kế của người nông dân cũng như môi trường.
Bình luận