Trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến tại Ukraine, hệ thống lương thực toàn cầu của chúng ta đang phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cho những người đang gặp rủi ro nhất
Cuộc chiến tại Ukraine đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn, không chỉ ở Ukraine mà còn trên toàn thế giới. Được xem là một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt – “rổ bánh mỳ” của toàn thế giới, cuộc chiến này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới các mặt hàng lương thực chính như lúa mì và dầu hướng dương, dẫn đến sự thiếu hụt lớn và các cú sốc về giá. Tệ hơn nữa, Nga cũng là nước lớn trong việc sản xuất phân bón, năng lượng cần thiết để sản xuất, trồng trọt và phân phối thực phẩm.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá thực phẩm toàn cầu đang trên đà tăng lên 23% trong năm nay sau khi tăng 31% vào năm 2021. Chi phí nguyên liệu và nhiên liệu đầu cần thiết để sản xuất và vận chuyển lương thực trong thời gian tới cũng có xu hướng tăng. Những khó khăn xảy đến ngay lập tức và khả năng lớn rằng năng suất nông nghiệp sẽ giảm mạnh trong vòng 4 năm tới.
Trong thế giới mà con người đang sinh sống hiện nay, hơn 40% lượng calo tiêu thụ đến từ ba loại cây trồng chính: lúa mì, ngô và gạo. Trong khi đó, việc sản xuất những loại ngũ cốc này chỉ tập trung ở một số vùng nhất định và một số ít công ty đang chi phối mỗi bước trong chuỗi giá trị. Do mức độ tập trung cao nên sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng ở bất kỳ khu vực quan trọng nào đều có thể gây ra những tác động tàn phá khủng khiếp trên toàn thế giới. Thêm vào đó, những khoản nợ và điều kiện thời tiết bất ổn do biến đổi khí hậu khiến nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo ước tính của nhóm Chuyên trách của Liên hợp quốc về Ứng phó với Khủng hoảng Toàn cầu, khoảng 1,7 tỷ người – hầu hết ở các nền kinh tế đang phát triển – có thể phải gánh chịu những động lớn do tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng; giá năng lượng và gánh nặng nợ nần tăng cao. Và những tác động này sẽ được cảm nhận không cân xứng giữa các khu vực. Ở các quốc gia nơi mức độ chi trả cho thực phẩm chiếm dưới 10% chi tiêu của người tiêu dùng (chẳng hạn như Mỹ, Úc và Anh), hầu hết cư dân sẽ bị ảnh hưởng nhẹ khi giá thực phẩm tăng. Nhưng các tác động sẽ nghiêm trọng hơn nhiều đối với cư dân tại các quốc gia nơi thực phẩm chiếm hơn 40% chi tiêu của họ (ví dụ như Pakistan, Guatemala, Kenya và Nigeria…). Tác động cũng nặng nề hơn cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương nhất tại các quốc gia.
Điều quan trọng, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang rình rập không phải ở khả năng sản xuất đủ lương thực của thế giới. Chính xác hơn, đó là về việc hệ thống lương thực của chúng ta không có khả năng dự trữ và phân phối lương thực đủ— trong khi các nguyên liệu đầu vào cần thiết để sản xuất thực phẩm một cách an toàn và công bằng đang phải đối mặt với sự đứt gãy do xung đột tại Ukraine. Thương mại toàn cầu đang và sẽ vẫn là một phần không thể thiếu của hệ thống lương thực hiện đại. Nhưng nhiều vấn nảy sinh đang cho thấy triệu chứng của những vấn đề lớn và có tính hệ thống hơn trong những chuỗi cung ứng trên toàn cầu vốn trải dài, ở cấp trung bình cao, phức tạp và dễ dứt gãy hiện nay.
Bài viết này tìm hiểu bản chất và mức độ tác động của cuộc khủng hoảng hiện tại cũng như xem xét cách thức mà hệ thống lương thực của chúng ta có thể được định hình để phản ứng nhanh chóng khi nhu cầu nhân đạo là cấp bách nhất. Điểm mấu chốt khi đưa ra giải pháp đó là cung cấp cho mọi người ở khắp mọi nơi phương tiện để họ tự giải quyết vấn đề, giảm thiểu tác động của khủng hoảng bằng cách đảm bảo rằng họ có đủ các yếu tố đầu vào và công cụ cần thiết để sản xuất và tiếp cận nguồn thực phẩm bền vững, có giá cả phải chăng và bổ dưỡng, không chỉ cho nhu cầu hiện tại mà còn trong dài hạn.
Sự bất ổn đang lên
Cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu cách đây vài tháng, nhưng rất nhanh chóng, chúng ta đã thấy rõ những tác động tiêu cực của nó đối với hệ thống lương thực toàn cầu – bao gồm cả giá thực phẩm và phân bón đang cao hơn do đại dịch COVID-19. Mặc dù nguyên nhân trực tiếp của mỗi cuộc khủng hoảng là khác nhau, nhưng đây là cuộc khủng hoảng lương thực lớn thứ ba mà chúng ta phải đối mặt trong vài thập kỷ qua – hai cuộc khủng hoảng giá lương thực leo tháng trước đó là vào các năm 2007-2008 và 2010–2011. Có thể kể đến một số căn nguyên dẫn đến ba cuộc khủng hoảng đó là việc đầu tư của các chính phủ và khu vực tư nhân vào hệ thống lương thực địa phương bị xem nhẹ; thiếu hụt tính đa dạng, khả năng phục hồi và sự linh hoạt cần thiết để ứng phó nhanh chóng với các cú sốc về khí hậu, gián đoạn thị trường hoặc xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện tại có thể còn thảm khốc hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng trước đó mà chúng ta trải qua.
Không tiếp thu những bài học từ quá khứ
Thứ nhất, nguồn cung thực phẩm sẵn có cho phần lớn cư dân thế giới chủ yếu là ngũ cốc và dầu ăn đang giảm. Nga và Ukraine hiện cung cấp khoảng 12% tổng lượng thực phẩm calo được giao dịch trên toàn cầu và cả hai đều là những nhà xuất khẩu các mặt hàng quan trọng như lúa mì (chiếm 28% thương mại toàn cầu) và dầu hướng dương (chiếm 69%). Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ (WFP) mua từ Ukraine một nửa số lúa mì mà nước này phân phối trên khắp thế giới. Đáng báo động hơn nữa, khi lượng xuất khẩu từ hai nước này sụt giảm, các nước xuất khẩu lương thực hàng đầu khác đã triển khai các chính sách cấm hoặc hạn chế xuất khẩu để bảo vệ kho dự trữ thực phẩm của chính nước họ. Ví dụ, Indonesia, quốc gia sản xuất khoảng 60% nguồn cung dầu cọ toàn cầu, gần đây đã ngưng xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ. Điều này đã tác động nghiêm trọng đối với các nước phụ thuộc vào nguồn thực phẩm nhập khẩu.
Kết quả là, giá cả tăng chóng mặt – không chỉ đối với thực phẩm, mà còn đối với phân bón và nhiên liệu. Chỉ số giá Lương thực FAO đạt trung bình 158,5 điểm vào tháng 4 năm 2022, cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát tăng vượt mức ở hầu hết các quốc gia. Những mức tăng đó khiến sức mua của các hộ gia đình suy giảm đáng kể, đặc biệt là đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương – những người thường dành phần lớn thu nhập để mua thực phẩm. Giá các mặt hàng thiết yếu đang tăng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Ví dụ, giá lúa mì đã tăng 18% ở Kenya, và giá gạo nhập khẩu đã tăng tới 50% ở Haiti. Ngay cả Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) của Mỹ – thường được coi là chỉ số đại diện cho lạm phát giá thực phẩm – cũng đang tăng lên, nhảy vọt lên 8,5% trong tháng 3, mức tăng cao nhất theo năm kể từ năm 1981.
Điều đáng lo ngại hơn là nguồn nguyên liệu đầu vào nông nghiệp quan trọng cũng đang tăng giá, đặc biệt là phân bón và nhiên liệu. Ví dụ, giá urê Biển Đen, một thành phần quan trọng trong phân bón đã vượt 900 USD/tấn vào tháng 3 năm 2022, tăng từ 350 USD/ tấn vào tháng 3 năm 2021 – nguyên nhân là do sự kết hợp của các biện pháp trừng phạt cũng như gián đoạn vận chuyển. Giá phân bón tăng có nghĩa là nông dân ở cả các nước nhập khẩu ròng và xuất khẩu ròng phải cân đối lại kế hoạch sản xuất như canh tác ít hơn, chuyển sang trồng các loại cây khác có nhu cầu phân bón thấp hơn (chẳng hạn không ưu tiên trồng các loại cây ngũ cốc cần đạm nhiều), hoặc bỏ hoàn toàn phân bón và trông chờ vào may mắn — tất cả những dịch chuyển đó đều có thể làm hỏng chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Khi có khoảng một nửa dân số trên toàn cầu đang dựa vào sản lượng của các cây lương thực cần sử dụng phân bón, sự sụt giảm nguồn cung này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tệp dân số này tới 4 năm sau nếu như bây giờ không có bất kỳ hành động cấp bách nào được triển khai để tăng nguồn cung. Và những tác động không đáng có của việc gián đoạn chuỗi cung ứng phân bón sẽ lan rộng tới toàn bộ người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tác động từ chiến tranh đối với giá nhiên liệu cũng kịch tính không kém. Bên cạnh việc chi phí gia tăng mà người nông dân cần phải bỏ ra để mua nhiên liệu nạp cho các thiết bị canh tác của họ; chi phí vận chuyển nội địa ở những chặng cuối đang chiếm tới 40% giá thực phẩm tại rất nhiều quốc gia. Vì vậy, khi giá nhiên liệu tăng lên, tổng chi phí thực phẩm tăng lên, tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi những khủng hoảng hiện tại xảy ra cùng lúc với mức nợ đang tăng cao ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, một phần là do những chi tiêu công để đối phó với đại dịch COVID-19. Kết quả là, các chính phủ đang phải vật lộn để trợ giá cho chi phí lương thực, phân bón và nhiên liệu đang tăng nhanh — và trong nhiều trường hợp, họ đang phải tạm dừng cung cấp khoản trợ cấp lương thực hoặc loại bỏ kế hoạch đó hoàn toàn.
Tạo thêm áp lực cho hệ thống lương thực toàn cầu là hiện tượng thời tiết La Niña hiện nay. Nếu như diễn biến thời tiết giống với năm 2012, sản lượng thu hoạch toàn cầu năm 2022 sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Hạn hán ở khu vực Trung Đông đã khiến vụ thu hoạch ở đây kém đi và đợt nắng nóng tháng 3 vừa qua ở Ấn Độ đã ảnh hưởng xấu đến vụ lúa mì của nước này, làm giảm sản lượng dự kiến xuống 6% so với ước tính ban đầu. Hungary vừa trải qua đợt hạn hán mùa đông thứ 4 liên tiếp, và mùa màng ở phía nam Brazil rất có thể chịu ảnh hưởng bất lợi do thiếu mưa.
Theo LHQ, 193 triệu người ở 53 quốc gia đã phải đối mặt với tình trạng “mất an ninh lương thực nghiêm trọng” vào năm 2021. Con số đó cao hơn 40 triệu so với mức kỷ lục trước đó vào năm 2020. Giờ đây, cuộc chiến của Nga vào Ukraine đã khiến các hệ thống lương thực toàn cầu vốn mong manh bị phá vỡ (Xem Hình 1). Mặc dù vậy, những tác động đầy đủ, trong cả ngắn hạn và trung hạn, vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ.
Hệ quả toàn cầu
Khi tổng hợp các tác động ngắn hạn của giá lương thực và năng lượng, tình trạng mất an ninh lương thực cộng với gánh nặng nợ ngày càng gia tăng của các quốc gia – sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phần lớn dân số toàn cầu. Kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ của chúng tôi đã chỉ ra 45 điểm nóng trên khắp thế giới – những nơi đang hứng chịu một số tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng (Xem hình 2).
Phân loại là một quốc gia có nguy cơ cao phản ánh việc quốc gia ấy tiếp xúc với nhiều yếu tố có thể gây hại. Hầu như tất cả các quốc gia trong phân loại này đều đang phải đối mặt với mức độ đói nghèo vô cùng nghiêm trọng, cộng với những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra liên quan đến đại dịch COVID-19. Các yếu tố khác bao gồm phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực, kim ngạch nhập khẩu lớn, lạm phát tăng cao, gánh nặng nợ nần cao, rủi ro về khí hậu và bất ổn dân sự.
Nếu tất cả các yếu tố rủi ro đó đều xảy ra thì có nghĩa đây không thể chỉ là một cuộc khủng hoảng ngắn hạn, mà còn có thể khó có cơ hội khôi phục trong một vài năm tới. Gánh nặng đối với những nông dân sản xuất lương thực quy mô nhỏ, những người chủ yếu sản xuất lương thực để phục vụ nhu cầu của chính họ và gia đình, sẽ đặc biệt nặng nề. Do đó, điều quan trọng là phải cung cấp cho những nông dân này các công cụ để họ tư bảo vệ trước những cuộc khủng hoảng lương thực lặp đi lặp lại.
Phản ứng khẩn cấp
Hiện tại, các hệ thống lương thực không được cấu trúc để phản ứng đầy đủ khi có khủng hoảng— và cho đến nay, chúng ta dường như đã học được rất ít từ những cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Việc quan trọng nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay đó là các chương trình phản ứng nhân đạo khẩn cấp và có sự phối hợp của tất cả các bên liên quan – chính phủ, các tổ chức phát triển và ngân hàng, NGO và các công ty tư nhân – để đáp ứng nhu cầu cấp bách nhất của mọi người bằng cách cung cấp viện trợ nhân đạo, bao gồm thực phẩm, hỗ trợ tài chính, cung cấp giống cây trồng, đầu vào sản xuất nông nghiệp, công cụ và kỹ thuật canh tác để hỗ trợ thâm canh bền vững trong nước. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng đa phương và song phương nên cân nhắc việc xóa nợ hoặc tái cấu trúc các khoản nợ để hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng có cơ chế thanh khoản tài chính cần thiết, từ đó chính phủ các quốc gia này có thể triển khai quỹ cứu trợ an toàn khẩn cấp và hỗ trợ các hoạt động sinh kế.
Đồng thời, các bên liên quan cũng phải tính toán khả năng cuộc chiến ở Ukraine, và cả cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, sẽ không sớm kết thúc. Với kịch bản đó, họ phải đưa ra những giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng hóa toàn cầu, vừa cho quá trình sản xuất trong nước để ngăn chặn sự kéo dài hoặc tồi tệ hơn của cuộc khủng hoảng. Bất kỳ giải pháp nào cũng phải bao gồm các hành động khẩn cấp trước tiên được thiết kế để cung cấp cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất phương tiện để họ tự đảm bảo an ninh lương thực trong trung hạn. Hình 3 dưới đây mô tả các khuyến nghị chính cho tất cả các bên liên quan.
Khi có thể, việc phối hợp đa ngành và quan hệ đối tác mới đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ dữ liệu mà các bên liên quan cần nắm bắt để hiểu rõ hơn về nguồn dự trữ toàn cầu và dòng chảy thương mại của các loại ngũ cốc và cây có dầu quan trọng; từ đó xác định những nhóm dân cư dễ bị ảnh hưởng nhất khi khủng hoảng và xác định các giải pháp tức thời phù hợp nhất (chẳng hạn liệu có hay không hoặc ở đâu cần hỗ trợ lương thực hay tiền mặt). Bằng cách làm việc cùng nhau, các bên liên quan cũng có thể thúc đẩy đổi mới ở tất cả các điểm dọc theo chuỗi cung ứng nông sản.
Để cải thiện tính minh bạch của thị trường và ngăn chặn tình trạng đầu cơ vào hàng hóa nông nghiệp, các quốc gia – đặc biệt là các nước xuất khẩu ròng – nên hợp tác với nhau một cách thiện chí để chia sẻ dữ liệu về đầu vào, sản xuất, kho dự trữ quốc gia và dự trữ ngũ cốc chiến lược, đồng thời nêu chi tiết các tình huống mà lương thực có thể được xuất xưởng từ các các nước này. Việc xác định cách thức để bao gồm dữ liệu về dự trữ ngũ cốc từ nguồn tư nhân là rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch đầy đủ. Những biện pháp này sẽ không chỉ giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại mà còn chỉ ra những tín hiệu sớm giúp các bên liên quan hiểu được những điểm yếu trong hệ thống lương thực liên kết toàn cầu và áp dụng các biện pháp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Chính phủ các nước viện trợ và xuất khẩu ròng
Mệnh lệnh kinh doanh đầu tiên của các nước viện trợ là ủng hộ và tài trợ đầy đủ cho WFP cũng như các tổ chức nhân đạo phi chính phủ khác để họ có thể cung cấp ngay lương thực cho Ukraine và các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Các chính phủ, đặc biệt là các nước xuất khẩu ròng ngũ cốc như Mỹ, Canada, Úc và Ấn Độ phải nhanh chóng phát triển một chiến lược phối hợp để giải phóng các kho dự trữ ngũ cốc và ưu tiên các mặt hàng lương thực chính đang có nhu cầu lớn nhất. Họ cũng nên xem xét việc tăng cường sản xuất các mặt hàng chủ chốt để bù đắp cho những thiếu hụt nguồn cung tiềm năng do khủng hoảng.
Các quốc gia tài trợ cũng nên xem xét đầu tư vào việc mở rộng giám sát theo thời gian thực của WFP đối với các chỉ số cơ cấu liên quan đến thực phẩm, chẳng hạn như tỷ lệ tiêu thụ không đủ thực phẩm, vượt quá mức hiện tại của khoảng 30 quốc gia.
Những khoản hỗ trợ tài chính cũng sẽ cần thiết để khôi phục hoặc thay thế cơ sở hạ tầng nông nghiệp thiết yếu và phân phối lương thực bị hư hại trong chiến tranh cũng như đảm bảo rằng khu vực tư nhân của Ukraine có phương tiện để nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất đầu vào để trồng trọt trong năm tới. Về dài hạn, duy trì các mức hỗ trợ phát triển chính thức sẽ giúp xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống lương thực, chứ không chỉ cho những ảnh hưởng tức thời của chiến tranh.
Các nước tài trợ cũng nên hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ bên ngoài Ukraine – đặc biệt là ở khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á, Trung Mỹ và các quốc đảo nhỏ – bao gồm hạt giống, phân bón và các nguyên liệu đầu vào khác để giảm bớt những gián đoạn trong vụ gieo trồng hiện nay cùng với các công cụ và dịch vụ kỹ thuật số để họ thúc đẩy sản xuất bền vững trong tương lai. Hỗ trợ giới thiệu các cơ sở nhập khẩu thực phẩm và phân bón cho các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là một ví dụ.
Chính phủ các nước có nhiều rủi ro
Mệnh lệnh kinh doanh đầu tiên của các chính phủ trong nhóm này là hợp tác chặt chẽ với WFP và các tổ chức phi chính phủ đảm bảo lương thực cho những công dân dễ bị tổn thương nhất của nước họ. Tiếp theo, họ nên nỗ lực đưa ra một loạt các giải pháp và biện pháp có sẵn để khuyến khích nông dân sản xuất nhỏ tăng cường sản xuất đa dạng các loại ngũ cốc (cả cây lương thực và cây trồng thay thế, cây giàu dinh dưỡng) và hạt có dầu. Nỗ lực này nên bao gồm việc hỗ trợ hạt giống, ưu tiên nhóm mục tiêu hỗ trợ là những nông dân nghèo, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng (đặc biệt là đối với phụ nữ sản xuất nhỏ) thông qua Chương trình An ninh lương thực và Nông nghiệp Toàn cầu của G20 và các chương trình tương tự, đồng thời thiết lập cơ chế hỗ trợ giá tối thiểu cho các cây trồng chủ lực. Mặc dù trợ cấp và hỗ trợ giá tối thiểu có thể là công cụ để cung cấp đủ thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng, nhưng song song với các biện báp đó, những các quốc gia triển khai nên có kế hoạch rõ ràng để loại bỏ dần các biện pháp này theo thời gian để tránh biến dạng thị trường đáng kể và lâu dài.
Các chính phủ cũng nên tích cực tăng cường khả năng hiển thị vào hệ thống nông nghiệp và chuỗi cung ứng của nước họ, đồng thời họ nên đầu tư vào thu thập dữ liệu và ứng dụng công cụ kỹ thuật số cần thiết để hỗ trợ việc ra quyết định tốt hơn. Một bước đi quan trọng khác là tham gia và thúc đẩy thực thi các hiệp định thương mại khu vực có sẵn, đặc biệt là các hiệp định ở các khu vực địa lý tiếp xúc nhiều. Chẳng hạn, việc phê chuẩn hoàn toàn Hiệp định Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi sẽ tạo ra một thị trường 1,2 tỷ dân với tổng GDP là 2,5 nghìn tỷ USD, tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới, từ đó mở ra cơ hội gia tăng doanh thu nông nghiệp to lớn.
Khối tư nhân
Trong phạm vi có thể, các công ty trong khu vực tư phải tiếp tục hỗ trợ nông dân Ukraine và khu vực tư nhân của nước này thông qua cung cấp nguyên liệu để gieo trồng, canh tác và thu hoạch cho vụ mùa sắp tới. Ngoài ra, việc triển khai thêm những công nghệ, mô hình kinh doanh và cơ chế chia sẻ dữ liệu đổi mới sẽ cho phép sản xuất lương thực năng suất và hiệu quả hơn ở Ukraine và nhiều nơi khác. Điều này có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác liên ngành và với các chính phủ để chia sẻ sản xuất, dự trữ, chuỗi cung ứng và các dữ liệu liên quan khác thông qua cơ chế trung gian (clearinghouses) để đảm bảo sự sẵn có của các đầu vào quan trọng khi cần thiết.
Chỉ cần nhìn vào những gián đoạn liên quan đến COVID-19 đã thúc đẩy các tác nhân thị trường nông sản ở nhiều nơi trên thế giới đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số như thế nào, từ đó dẫn đến sự minh bạch tốt hơn cho thông tin dữ liệu nông nghiệp và cho phép tổng hợp tốt hơn các sản phẩm từ những trang trại quy mô nhỏ. Ngoài việc hỗ trợ nông dân Ukraine, khu vực tư nhân nên xem xét đầu tư vào các phương tiện tài chính mới để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ – bao gồm cả nông dân – ở những nước nơi mà để đảm bảo sản xuất bền vững có quy mô sẽ đòi hỏi sự đổi mới và nguồn lực tài chính.
Các công ty khu vực tư nhân cũng nên hỗ trợ sản xuất và mở rộng quy mô thêm những loại ngũ cốc đổi mới và giàu dinh dưỡng thông qua phát triển và công thức hoá ngũ cốc nguyên hạt và hỗn hợp (sử dụng các loại cây trồng như kê, cao lương và rau dền). Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, định giá, tìm nguồn cung ứng và hậu cần cho những loại ngũ cốc dinh dưỡng này có thể thúc đẩy sự sẵn có rộng rãi hơn của thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hơn với giá cả hợp lý hơn.
Cuối cùng, các công ty nên cân bằng giữa nhu cầu lương thực trước mắt do khủng hoảng và tiềm năng tăng trưởng dài hạn ở các thị trường mới nổi với lợi nhuận trước mắt. Bằng cách tìm hiểu toàn bộ giải pháp để đạt được khả năng tiếp cận thực phẩm và khả năng thanh toán, các công ty tư nhân có thể duy trì mức giá hợp lý cho những người có nhu cầu nhất.
Các tổ chức đa phương và phát triển
Tổ chức Thương mại Thế giới nên xem xét loại trừ WFP và các tổ chức tương tự ra khỏi các lệnh hạn chế do quốc gia đặt ra nhằm hạn chế xuất khẩu lương thực và đầu vào, đồng thời tổ chức này nên thực hiện các biện pháp tiếp theo để hợp lý hóa việc mua lương thực cho các chương trình hỗ trợ lương thực khẩn cấp khác.
Các tổ chức đa phương và tổ chức phát triển khcas cũng có thể phối hợp củng cố các hệ thống như Hệ thống Thông tin Thị trường Nông nghiệp (AMIS) của G20 nhằm gia tăng nỗ lực cung cấp tính minh bạch hơn cho thị trường và xác định phương thức đưa kho dự trữ hàng hóa tư nhân vào cơ sở dữ liệu thị trường. Ngoài ra, họ nên xem xét việc triệu tập các chuyên gia về vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng để tìm ra những giải pháp sáng tạo trong việc sử dụng vận chuyển mặt đất để chuyển ngũ cốc từ vụ thu hoạch trước của Ukraine ra thị trường.
Các tổ chức này cũng nên điều tra việc sử dụng các khoản viện trợ tiền mặt trực tiếp – chẳng hạn như phiếu thực phẩm, phiếu mua hàng nông sản, phiếu mua hàng thiết yếu trong gia đình, tiền mặt và phiếu có giá trị – để giúp những người bị ảnh hưởng có đủ khả năng mua thực phẩm khi chi phí tăng lên. Ở những nơi chi tiêu hiệu quả khoản tiền này, những khoản viện trợ có thể tạo ra sự linh hoạt hơn cho các quốc gia trong các hoạt động chi tiêu và nhiều hiệu ứng tích cực khác.
Cuối cùng, tái cơ cấu nợ hoặc tạo hoán đổi nợ để tăng cường khả năng phục hồi của các hộ quy mô nhỏ và củng cố mạng lưới an sinh xã hội có thể giúp giảm các cú sốc kinh tế và tăng cường sự ổn định ở nhiều quốc gia đang mắc nợ nặng. Các bên đa phương cũng nên xem xét lại khuôn khổ phục vụ nợ chung của G20 và ủng hộ các cơ chế tài chính đổi mới có thể giúp nâng cao năng lực kinh tế ở các quốc gia chịu nhiều rủi ro.
Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và khu vực xã hội
Các tổ chức phi chính phủ, giống như tất cả các bên liên quan khác, phải tiếp tục cứu trợ nhân đạo ngay lập tức cho người dân và nông dân Ukraine. Các tổ chức này nên vận động để các nước tăng cường viện trợ lương thực và giảm bớt các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm và phân bón, đồng thời khuyến khích các nhà đàm phán của của các chính phủ tăng cường những hiệp định thương mại cấp khu vực nhằm giảm bớt hạn chế trong thương mại thực phẩm.
Các tổ chức phi chính phủ cũng nên làm việc với cả các nước xuất khẩu ròng và nhập khẩu ròng để phát triển một cơ chế hài hoà nhằm tăng cường khả năng tiếp cận phân bón và các đầu vào nông nghiệp khác đồng thời cải thiện hiệu quả bền vững của việc sử dụng phân bón. Đẩy mạnh hỗ trợ trong nước và hỗ trợ kỹ thuật cũng rất cần thiết để thúc đẩy thâm canh bền vững đối với những cây trồng chủ lực. Ví dụ cũng bao gồm việc hỗ trợ 1,5 triệu nông dân Sri Lanka đang phụ thuộc vào phân bón hóa học (trước khi chính phủ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu phân bón hóa học) với mục tiêu giúp họ sử dụng tốt hơn lượng phân bón sẵn có và do đó ngăn chặn khả năng giảm từ 30% đến 50% năng suất của các cây trồng chính như lúa và giá cả tăng cao.
Giống như các tổ chức phát triển và đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ nên tìm ra những chương trình viện trợ tiền mặt. Việc chuyển giao tiền mặt trực tiếp có thể cải thiện an ninh kinh tế tổng thể của mọi người bằng cách tăng cường an ninh lương thực và giảm sự cạn kiệt tài sản của họ – cả hai điều này sẽ rất quan trọng trong thời gian ngắn để hỗ trợ những cộng đồng dân số thế giới đang chịu tác động tại các điểm nóng khác nhau.
Con đường phía trước
Làm việc cần làm trước. Cộng đồng toàn cầu phải ngay lập tức giải quyết các nhu cầu nhân đạo của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay – không chỉ đặc biệt là ở Ukraine, mà còn ở phần còn lại của thế giới.
Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng đòi hỏi chúng ta một lần nữa phải suy nghĩ lại và sửa chữa hệ thống lương thực hiện nay, cần cải thiện để chúng trở nên công bằng hơn, linh hoạt hơn và phản ứng nhanh hơn trong những thời điểm cần thiết. Để tránh thêm nhiều cuộc khủng hoảng trong tương lai đòi hỏi phải đa dạng hóa sản xuất lương thực cho nhiều chế độ ăn, nhiều chuỗi cung cứng và thị trường khác nhau, đồng thời giải quyết các vấn đề về nợ nần, bất bình đẳng kinh tế và sự méo mó thị trường – những yếu tố đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay.
Chúng ta nợ một hệ thống thực phẩm như thế cho hàng triệu người có nhu cầu, hiện tại và trong tương lai.
Bình luận