Bà Luca Coscioni thành viên hội đồng Hiệp hội Deborah Piovan khẳng định cây trồng biến đổi gen (BĐG) có thể tăng năng suất một cách bền vững mà không cần tăng diện tích đất canh tác. Dưới đây là bài phỏng vấn của trang tin Agricultura (Italia) đối với bà.
Cuộc xung đột xảy ra ở Ukraina đã ngay lập tức đòi hỏi Châu Âu cần sản xuất lương thực nhiều hơn. Chuỗi cung ứng đang đứng trước rủi rỏ sụp đổ do thiếu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; nguồn dầu hướng dượng dần cạn kiệt cộng thêm với những thiếu hụt trong nguồn cung sản xuất thực phẩm tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện các chiến lược về bền vững của Châu Âu là rất khó khăn, tuy nhiên công nghệ di truyền và các cải tiến khoa học thực vật có thể mang lại lời giải cho các thách thức này.
Cuộc xung đột ở Ukraina đang tạo ra nhu cầu cấp bách về tăng sản lượng nông nghiệp ở châu Âu, vậy ngành nông nghiệp Ý đã sẵn sàng cho điều này chưa?
Hệ thống sản xuất nông nghiệp của Ý sẵn sàng đối phó với thách thức của việc tăng sản lượng: trong nhiều năm, chúng tôi đã cảnh báo về các tình huống thị trường giống như tình huống hiện tại mà chúng ta đang trải qua. Các chính sách nông nghiệp được thực hiện ở cấp quốc gia và châu lục trong một số thời điểm đã khiến chúng tôi rơi vào tình trạng sản lượng nông nghiệp thấp chưa từng có, đặc biệt là đối với một số mặt hàng mà hiện đang có nguy cơ cao sẽ thiết hụt. Chúng tôi cũng nhận ra rõ ràng rằng thực phẩm châu lục đang tiêu thụ hàng ngày đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài.
Một ví dụ mà tôi muốn đề cập đó là ngô: Cách đây mười năm, Ý gần như có thể tự cung tự cấp cho nhu cầu ngô của mình, nhưng hiện nay, chúng tôi đang nhập khẩu khoảng một nửa nhu cầu: 15% từ Ukraine, 30% từ Hungary – những nước đang hạn chế xuất khẩu; phần còn lại ít hơn, chúng tôi nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu khác và Nam Mỹ (dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Confagricoltura). Chuỗi cung ứng chăn nuôi có nguy cơ sụp đổ vì ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi cần chính xác những mặt hàng đó, cùng với nguồn protein thực vật chủ yếu khác, đến từ đậu nành. Ở đây, tôi cần nhắc lại rằng rằng EU chỉ có thể sản xuất đủ cung cấp 30% nhu cầu protein thực vật của khu vực.
Một sản phẩm khác đang cạn kiệt là dầu hướng dương, 88% lượng dầu nhập khẩu tới Châu Âu đến từUkraina (theo số liệu của Ủy ban Châu Âu). Đương nhiên là các nhà nhập khẩu Ý ưu tiên nguồn nhập khẩu này bởi giá rẻ hơn, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc sản xuất dầu hướng dương nội địa càng ngày càng ít đi.
Tất cả chúng tôi đểu biết rằng thực phẩm mà người dân Italy đang sử dụng đều từ nhập khẩu: Ý chỉ tạo ra được khoảng 36% lượng lúa mì thông thường và 56% lúa mì cứng mà chúng tôi đang sử dụng. 44% lúa mỳ thông thường nhập khẩu vào EU đến Ukraina và Nga.
Việc phân tích đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này khá phức tạp và cho đến nay chúng tôi vẫn có gắng tìm hiểu để giải quyết. Tuy nhiên, có một số điểm cần quan tâm: tất cả các chính sách đã bỏ qua khu vực nông nghiệp khi ưu tiên sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng lớn hơn, không khuyến khích canh tác, không khuyến khích đổi mới, áp dụng các khẩu hiệu tàn phá nông nghiệp, thúc đẩy các phương thức canh tác năng suất thấp… tất cả các yếu tố đó đều có phần trách nhiệm. Rõ ràng là một quốc gia, hay bản thân Châu Âu, không thể nghĩ đến việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu: cácchính sách nông nghiệp cần phải bảo vệ an ninh lương thực đang bị đe dọa, bằng cách đa dạng hoá nguồn cung và tăng tỷ lệ sản xuất nội địa nhiều nhất có thể.
Trung Quốc biết rõ điều này, có lẽ nước này vẫn còn nhớ nạn đói là gì: vào đầu những năm 1960, hàng chục triệu người chết vì đói ở Trung Quốc do các chính sách nông nghiệp không phù hợp. Trên thực tế, nước này đang nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc và ngô làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên tôi không khĩ rằng việc họ nhập khẩu là do họ biết sẽ có chiến tranh Nga – Ukraina như một số người nhận định, mà là vì nhu cầu tiêu thụ của nước họ luôn tăng và sản xuất trong nước không thể đáp ứng đủ.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào cũng đang có sự gia tăng mạnh về giá: trong 18 tháng qua, giá phân urê tăng 2,5 lần; phân lân tăng gấp đôi; giá dầu diesel nông nghiệp tăng gấp ba lần so với hai năm trước; máy móc và thiết bị đang tăng từ 10 đến 50%. Đúng là các chỉ số liên quan đến giá trị nông sản cũng đã tăng trung bình 50% trong hai năm qua, nhưng những căng thẳng về giá cả ở đầu vào và đầu ra là rất đáng lo ngại bởi chúng cho thấy sự bất ổn định.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi bên trên: câu trả lời là có – nông nghiệp Ý có thể đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng, miễn là chúng ta nhận ra rằng đó là thách thức liên quan đến toàn xã hội. Đã đến lúc yêu cầu dừng lại những hoạt động truyền thông, tiếp thị tồn tải bằng việc gây sợ hãi cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Thay vào đó, chúng ta cần xem xét lại các chiến lược “Từ nông trại tới bàn ăn” (From Farm to Fork), Chính sách Nông nghiệp Chung – CAP và các Kế hoạch Chiến lược Quốc gia đang hướng tới tiếp tục giảm sản lượng bằng cách hạn chế sử dụng các giải pháp bảo vệ thực vật và yêu cầu bỏ hoang đất canh tác.
Vậy, liệu chúng ta có thể “gạt sang một bên” các khái niệm về tính bền vững – trung tâm của các chính sách châu Âu hiện nay bằng cách tăng cường sử dụng các giải pháp hoá chất nông nghiệp hay không?
Theo số liệu của FAO, hàng năm 40% sản lượng cây trồng trên thế giới bị phá huỷ do dịch bệnh và sâu hại do cây trồng không được bảo vệ đầy đủ. Nên với câu hỏi trên tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được theo cách bền vững cho môi trường và con người. Hôm nay có một vài đồng nghiệp hỏi tôi rằng chúng ta có nên ngưng nói về các mục tiêu “bền vững” khi mà mọi người hiện nay đang phải đối mặt với khủng hoảng lương thực. Trái lại, tôi cho rằng, đây chính xác là thời điểm để nói về nó và chứng minh rằng các giải pháp khoa học trong nông nghiệp và đổi mới trong kỹ thuật số và công nghệ sinh học sẽ tăng cường tính bền vững.
Chúng ta không được quên các vấn đề của biến đổi khí hậu vì hiện tại chúng đang trong tình trạng khẩn cấp: trời đã không mưa trong nhiều tháng là một ví dụ điển hình cho thấy điều đó; năm ngoái trời cũng rất khô. Khí hậu đang thay đổi và chúng ta buộc phải thích ứng bằng cách giới thiệu cho nông dân mọi công cụ sẵn có và để họ có quyền tự chủ lựa chọn công cụ mà họ cần tuỳ thuộc vào từng điều kiện canh và nhu cầu canh tác khác nhau. Nếu người nông dân sử dụng hợp lý các sản phẩm nông học kết hợp với các kỹ thuật phòng trừ tích hợp và ứng dụng kỹ thuật số giúp bảo vệ mùa màng một cách hiệu ủa, họ sẽ giúp chúng ta bớt lãng phí ít tài nguyên hơn như đất, nước và các yếu tố đầu vào khác; từ đó bảo tồn đa dạng sinh học tốt hơn.
Những người lo sợ thuốc BVTV nên xem số liệu thống kê của Bộ Y tế về mức độ hiện diện thường xuyên của chúng trong thực phẩm của chúng ta; họ nên biết các giới hạn an toàn được thiết lập như thế nào. Hôm nay chúng ta được yêu cầu thực hành phương thức canh tác hữu cơ, nhưng tôi tự hỏi: tại sao? Phương thức này bền vững hơn cho môi trường hay nó lành mạnh hơn? Nhiều nghiên cứu đãchứng mình là không; ngược lại, nó tạo ra những vấn đề lớn về tính bền vững ở cấp độ toàn cầu. Những dự đoán được đưa ra dựa trên kết quả ứng dụng Thỏa thuận Xanh (Green Deal) của Trung tâm Nghiên cứu Chung Châu Âu (European Joint Research Center), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Đại học Wageningen đều kết luận rằng khi giảm sử dụng các công cụ bảo vệ thực vật như thuốc BVTV hay dinh dưỡng thực vật như phân bón và thúc đẩy canh tác hữu cơ sẽ đều dẫn tới giảm sản lượng, tăng giá thực phẩm và tăng nguy cơ đói nghèo.
Đây không phải là cách thức để đạt được tính bền vững: chúng ta cần cởi mở với tiến bộ và đổi mới khoa học.
Đây là những lợi ích mà chúng ta có thể có được từ những cải tiến trong lai tạo giống cây trồng?
Lai tạo giống cây trồng đã có từ khi con người bắt đầu làm nông nghiệp. Theo một số ước tính, một nửa sự tiến bộ về sản lượng là do có phương pháp này. Chúng ta đã từ bỏ những lợi ích của cây trồng BĐG trong 25 năm qua. Ngoài ra, hiện nay cũng có những công nghệ lai tạo mới, chẳng hạn như chỉnh sửa gen với kỹ thuật CRISPR-Cas9 nổi tiếng, cho phép thực hiện việc cải thiện có mục tiêu trên bộ gen của thực vật, nhanh chóng và không tốn kém. Với kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Milan đã tạo ra được các giống lúa kháng bệnh chổi rồng. Nhưng những nghiên cứu đó đã bị cản trở bởi một khuôn khổ pháp lý tụt hậu. Đã đến lúc cần mở cửa cho việc ứng dụng những kỹ thuật này. Chỉ cần gõ lệnh tìm kiếm nhanh, bạn sẽ thấy rằng trên toàn thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc, thành công của hàng trăm ứng dụng công nghệ gen thực vật để tạo ra nhiều giống cây trồng mới được công bố. Các tính trạng được cải tiến không chỉ để tăng năng suất mà còn cải thiện chất lượng, khả năng kháng sâu bệnh… Do đó, cải thiện hiệu quả canh tác, hợp lý hoá nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông dược học là những công cụ không thể bỏ qua để cải thiện tính bền vững.
Đây có phải là thời điểm cần cân nhắc ứng dụng cây trồng BĐG và công nghệ sinh
Gần ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi xuất hiện, cây trồng BĐG được chứng minh là an toàn và hữu ích với không có bất cứ nghi ngờ gì về khoa học. Theo số liệu của AMI, ngô BĐG kháng sâu có thể tạo ra năng suất cao hơn 10-20% mà không cần gia tăng diện tích đất canh tác hoặc các yếu tố đầu vào nông nghiệp khác và giúp hạn chế bớt việc sử dụng thuốc BVTV để chống lại sâu hại.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đặt các câu hỏi hợp lý để vượt qua các quan điểm hạn chế lỗi thời khi chúng ta vẫn đang sử dụng và nhập khẩu hàng triệu tấn sản phẩm BĐG mỗi năm. Nhìn chung, chúng ta có thể thay đổi góc nhìn và tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng trong cách tiếp cận khi nên tập trung đánh giá đối với các đặc tính nhân giống của cây trồng chứ không phải đánh giá vào kỹ thuật tạo ra chúng. Rốt cuộc, sẽ thật kỳ quặc nếu ta đánh giá một cuốn sách bằng vật liệu được sử dụng để viết chúng, bằng bút bi hay bằng máy tính. Chúng ta vẫn luôn đánh giá một cuốn sách thông qua nội dung của chúng, không phải sao?
Bà Deborah Piovan – Tốt nghiệp bằng cử nhân năm 1994 về ngành Khoa học Nông nghiệp tại Đại học Pisa. Bà có kinh nghiệp làm việc hơn 20 năm tại các tổ chức, hiệp hội về nôgn nghiệp với nhiều chức danh khác nhau. Vai trò của bà là truyền tải các thông tin liên quan tới cải tiến khoa học trong nông nghiệp, đặc biệt thúc đẩy hiểu biết và mức độ châp thuận của công chúng đối với công nghệ sinh học và các cải tiến di truyền.
Bình luận