Bài chia sẻ: “Mục đích của tôi qua bài diễn thuyết lần này là đưa ra những dấn chứng về ứng dụng kỹ thuật di truyền thực vật được công bố trên các trang thông tin công khai và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ công ty cung cấp giống nào. Bởi vì, tôi nghiên cứu về cây trồng, nên mục tiêu phần trình bày của tôi là hướng tới nông dân, giúp họ hiểu hơn các công cụ hữu hiệu có thể cung cấp cho họ.”
Pamela Ronald là Giáo Sư tại Khoa Bệnh học Thực vật và Trung tâm nghiên cứu Hệ Gen của UC Davis và đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Di truyền Cỏ của Viện Năng lượng Liên kết ở Emeryville, California và Giám đốc Khoa học của Viện Thực phẩm và Lý thuyết thuộc UC Davis. Bà nghiên cứu các gen giúp cây trồng cải thiện được tính kháng đối với dịch bệnh và mất mùa.
Vào tháng 3 năm 2015, Giáo sư Pamela Ronald đã có chia sẻ rất cởi mở về chủ đề biến đổi gen tại diễn đàn TED Talks. Trong đó, bà đã mô tả công trình nghiên cứu, tìm kiếm kéo dài hàng thập niên của mình để cô lập một gien cho phép cây lúa có thể sống sót được trong điều kiện lũ lụt kéo dài. Bà cũng cho thấy các kỹ thuật cải tiến giống đã cứu cả ngành đu đủ vào những năm 1990 tại Hawaii như thế nào và qua nhiều trường hợp, bà cho rằng kỹ thuật di truyền hiện đại đôi khi sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực cho trái đất khi mà dân số đang ngày một tăng lên. Điểm thú vị là chồng bà là một nông dân có trang trại trồng các giống cây hữu cơ (organic).
Chia sẻ về bài diễn thuyết của mình bà viết:
“Mục đích của tôi qua bài diễn thuyết lần này là đưa ra những dấn chứng về ứng dụng kỹ thuật di truyền thực vật được công bố trên các trang thông tin công khai và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ công ty cung cấp giống nào. Bởi vì, tôi nghiên cứu về cây trồng, nên mục tiêu phần trình bày của tôi là hướng tới nông dân, giúp họ hiểu hơn các công cụ hữu hiệu có thể cung cấp cho họ. Tôi không hướng tới việc đẩy các phần thảo luận này lên xa hơn khi gộp chung tất cả mọi nông dân, các loại giống cây trồng khác nhau hay các tập quán canh tác khác nhau vào với nhau.
Cà tím, gạo vàng và đu đủ biến đổi gen không phải là sản phẩm của Monsanto. Đây là các sản phẩm được nghiên cứu và tạo ra bởi các tổ chức công. Và với mỗi trường hợp đó, nông dân vẫn có thể giữ lại giống và gieo trồng cho các vụ tiếp theo.
Rất nhiều người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa khái niệm giống lai và giống biến đổi gen (hay còn gọi là GMO). Giống lai đã tồn tại từ những năm 1920 và cũng được phát triển và nhân rộng bởi các công ty phát triển giống. Nhiều nông dân, bao gồm cả nông dân trồng cây hữu cơ vẫn mua các loại giống lai này hàng năm bởi vì họ đánh giá các đặc tính đã cải thiện của cây trồng. Cà tím, gạo vàng hay đu đủ kháng bệnh biến đổi gen không phải là giống lai truyền thống.
Cà tím kháng sâu bt và đu đủ kháng bệnh đốm vòng đã chứng minh được việc cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững hơn cho những nông hộ nhỏ. Việc phát triển giống gạo vàng được mong đợi sẽ giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của hàng ngàn trẻ suy dinh dưỡng.”
Xem video đầy đủ và phần dịch tiếng Việt bài chia sẻ của Giáo sư Pamela Ronald dưới đây:
00:12
Tôi là một nhà di truyền học thực vật. Tôi nghiên cứu những loại gen giúp thực vật kháng bệnh và chống chịu áp lực. Trong những năm gần đây, hàng triệu người khắp nơi trên thế giới bắt đầu tin rằng biến đổi gen là thứ gì đó xấu. Hôm nay, tôi sẽ trình bày một cách nhìn khác. Trước hết, tôi xin giới thiệu chồng tôi, Raoul. Ông ấy là một nông dân sản xuất hữu cơ. Trên trang trại của mình, ông trồng nhiều loại cây khác nhau. Đây là một trong nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp sinh thái ông áp dụng để giữ trang trại của mình phát triển tốt. Hãy nghĩ đến một vài phản ứng của mọi người khi nhìn chúng tôi: “Thật à? Một người nông dân sản xuất hữu cơ và một nhà di truyền học? Hai người có thống nhất được điều gì không?”
01:01
Ồ, chúng tôi có thể, và không có gì khó, bởi chúng tôi có cùng một mục đích. Chúng tôi muốn cung cấp dinh dưỡng cho dân số ngày càng tăng mà không phá hoại môi trường thêm nữa. Tôi tin rằng đây là thách thức lớn nhất đối với thời đại của chúng ta.
01:16
Biến đổi gen không còn mới mẻ nữa; hầu hết những gì chúng ta ăn đều được biến đổi gen bằng cách nào đó. Tôi xin đưa ra một số ví dụ. Ở bên trái là hình ảnh tổ tiên của giống ngô hiện nay. Quý vị có thể thấy duy nhất một dải hạt được bọc bởi một lớp vỏ cứng. Trừ khi quý vị có một cây búa, còn cỏ dại thôi thì không đủ để tạo thành ngô. Bây giờ, xin mời xem tổ tiên của loài chuối. Quý vị có thể thấy những hạt lớn. Và những cây cải Bruxen kém hấp dẫn, và cây cà tím, tuyệt đẹp.
02:01
Để tạo ra những biến thể này, những người nhân giống đã dùng nhiều kỹ thuật gen khác nhau mỗi năm. Một vài người thực sự sáng tạo, thí dụ ghép hai loài riêng biệt với nhau sử dụng phương pháp ghép cành để tạo ra loài nửa cà chua nửa khoai tây này. Những người nhân giống cũng sử dụng các kỹ thuật gen khác, chẳng hạn như đột biến ngẫu nhiên, gây ra những đột biến không điển hình ở cây.Lúa làm ra loại ngũ cốc mà nhiều người trong chúng ta cho em bé ăn đã được sản xuất nhờ phương pháp này.
02:39
Ngày nay, những người nhân giống thậm chí có nhiều lựa chọn hơn. Một vài trong số đó đặc biệt chính xác.
02:47
Tôi muốn cho quý vị thấy một vài ví dụ từ chính công việc của tôi. Tôi nghiên cứu lúa gạo, lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới. Mỗi năm, 40% vụ mùa có tiềm năng thu hoạch lại bị mất do sâu và bệnh hại. Vì lý do này, người nông dân trồng những giống lúa mang gen kháng sâu bệnh. Phương pháp này đã được áp dụng gần 100 năm nay. Thế nhưng, khi tôi bắt đầu học cao học, không ai biết về những loại gen này. Chỉ đến những năm 1990 các nhà khoa học cuối cùng mới khám phá ra cơ sở di truyền học của tính kháng. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi phân lập 1 gen kháng 1 bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn ở châu Á và Châu Phi. Chúng tôi thấy rằng có thể cấy gen vào một một giống lúa thông thường dễ nhiễm bệnh, và quý vị có thể thấy hai chiếc lá ở phía dưới đây có khả năng kháng bệnh cao.
03:43
Vào cùng tháng phòng thí nghiệm của tôi công bố phát hiện về gen miễn dịch ở lúa, một người bạn và cũng là đồng nghiệp, Dave Mackill ghé qua văn phòng của tôi.Ông tiết lộ, “70 triệu người nông dân đang gặp khó khăn với việc trồng lúa.” Đó là bởi đồng của họ bị ngập và những người nông dân trồng lúa này đang sống với ít hơn 2$ một ngày. Mặc dù lúa phát triển tốt ở điều kiện nước đứng, hầu hết các giống lúa sẽ chết nếu chúng bị ngập trong hơn ba ngày.Lũ lụt được dự tính ngày càng khó giải quyết khi khí hậu thay đổi. Ông ấy nói với tôi rằng cậu nghiên cứu sinh Kenong Xu và mình đang nghiên cứu một giống lúa cổ có một đặc tính tuyệt vời. Nó có thể chịu được hai tuần ngập úng hoàn toàn. Ông ấy hỏi liệu tôi có sẵn lòng giúp họ phân lập loại gen này không. Tôi đồng ý — Tôi đã rất vui, bởi tôi biết nếu thành công, chúng tôi có thể giúp được hàng triệu người nông dân trồng lúa thậm chí khi cánh đồng của họ đã bị ngập nước.
04:55
Kenong mất 10 năm để tìm ra loại gen này. Rồi một ngày, cậu ấy bảo, “Hãy đến xem thí nghiệm đi. Chị phải xem nó.” Tôi đã đến nhà kính và thấy giống lúa thường bị ngập trong 18 ngày đã chết, nhưng giống lúa mà chúng tôi đã cấy vào một loại gen mới chúng tôi đã khám phá ra, gọi là Sub1, thì còn sống. Kenong và tôi đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi chỉ một gen duy nhất mà có ảnh hưởng lớn đến vậy. Nhưng đây mới chỉ là một thí nghiệm trong nhà kính.
05:34
Nó có xảy ra ở ngoài đồng không? Bây giờ, tôi sẽ cho quý vị xem đoạn phim quay trong bốn tháng tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI). Những người nhân giống ở đó đã phát triển một giống lúa mang gen sử dụng một kỹ thuật gen khác gọi là nhân giống chuẩn xác. Bên trái, quý vị có thể thấy giống, và bên phải là giống thường. Cả hai giống ban đầu đều phát triển rất tốt, nhưng sau đó cánh đồng bị ngập trong suốt 17 ngày. Quý vị có thể thấy giống Sub1 vẫn tươi tốt. Trên thực tế, nó cho lượng thóc gấp 3,5 lần so với giống thường. Tôi rất thích đoạn phim này bởi nó cho thấy vai trò của di truyền học thực vật đối với người nông dân. Năm ngoái, với sự giúp đỡ của Quỹ Bill & Melinda Gates, 3,5 triệu nông dân đã trồng giống.
06:33
Cảm ơn. Bây giờ, nhiều người không còn phản đối biến đổi gen khi nói đến việc chuyển gen lúa, gen ở các cây lúa, hoặc thậm chí khi nói đến ghép các loài với nhau bằng ghép cành hoặc biến đổi ngẫu nhiên. Nhưng khi nói đến việc lấy gen từ virus và vi khuẩn và cấy chúng vào trong cây, thì nhiều người lại thốt lên rằng, “Ghê quá!” Tại sao họ lại làm vậy? Lý do là đôi khi đó là công nghệ rẻ nhất, an toàn nhất, và hiệu quả nhất để tăng cường an ninh lương thực và thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững.
07:16
Tôi sẽ đưa ra ba ví dụ. Đầu tiên, hãy nhìn vào quả đu đủ sau. Nó ngon, phải không? Nhưng bây giờ, hãy nhìn quả đu đủ này. Quả đu đủ này bị nhiễm bệnh đốm vòng. Vào những năm 1950, loại virus này gần như đã xóa sổ toàn bộ sản lượng đu đủ trên đảo Oahu ở Hawaii. Nhiều người nghĩ rằng đu đủ Hawaii đã bị diệt vong, nhưng sau đó, một người dân địa phương ở Hawaii, một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tên là Dennis Gonsalves, quyết định cố gắng chống lại loại bệnh này sử dụng công nghệ gen. Ông lấy một đoạn ADN ở virus và cấy nó vào bộ gen đu đủ. Việc này giống như một người được tiêm chủng vậy. Giờ hãy nhìn vào cánh đồng thử nghiệm của ông ấy. Quý vị có thể thấy giống đu đủ đã được biến đổi gen ở trung tâm. Nó miễn dịch với bệnh lây nhiễm. Giống đu đủ thường ở xung quanh thì bị nhiễm virus nặng nề. Thí nghiệm tiên phong của Dennis đã giải cứu ngành công nghiệp đu đủ. Ngày nay, tức 20 năm sau đó, vẫn không có phương pháp nào khác khống chế bệnh này. Không có phương pháp hữu cơ. Không có phương pháp thông thường.
08:33
80% đu đủ Hawaii được biến đổi gen. Một vài người trong quý vị có thể cảm thấy hơi buồn nôn khi có gen virus trong đồ ăn, nhưng hãy cân nhắc điều này: Đu đủ biến đổi gen chỉ mang một lượng nhỏ vết tích virus. Nếu quý vị cắn một miếng đu đủ hữu cơ hay đu đủ thường bị nhiễm virus, tức là quý vị đang nhai hơn gấp 10 lần lượng protein virus.
08:57
Bây giờ, xin mời nhìn vào loại sâu ăn quả cà tím này. Màu nâu mà quý vị thấy là phân, thứ được thải ra từ phần sau của côn trùng. Để khống chế loại sâu hại nghiêm trọng này, loại có thể tàn phá toàn bộ vụ mùa cà tím ở Băng-la-đét, Người nông dân ở Băng-la-đét phun thuốc trừ sâu hai đến ba lần một tuần, thi thoảng hai lần một ngày, khi mật độ sâu hại cao. Nhưng ta biết một số loại thuốc trừ sâu rất có hại cho sức khỏe con người, nhất là khi những người nông dân và gia đình của họ không có đủ biện pháp bảo vệ thích hợp, như những đứa trẻ này chẳng hạn. Ở các nước kém phát triển, ước tính có 300 000 người chết mỗi nămdo lạm dụng và tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ở Cornell và Băng-la-đét đã quyết định chống lại loại bệnh này sử dụng một kỹ thuật gen được phát triển bằng một phương pháp canh tác hữu cơ. Nông dân sản xuất hữu cơ như chồng tôi, phun một loại thuốc trừ sâu gọi là Bt, thuốc dựa trên một loại vi khuẩn. Loại thuốc trừ sâu này rất đặc trưng đối với sâu bướm, và thực tế là, nó không gây độc hại cho người, cá và chim. Nó ít độc hơn cả muối tinh. Nhưng phương pháp này không mang lại hiệu quả ở Băng-la-đét. Đó là bởi những bình phun thuốc trừ sâu này rất khó tìm, chúng đắt, và không ngăn được côn trùng xâm nhập vào cây. Ở phương pháp di truyền này, các nhà khoa học cắt gen từ vi khuẩn và cấy trực tiếp vào bộ gen cà tím. Liệu phương pháp này có giúp giảm bớt việc phun thuốc trừ sâu ở Băng-la-đét? Chắc chắn rồi. Mùa trước, những người nông dân kể rằng họ có thể hạn chế 1 lượng lớn thuốc trừ sâu, gần như xuống đến 0. Họ có thể thu hoạch và trồng lại cho mùa sau. Tôi đã đưa ra một vài ví dụ về cách công nghệ gen có thể được dùng để chống lại sâu và bệnh hại và giảm lượng thuốc trừ sâu. Ví dụ cuối cùng của tôi là trường hợp công nghệ gen có thể được áp dụng để giảm suy dinh dưỡng Ở các nước kém phát triển, 500 000 đứa trẻ bị mù mỗi năm do thiếu vitamin A. Hơn một nửa sẽ chết. Vì lí do này, các nhà khoa học được hỗ trợ bởi Quỹ Rockefeller đã biến đổi gen một loại gạo vàng để sản xuất beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Chất này tương tự với sắc tố chúng ta tìm thấy ở cà rốt. Những nhà nghiên cứu ước tính rằng chỉ cần một bát gạo vàng mỗi ngày sẽ cứu được sự sống của hàng nghìn đứa trẻ. Nhưng gạo vàng bị cho là độc hại bởi những người vận động phản đối biến đổi gen. Chỉ năm ngoái thôi, những người vận động đã đột nhập và phá một cánh đồng thử nghiệm ở Phi-líp-pin. Khi tôi nghe về vụ tàn phá này, tôi tự hỏi liệu họ có biết rằng họ đang tàn phá nhiều hơn một dự án nghiên cứu khoa học, rằng họ đang phá hủy loại thuốc mà những đứa trẻ rất cần để cứu lấy thị lực và cuộc sống của chúng.
12:11
Một vài người bạn và gia đình tôi vẫn lo lắng rằng: Làm sao tôi biết được gen trong thực phẩm an toàn để ăn? Tôi giải thích về công nghệ gen, quá trình chuyển gen giữa các loài, đã được áp dụng trong hơn 40 năm qua ở rượu, thuốc, cây trồng, pho-mát. Trong quãng thời gian đó, không có trường hợp nào gây nguy hại tới sức khỏe con người hay môi trường. Nhưng xin lưu ý là, tôi không yêu cầu quý vị tin tôi. Khoa học không phải là vấn đề niềm tin. Ý kiến của tôi không quan trọng. Hãy nhìn vào những bằng chứng. Sau 20 năm nghiên cứu tỉ mỉ và được góp ý thẳng thắn bởi hàng nghìn nhà khoa học độc lập, mọi tổ chức khoa học lớn trên thế giới đã kết luận rằng các loại cây trồng hiện có trên thị trường an toàn để ăn và quy trình công nghệ gen thì không nguy hiểm hơn những phương pháp biến đổi gen cũ. Đây chính xác cũng là những tổ chức chúng ta tin tưởng khi nói đến những vấn đề khoa học quan trọng khác như biến đổi khí hậu toàn cầu hay sự an toàn của vắc-xin.
13:18
Raoul và tôi tin rằng, thay vì lo lắng về những loại gen trong thức ăn của chúng ta,chúng ta nên tập trung vào cách giúp trẻ em lớn lên khỏe mạnh. Chúng ta phải tự hỏi liệu người nông dân ở vùng nông thôn có được mùa không, và liệu mọi người có đủ khả năng mua thực phẩm không. Chúng ta phải cố gắng giảm thiểu suy thoái môi trường. Điều khiến tôi sợ nhất về những tranh cãi nảy lửa và thông tin sai lệch về di truyền học thực vật đó là những người nghèo nhất nhưng cần công nghệ nhất có thể bị xa lánh vì những nỗi sợ và định kiến mơ hồ của những người được ăn đầy đủ.
13:52
Chúng ta có một thách thức rất lớn phía trước. Hãy đón nhận sự cách tân trong khoa học và áp dụng nó. Trách nhiệm của chúng ta là làm mọi thứ có thể để giúp giảm bớt những đau khổ của con người và bảo vệ môi trường.
14:13
Xin cảm ơn.
14:14
(Vỗ tay) Cảm ơn. Chris Anderson: Lập luận rất mạnh mẽ. Những người phản đối sinh vật biến đổi gen, theo tôi hiểu, thì mấu chối đến từ hai thứ. Một là, sự phức tạp và hậu quả ngoài ý muốn. Thiên nhiên là bộ máy vô cùng phức tạp. Nếu chúng ta sử dụng những gen mới chúng ta đã tạo ra này, mà chưa được thử thách bởi nhiều năm tiến hóa, và chúng bắt đầu bị lẫn lộn với những gì đang được sử dụng, điều đó không gây ra những tai biến hay vấn đề gì chứ, nhất là khi có sự can thiệp của mục đích thương mại mà một số công ty phải đáp ứng? Điều đáng lo sợ là những mục đích đó đồng nghĩa với việc quyết định không được đưa ra trên cơ sở khoa học thuần túy, và thậm chí nếu như vậy, thì sẽ có những hậu quả ngoài ý muốn. Làm thế nào chúng ta biết được không có nguy cơ lớn nào sau vài hậu quả như thế?
15:03
Thường những tác động của chúng ta với thiên nhiên đều để lại những hậu quả lớn, ngoài ý muốn và những phản ứng dây chuyền. Pamela Ronald: Vâng, vậy thì về khía cạnh thương mại, một điều rất quan trọng cần phải hiểu đó là, ở các nước phát triển, như nông dân ở Hoa Kì, hầu hết tất cả, dù sản xuất hữu cơ hay sản xuất thường, đều mua hạt giống từ các công ty hạt giống. Vì vậy chắc chắn có lợi ích thương mại khi bán nhiều hạt giống, nhưng hy vọng là họ bán hạt giống mà nông dân muốn mua. Điều này thì khác ở những nước kém phát triển. Nông dân ở đó không có đủ tiền mua hạt giống. Những hạt giống này không được bán. Chúng đang được phân phối miễn phí qua các nhóm chứng nhận truyền thống, vậy nên điều rất quan trọng ở các nước kém phát triển là hạt giống nên sẵn có miễn phí. CA: Vài người sẽ không cho rằng đây thực chất là một phần âm mưu chứ? Đây là chiến lược heroin. Bạn gieo hạt giống, mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài việc gắn liền với những hạt giống này mãi sao? PR: Chắc chắn là có nhiều thuyết âm mưu, nhưng việc này không giống như vậy. Ví dụ, hạt giống được phân phối, lúa chịu ngập, loại này được phân phối miễn phíthông qua các cơ quan chứng nhận hạt giống ở Ấn Độ và Băng-la-đét, vì vậy không có lợi ích thương mại nào cả. Gạo vàng được phát triển với sự trợ giúp của Quỹ Rockefeller. Một lần nữa, nó được phân phối miễn phí. Không có lợi nhuận thương mại trong trường hợp này. Và bây giờ để giải quyết các câu hỏi khác của quý vị về pha trộn gen, không có những hậu quả ngoài ý muốn chứ?Chắc chắn – mỗi lần chúng ta làm gì đó khác biệt, sẽ có hậu quả không mong đợi, nhưng 1 trong những điều tôi muốn nói đó là chúng ta đang làm những việc điên rồ với thực vật, gây đột biến bằng phóng xạ hay đột biến hóa học. Việc này gây ra hàng nghìn đột biến không điển hình, và đây thậm chí lại là nguy cơ để lại hậu quả ngoài ý muốn cao hơn nhiều phương pháp hiện đại. Và do đó việc không sử dụng thuật ngữ “sinh vật biến đổi gen” thực sự quan trọng bởi nó không mang ý nghĩa khoa học. Tôi cảm thấy rât quan trọng khi nói về một loài cây cụ thể và một sản phẩm cụ thể, và nghĩ đến nhu cầu của người tiêu dùng. CA: Vậy một phần những gì đang diễn ra đó là việc có một suy nghĩ kiểu mẫu ở nhiều người rằng thiên nhiên là thiên nhiên, tinh khiết và hoang sơ, và gắn liền với nó là Frankenstein. Nó đang khiến một vài thứ tinh khiết trở nên nguy hiểm bằng cách nào đó, và tôi nghĩ bà đang ám chỉ rằng toàn bộ suy nghĩ đó chỉ là hiểu lầm về thiên nhiên. Thiên nhiên nên là sự ảnh hưởng lộn xộn lẫn nhau của những thay đổi về gen đang luôn luôn diễn ra. PR: Điều đó hoàn toàn đúng, và không có gì là thực phẩm thuần. Ý tôi là, quý vị không thể phun thuốc trừ sâu lên cà tím hay không biến đổi gen nó, mà sau đó lại phải ăn chất thải của côn trùng. Vậy là không còn chút sạch sẽ nào cả. CA: Pam Ronald, cảm ơn bà. Lí luận rất chặt chẽ. (Vỗ tay)
Bình luận