Gần đây, một số nhóm người tiêu dùng tự xưng là “chuyên gia” phát hành một báo cáo kiểm tra sự hiện diện dư lượng thuốc trừ cỏ glyphosate – một trong những hoạt chất thuốc trừ cỏ được nông dân sử dụng rộng rãi nhất hiện nay – tồn tại trong nhiều loại thức ăn thông thường. Trước khi “tham gia điên cuồng” vào những chỉ trích của các nhóm này, chúng ta hãy bình tĩnh, tư duy thêm một cách logic,tự đặt những câu hỏi đơn giản và tìm câu trả lời:
Glyphosate là gì?
Glyphosate là một loại thuốc diệt cỏ đã được sử dụng để bảo vệ cây trồng từ năm 1974. Nó được sử dụng rộng rãi bởi vì nó là sản phẩm không gây độc hại cho con người và động vật; không tồn dư trong môi trường; và đặc biệt là hiệu quả để kiểm soát cỏ dại trên phạm vi rộng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, giảm xói mòn đất, và tăng cường hiệu quả thu hoạch. Là một trong những hợp chất nông nghiệp sử dụng rộng rãi nhất, glyphosate luôn là một trong các sản phẩm được thí nghiệm, kiểm tra và nghiên cứu về độc tính. Trong 40 năm qua, sự an toàn của glyphosate đã được đánh giá và chứng nhận của nhiều tổ chức khoa học và cơ quan chính phủ trên toàn thế giới. Những phát hiện từ những đánh giá này tiết cho thấy rằng glyphosate không phải là một chất gây ung thư, một chất gây rối loạn nội tiết, hoặc một gây độc tới quá trình sinh trưởng, phát triển.
Có phải là việc sử dụng glyphosate là không được công nhận?
Những “chuyên gia” nêu trên muốn chúng ta tin rằng glyphosate được sử dụng một cách vô trách nhiệm và các chính phủ đang không tham gia vào việc giám sát và quản lý hệ thống thực phẩm, nhưng điều đó chắc chắn không phải là sự thật. Việc sử dụng các loại thuố bảo vệ thực vật (BVTV) luôn được theo dõi chặt chẽ theo các quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Ngoài ra, các cơ quan này đảm bảo rằng chúng ta không tiêu thụ thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu ở giới hạn có thể gây hại.
Tính an toàn và các tác động tiềm ần tới sức khỏe khi tiếp xúc với glyphosate có được kiểm tra?
Câu trả lời là: Chắc chắn. Và đây vẫn luôn là câu trả lời được lặp đi lặp lại. Bạn có thể nhớ lại, vào tháng 3 năm 2015 Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã đưa ra một kết luận gây tranh cãi khi phân loại glyphosate vào nhóm chất “có thể gây ung thư”. Tuy nhiên, đến tháng 11 năm 2015, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công bố một đánh giá khoa học toàn diện, kết luận rằng glyphosate là “không thể gây nguy hiểm ung thư cho con người”. Và vào tháng 9 năm 2016, Văn phòng Chương trình thuốc trừ sâu (EPA) của Mỹ công bố “báo cáo cuối cùng” về glyphosate, trong đó kết luận: “Không có bằng chứng khoa học mạnh mẽ nào cho thấy rủi ro gây ung thư của glyphosate”. Cũng đáng chú ý, tháng 5 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã kết luận rằng glyphosate là “không cho thấy nguy cơ gây ung thư cho người thông qua tiếp xúc ăn uống”.
Vậy “nghiên cứu” mới này nghĩa là gì?
Đầu tiên, hãy làm rõ rằng những báo cáo của các nhóm người tiêu dùng không phải là nghiên cứu có phản biện độc lập (peer-reviewed research) – mà có thể bạn đã biết rằng đây là căn cứ chuẩn để chứng minh các kết quả mới được công bố là có tính khoa học. Trong khi báo cáo thăm dò này cho thấy các phương pháp tiến hành được thực hiện bởi một các phòng thí nghiệm có chứng nhận FDA, tuy nhiên điều này không có nghĩa là kết quả nghiên cứu của nó được bảo hộ và hay chấp thuận một cách chính thức bởi FDA. Bên cạnh đó, báo cáo đã bỏ qua một số thông tin quan trọng về sự an toàn glyphosate và khả năng tiếp xúc tiềm năng với dư lượng thuốc BVTV qua tiêu thụ thực phẩm là có hay không. Ngoài ra, trong việc xem xét các “dữ liệu” về các mức độ tồn dư glyphosate trong thực phẩm được liệt kê đã được báo cáo, người ta phải xem xét liệu các mức độ đó có được đo lường theo các phương pháp khoa học tin cậy hay không, liệu các mẫu thử có được xử lý đúng cách và liệu các phương pháp đó có thích hợp và liên quan tới các vấn đề về sức khỏe.
Kết luận
Bởi vì phương pháp nghiên cứu của báo cáo là thử nghiệm, và các kết quả có được từ tính toán không được kiểm chứng bởi USDA, EPA hoặc FDA, chúng tôi cho rằng những loại thông tin này nên được xem xét một cách cẩn trọng và hoài nghi. Thay vào đó, hãy là một người đọc hiểu biết và tìm kiếm những nguồn thông tin “đáng tin cậy” – đó là thành tựu của bao thập kỷ nghiên cứu khoa học nghiêm túc về thực phẩm mà mỗi chúng ta vẫn luôn được hưởng lợi.
Bình luận