Kể từ được ứng dụng vào năm 1996, cây trồng biến đổi gen (BĐG) đã tạo ra lợi nhuận tích lũy ước tính lên tới 126,969.27 triệu đôla Mỹ tại Argentina. 66% lợi nhuận này dành cho nông dân; 26% cho Chính phủ, còn lại 8% cho người cung cấp đầu vào (hạt giống và thuốc BVTV).
Từ năm 1996, khi đậu tương kháng thuốc diệt cỏ đầu tiên được giới thiệu, Argentina đã trở thành một trong các quốc gia tiên phong cho phép sử dụng cho cây trồng BĐG và diện tích đạt khoảng 24,5 triệu ha vào mùa thu hoạch mới nhất (2015ƒ2016). Quá trình tích hợp công nghệ này đã diễn ra khá nhanh chóng và liên tục, với một mức độ ứng dụng nhanh chưa từng có ở cả cấp quốc gia và quốc tế; dẫn đến thực tế là phần lớn diện tích trồng đậu nành, ngô và bông tại đây đang trồng các giống cây BĐG.
Theo một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Eduardo Trigo cho Hội đồng Thông tin và Phát triển Công nghệ sinh học Argentina (ArgenBio), trong giai đoạn 1996-2016, với việc ứng dụng công nghệ này, tổng lợi nhuật tích lũy đã đóng góp cho đất nước này là 126,969.27 triệu đô la mỹ. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận này là 66% cho nông dân, 8% cho nhà cung cấp công nghệ (hạt giống và thuốc) và 26% cho Chính phủ Quốc gia (thông qua thuế xuất khẩu). Để dễ dàng hình dung hơn, lợi nhuận Chính phủ Quốc gia thu được nói trên trong giai đoạn 2011-2015 tương đương với 1,4 lần chi phí hàng năm của chương trình trợ cấp phổ cập Trẻ em – công chúng biết đến trong tiếng Tây Ban Nha là AUH (Asignación Universal por Hijo).
Ở cấp xã hội, nghiên cứu ước tính khi cân đối giá trị thặng dư được tạo ra từ việc ứng dụng những công nghệ này trong 20 năm, nó đã tạo ra tổng cộng 2.052.922 việc làm.
Nghiên cứu cũng đề cập đến một số tác động môi trường liên quan đến canh tác cây trồng biến đổi gen, và nhấn mạnh các tác động tích cực của việc kết hợp áp dụng các công nghệ này với tập quán canh tác không làm đất trong việc bảo tồn đất nông nghiệp, hạn chế phát thải khí nhà kính, cô lập carbon và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quản lý cây trồng. Đồng thời, tác giả cảnh báo về các vấn đề khác cần được giải quyết như cân đối giữa khả năng cạnh tranh và tính bền vững của nông nghiệp, nhu cầu luân canh cây trồng và các nguyên tắc hoạt động, các chất dinh dưỡng tái tạo và thực hành “nơi trú ẩn” trong trường hợp ứng dụng cây trồng kháng sâu.
Trong tương lai, nghiên cứu này nêu bật tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp là một chính sách quan trọng của Nhà nước. Khi xét đến nhu cầu đối với các giải pháp công nghệ trong nông nghiệp, báo cáo nhấn mạnh rằng tương lai là một phức hợp đang phát triển, nền sản xuất nông nghiệp Argentina vẫn đang trên con đường cần được tiếp tục mở rộng như những gì đã đạt được trong những thập kỷ vừa qua. Thách thức cần vượt qua đó là tạo ra một khuôn khổ thể chế phù hợp cho các công nghệ có sẵn. Tôn trọng sở hữu trí tuệ, xây dựng khung pháp lý vững chắc dựa trên khoa học cũng như tiến hành các đàm phán quốc tế có hiệu quả là những nền tảng quan trọng để khuyến khích đầu tư vào; hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D) và duy trì các chính sách công nghệ sinh học dài hạn.
Công nghệ sinh học là một thành phần thiết yếu để phát triển theo hướng bền vững khi nhu cầu lương thực của dân số toàn cầu không ngừng tăng, nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm và những khó khăn đến do hiệu ứng thay đổi khí hậu. Thách thức được đặt ra là tìm ra lối đi và các giải pháp và chính sách thích hợp với nhu cầu hiện nay, để đảm bảo rằng Argentina có thể tiếp tục dẫn đầu lĩnh vực công nghệ này, như những gì mà quốc gia này có được đến hôm nay.
Lợi ích kinh tế cho mỗi vụ mùa và khu vực
Đậu tương mang lại giá trị 118,355.91 triệu đô la mỹ, chiếm khoảng 25% GDP của Argentina trong năm 2015. Phần lớn lợi nhuận thuộc về nông dân (65,9%), 27,4% là của Chính phủ – thông qua thuế xuất khẩu – và còn lại 6,7% dành cho các nhà cung cấp công nghệ (hạt giống và thuốc, với tỷ lệ tương đương nhau).
Với trường hợp của ngô kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ, giá trị mang về là 5,510.50 triệu đô la Mỹ trong đó 45,2% lợi nhuận thuộc về nông dân, 17,7% cho Chính phủ và 37,1% là cho các nhà cung cấp công nghệ (với khoảng 31,4% từ hạt giống).
Cuối cùng, cây bông thu về lợi nhuận 3,102.86 triệu đô la mỹ, mà chủ yếu thuộc về cho nông dân (95%), với 5% còn lại chia đề cho các nhà sản xuất hạt giống và cung cấp thuốc trừ cỏ.
Báo cáo đầy đủ có sẵn tại www.argenbio.org
Thông cáo báo chí Tiếng Anh xem tại: http://argenbio.org/adc/uploads/20GM_2016/Press_release_20GM.pdf
Giới thiệu về tác giả
Tiến sĩ Eduardo J. Trigo là thành viên nghiên cứu tự do với Quỹ Forges và Giám đốc điều hành Grupo, cả hai tổ chức tập trung vào việc cung cấp các nghiên cứu và dịch vụ tư vấn cho các lĩnh vực nông nghiệp.
Bình luận