Các tổ chức quốc tế có uy tín và các cơ quan nghiên cứu độc lập đều thống nhất với kết luận Glyphosate không có nguy cơ gây ung thư cho con người.
Đầu tháng 10 năm 2015, Cơ quan Thuốc Bảo vệ Thực vật và Thuốc Thú Y Australia (Australian Pesticides and Veterinary Medicines Authority – APVMA) đã hoàn tất quá trình thẩm định đối với báo cáo phân loại của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer – IARC) về hoạt chất glyphosate cùng nhiều đánh giá khác có liên quan và đưa ra kết luận Glyphosate không có nguy cơ gây ung thư cho con người nếu được sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì. Kết luận này của APVMA đồng nhất với các kết luận trước đó của các tổ chức như Hội nghị thẩm định chung giữa FAO và WHO về Dư lượng thuốc trừ sâu (JMPR), Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), Cơ quan Pháp chế về Quản lý Dịch hại Canada (PMRA), Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) và Cục Bảo Vệ Môi Trường New Zealand (EPA). Do đó, những nghi ngờ tiêu cực trước đây đối với hoạt chất này là hoàn toàn vô căn cứ.
APVMA đã đánh giá bản báo cáo của IARC, sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đang có hiện nay như một phần của quy trình đánh giá. Quá trình đánh giá xem xét trọng lượng của các bằng chứng khoa học từ bản nhận xét đối với Tài liệu chuyện khảo của IARC do Bộ Y tế Liên bang ủy quyền cho Tổ chuyên gia quốc tế thực hiện cũng như kết luận của các tổ chức pháp chế toàn cầu . Việc xem xét của Bộ Y tế Liên bang được tiến hành theo 2 giai đoạn với các báo cáo cụ thể của giai đoạn 1, và giai đoạn 2.
Hiện nay, APVMA đang thông báo lấy ý kiến đóng góp về cơ sở khoa học cho Bản Đề xuất Quan điểm pháp lý đối với Glyphosate của mình. Những ý kiến này sẽ được APVMA (và các cơ quan đối tác trong trường hợp được yêu cầu) cân nhắc trước khi ban hành Báo cáo Quan điểm Pháp lý cuối cùng.
Kết luận của APVMA cũng dựa trên kết quả thẩm định về Glyphosate của các tổ chức quốc tế khác bao gồm, Hội nghị thẩm định chung giữa FAO và WHO về Dư lượng thuốc trừ sâu (JMPR), Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), Cơ quan Pháp chế về Quản lý Dịch hại Canada (PMRA), Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) và Cục Bảo Vệ Môi Trường New Zealand (EPA). Tất cả cơ quan này đều đồng nhất quan điểm và khẳng định Glyphosate không có nguy cơ gây ung thư cho con người. Thông tin về các kết luận này cụ thể như sau:
- Ngày 20 tháng 3 năm 2015, một nhóm chuyên gia của IARC (Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung thư – Intrenational Agency for Research on Cancer) ARC) đưa ra danh mục một số sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) “có thể có nguy cơ gây ung thư” (probably carcinogenic to humans) và phân loại hoạt chất glyphosate vào nhóm này (nhóm 2A).
- Ngày 02 tháng 6 IARC đã đưa ra giải thích về sự khác biệt giữa rủi ro và nguy cơ trong mục Câu hỏi và Giải đáp đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan này. IARC xác nhận “Chương trình chuyên khảo IARC đánh giá các nguy cơ gây ung thư nhưng không phải là rủi ro liên quan đến phơi nhiễm”.
- Ngày 12 tháng 11 năm 2015, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority – EFSA), đã công bố kết quả phản biện độc lập (peer review) đánh giá về hoạt chất glyphosate. Báo cáo kết luận rằng glyphosate “không gây ra các nguy cơ gây ung thư cho con người” (unlikely to pose a carcinogenic hazard to humans). Đánh giá của EFSA xem xét số lượng lớn các bằng chứng, bao gồm cả một số các nghiên cứu không được xem xét bởi IARC và đó là một trong những lý do đưa ra những kết luận khác nhau.
- Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Hội nghị thẩm định chung giữa FAO và WHO về Dư lượng thuốc trừ sâu (Joint FAO/WHO Meeting on Pesticide Residues – JMPR) diễn ra vào ngày 9-13 tháng 5 năm 2016 vừa qua đã kết luận “Hoạt chất Glyphosate không có nguy cơ gây ung thư đối với con người thông qua chế độ ăn uống”. (Glyphosate is unlikely to pose a carcinogenic risk to humans from exposure through the diet.)
Kết luận của Hội nghị được đưa ra dựa trên kết quả đánh giá của 16 chuyên gia. Tất cả các chuyên gia đều có có trình độ tiến sỹ/giáo sư đến từ Vương Quốc Anh, Hà Lan, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Na uy, Australia, Italy, Thụy sỹ và Nhật Bản và là chuyên gia trong các lĩnh vực về hóa sinh, độc lý, sinh học, dịch tễ, hóa thực phẩm, hóa học, bệnh học. Các chuyên gia đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu, phân tích và đưa ra công bố về hóa chất các mối nguy gây ung thư và y tế công cộng. Danh sách và thông tin của các chuyên gia, tham khảo tại đây.
Kết luận này của Hội nghị cũng thống nhất với sự đồng thuận áp đảo của các cơ quan pháp lý trên toàn cầu và được đưa ra dựa trên các kết luận mang tính khoa học của Cơ quan An toàn Thực Phẩm Châu Âu (The European Food Safety Authority- EFSA) và Cơ quan Pháp chế Quản lý Dịch hại Canada (The Canadian Pest Management Regulatory Authority – PMRA).
- Tháng 5 năm 2016, Hội Đồng An toàn Thực phẩm Nhật Bản (Japan Food Safety Council – FSC) phát hành báo cáo quá trình thẩm định tính an toàn của glyphosate và kết luận glyphosate “không có chất gây ung thư, ảnh hưởng sinh sản, gây quái thai hoặc gây độc về gen.”
Kết quả thẩm định được tiến hành dựa trên các kết quả nghiên cứu về quá trình trao đổi chất của động vật (chuột và thỏ), quá trình trao đổi chất cảu thực vật (đậu nành, nho), dư lượng thuốc cây trồng, khả năng nhiễm độc cấp tính (chuột và chó) , khả năng nhiễm độc mãn tính (chó); khả năng kết hợp giữa nhiễm độc mãn tính với các chất gây ung thư (chuột), các chất gây ung thư (chuột) này được tiến hành dựa trên các kết quả nghiên cứu thực hiện đối với; khả năng tái tạo giữa hai thế hệ (chuột); khả năng phát triển độc tính (chuột và thỏ) và khả năng nhiễm độc hệ gen.
- Tháng 6 năm 2016 vừa qua Ủy ban Châu Âu đã thông báo quyết định gia hạn đăng ký 18 tháng đối với glyphosate trong khi chờ kết luận của Cơ quan hóa chất Châu Âu (ECHA). Việc gia hạn này tái khẳng định tính an toàn của glyphosate.
- Tháng 8 năm 2016, Cục Bảo Vệ Môi Trường New Zealand (New Zealand Environment Protection Authority EPA) đã xuất bản báo cáo khẳng định glyphosate khó có khả năng gây ung thư và không nên bị phân loại như một tác nhân gây đột biến hay chất gây ung thư trong Đạo luật HSNO. Bản báo cáo “Đánh giá các bằng chứng liên quan đến Glyphosate và khả năng gây ung thư” dài 18 trang xuất bản trong tháng 8/2016 vừa qua được tiến hành thực hiện bởi Tiến sĩ Wayne Temple – cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chất độc Hoa kỳ, với sự hỗ trợ thông tin, dữ liệu của người đồng nghiệp Michael Beasley và được bình duyệt bởi nhóm các chuyên gia độc chất học đến từ Bộ Công nghiệp cơ bản.
Nội dung từ phần tóm tắt sơ lược trong bản báo cáo: “Chỉ có một lượng nhỏ nghiên cứu với số người tham gia hạn chế tìm ra mối liên hệ thiếu chặt chẽ giữa phơi nhiễm Glyphosate và nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết. Trong khi đó, đa số nghiên cứu trên người còn lại đều không chứng minh được khả năng gây ung thư của hoạt chất Glyphosate. Đây đều là những nghiên cứu có quy mô lớn nhất và độ tin cậy cao nhất, với sự tham gia của hơn 50.000 người.”
- Tháng 9 năm 2016, Cơ Quan Bảo Vệ Môi trường Hoa Kỳ (USA Enviornment Protection Authority) đã xuất bản báo cáo CARC mà cách đó mấy tháng họ đã rút khỏi website. Cơ quan này một lần nữa khẳng định glyphosate cần phải được phân loại vào nhóm “Không có khả năng gây ung thư”. Kết quả này sẽ được Hội Đồng Tư vấn Khoa học (Scientific Advisory Panel – SAP) xem xét và thông qua vào tháng 10 tới.
Những thông tin cho rằng Glyphosate bị cấm sử dụng ở một số quốc gia sau khi có đánh giá của IARC hồi tháng 3 năm 2015 là hoàn toàn không đúng sự thật. Cho đến nay, không có một cơ quan quản lý quốc tế nào ban hành lệnh cấm sử dụng Glyphosate dựa trên kết luận của IARC.
Thông tin thêm về Glyphosate – Mức độ an toàn và cách thức sử dụng tham khảo tại: https://croplifevietnam.org/tai-lieu
Bình luận