Khoa học thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá một cách hợp lý để phục vụ lượng dân số toàn cầu khổng lồ đang gia tăng.
Hãy cùng theo dõi các đổi mới về khoa học công nghệ đã hỗ trợ nông dân sản xuất nhiều thực phẩm như thế nào trong khi vẫn bảo vệ môi trưởng như dưới đây.
- Hạn chế mở rộng diện tích đất trồng trọt
Khoa học thực vật cho phép nông dân trồng trọt nhiều lương thực hơn trên diện tích đất hiện hữu. Ví du, nếu thiếu các giống cây trồng công nghệ sinh học cho khoảng 17,3 triệu nông dân vào năm 2012, để duy trì sản lượng sản xuất toàn cầu đòi hỏi phải canh tác bổ sung:
- 4,9 triệu hécta đất trồng đậu nành
- 6,9 triệu hécta đất trồng ngô
- 3,1 triệu hécta đất trồng bông
- 0,2 triệu hécta đất trồng cải thầu dầu
Tổng cộng, từ năm 1992 cây trồng công nghệ sinh học đã giúp tiết kiệm thêm 132 triệu hécta đất canh tác. Tham khảo các bài báo tại PG Economics để biết thêm số liệu thống kê cho hầu hết đất canh tác.
- Bảo tồn đa dạng sinh học
Các thành tựu bảo vệ thực vật đã cho phép người nông dân tận dụng tối đa đất nông nghiệp hiện có và hạn chế sự mở rộng diện tích cỏ trên lĩnh vực đa dạng sinh học.
Sản lượng sản xuất lương thực tiềm năng của thế giới bị mất trung bình 35-42 % hàng năm do cỏ dại, côn trùng, bệnh tật và và sâu bệnh khác. Lượng tổn thất này có thể tăng gấp đôi nếu không có các sản phẩm bảo vệ hoa màu và buộc nông dân phải mở rộng diện tích canh tác. Tìm hiểu thêm về các giải pháp khác tại Khoa học thực vật là bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giảm khí nhà kính
Công nghệ sinh học cây trồng và các sản phẩm bảo vệ thực vật đã giúp người dân giảm đượng lượng lớn khí nhà kính và giảm tác động của biến đổi khí hậu. Hoa màu chịu được thuốc diệt cỏ tạo điều kiện cho công nghệ canh tác không xới đất (canh tác không ảnh hưởng đất thô và giữ được lớp Cácbon dưới đất). Chỉ trong năm 2013, công nghệ này giúp làm giảm bớt 28 tỉ kg khí CO2 - tương đương với 12,4 triệu xe ô tô lưu thông trên đường trong 1 năm.
- Bảo tồn nguồn nước
Thiếu nước đang làm mối đe dọa lớn nhất của nông dân tại Châu Phi. Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Quốc tế của Liên Hợp Quốc ước tính đến năm 2025, khoảng 480 triệu người ở Châu Phi sẽ sống trong tình trạng khan hiếm nước. Để chuẩn bị đối mặt với thách thức này, các nhà thực vật học đang nghiên cứu các đặc tính chịu hạn để sử dụng nước hiệu quả hơn. Ví dụ dự án Dự án phát triển giống ngô sử dụng nước hiệu quả tại Châu Phi (WEMA) đang phát triển cách tăng gấp đôi sản lượng ngô bằng nhân giống thông thường, chọn giống nhờ chỉ thị phân tử và công nghệ sinh học thực vật.
- Bảo vệ đất
Hàng năm, diện tích đất bị mất lên đến 50.000 km2 (bằng diện tích quốc gia Costa Rica) do xói mòn đất và ngành nông nghiệp thế giới đang cố gắng ngăn chặn xu hướng này. Tập quán canh tác bền vững như không cày giúp bảo vệ đất và làm giảm sự xói mòn. Ví dụ tại Canada, người nông dân đã thực hiện trồng cải thầu dầu chịu thuốc diệt cỏ kết hợp với kỹ thuật không cày giảm được 86% diện tích đất xói mòn.
Bình luận