Các nhà khoa học đang sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 để tạo ra những thay đổi cụ thể về DNA của cây trồng và động vật nhằm thay đổi thành phần dinh dưỡng hay bảo vệ chúng khỏi bênh dịch mà không cần đưa thêm các gen bên ngoài vào trong hệ gen của cây trồng và động vật đó. Trong khi ngành công nghiệp hữu cơ vẫn giữ định kiến về tất cả các sản phẩm của kỹ thuật gen, các lợi ích bền vững của kỹ thuật chỉnh sửa gen như CRISPR đã thuyết phục được nhiều nông trại hữu cơ quan tâm hơn tới kỹ thuật này. Điều này cho thấy nông nghiệp hữu cơ có thể đang bắt đầu dần dần từ bỏ rào cản đổi với công nghệ sinh học.
Công cụ chỉnh sửa gen gọi là CRISPR (viết tắt của Clustered regularly interspaced short palindromic repeats – Nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên) – được lấy từ một protein của vi khuẩn – cho phép các nhà khoa học cắt và dán các phần ADN cụ thể, mở đường cho các phương pháp điều trị hay chữa bệnh mới cho các bệnh di truyền.
Những định kiến về cây trồng biến đổi gen của các nhóm hoạt động hữu cơ hay các tổ chức chính phủ như Uỷ ban tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia (National organic standards board – NOSB) ở Mỹ hay Toà án công lý châu Âu (European Court of Justice), chủ yếu xuất phát từ kỹ thuật DNA tái tổ hợp đã sử dụng để đưa một gen ngoại lai vào tế bào. Họ chỉ trích điều vì cho rằng nó trái với tự nhiên.
Tuy nhiên nếu xét theo định nghĩa này, phương pháp chỉnh sửa gen như CRISPR/Cas9 là tự nhiên, bởi đây là một phần trong hệ thống miễn dịch ở nhiều loài vi khuẩn. Vậy liệu các cây trồng hay động vật đã được chỉnh sửa bằng CRISPR có được trồng bởi các trang trại hữu cơ hay không? Cho tới nay thì câu trả lời vẫn là không – nhưng cũng đã có những ý kiến trái chiều bắt đầu xuất hiện. Trong khi ngành công nghiệp hữu cơ vẫn giữ định kiến về tất cả các sản phẩm của kỹ thuật gen, các lợi ích bền vững của kỹ thuật chỉnh sửa gen như CRISPR đã thuyết phục được nhiều nông trại hữu cơ quan tâm hơn tới kỹ thuật này. Điều này cho thấy nông nghiệp hữu cơ có thể bắt đầu 1 cách từ từ để từ bỏ rào cản của nó đổi với công nghệ sinh học.
“Nông nghiệp hữu cơ không cần”
Khi CRISPR-Cas9 được giới thiệu là phương pháp nhanh hơn dễ dàng hơn để chỉnh sửa gen (so với các phương pháp khác là TALENS và ZFN), những người ủng hộ kỹ thuật này trong nông nghiệp đã đề cập đến nó như một phương pháp đáp ứng nguyên tắc về “sự ngoại lai” của nông nghiệp hữu cơ. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã sử dụng cách tiếp cận “hãy xem xét một các chi tiết hơn” mà không lên án ngay lập tức kỹ thuật này.
Tuy nhiên, mọi sự đã thay đổi sau khẳng định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2018:
“USDA không kiểm soát hay có bất kỳ kế hoạch kiểm soát nào các cây trồng được tạo ra theo cách chọn tạo giống truyền thống hay hiện đại miễn là nó không phải sâu hại cây hoặc được phát triển sử dụng các loại sâu hại cây trồng. Điều này bao gồm cả các kỹ thuật mới đang ngày càng được các nhà tạo giống sử dụng để tạo các giống cây trồng mới không có sự khác biệt với các cây trồng được tạo ra theo phương pháp thông thường. Các kỹ thuật mới nhất như chỉnh sửa gen, đã mở rộng các phương pháp lai tạo giống truyền thống bởi chúng có thể tạo tính trạng mới nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian tới hàng thập kỷ để đưa giống mới đến người trồng”.
Vào đầu năm nay, Thứ trưởng phụ trách nông nghiệp của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Greg Ibach tại Capitol Hill đã xác nhận rằng các nông trại trồng hữu cơ có thể thu được lợi ích từ kỹ thuật mới này:
“Tôi nghĩ nên có các cuộc thảo luận mở để xem xét xem liệu các kỹ thuật tạo giống mới, bao gồm chỉnh sửa gene, có phù hợp để giúp tăng hiệu quả sản xuất hữu cơ”.
Tuy nhiên, hai nhận định này lại không nhận được sự đồng tình từ nhóm ủng hộ hữu cơ. Viện Cornucopia, một tổ chức vận động cho hữu cơ của Wiscosin, đã tổ chức một cuộc kiến nghị giữa các nhóm hoạt động cùng chí hướng nhằm có hành động ngăn cản sự cho phép bất kỳ sự biến đổi gen nào trong thực phẩm. Trên website của mình, Viện Cornucopia nêu ra:
“…hạt giống hữu cơ đảm bảo sự đa dạng sinh học, dân chủ hóa các nguồn năng lượng, chú ý tới chất lượng hạt hơn số lượng và bảo trợ nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp hữu cơ không cần, không muốn có hạt BĐG. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 của Natural Grocers, 70% phản hồi từ người mua hàng là họ mua sản phẩm hữu cơ để tránh sản phẩm BĐG. Mặc dù các cuộc vận động về BĐG đã khẳng định là các cây trồng này sẽ giúp nông dân ít bị ảnh hưởng bởi mối đe doạ môi trường và sâu bệnh, nhưng có thể phải mất nhiều năm để đảm bảo cây trồng đó có hiệu quả như kỳ vọng.”
Quan điểm này của Nhóm ủng hộ hữu cơ cũng nhận được sự đồng tình từ nhiều tổ chức khác. Hiệp hội người tiêu dùng hữu cơ, một hiệp hội thương mại đại diện cho hàng ngàn người bán lẻ thực phẩm hữu cơ, đã yêu cầu các thành viên của hiệp hội ký vào thư yêu cầu NOSB loại bỏ “ tất cả các dạng sản phẩm của kỹ thuật di truyền” và “cập nhật liên tục định nghĩa của NOSB về các “phương pháp được loại trừ” để theo kịp các dạng sản phẩm mới từ kỹ thuật di truyền”
Trong tháng 10 vừa rồi, NOSB đã tiến hành bỏ phiếu về việc phản đối ứng dụng của phương pháp chỉnh sửa gen (‘ đột biến bằng phương pháp intro”). Trong những quyết định trước đây (gần nhất là tháng 4 năm 2019) đã loại trừ CRISPR, ZFN, TALENS và các kỹ thuật chỉnh sửa gen ra khỏi nhóm “hữu cơ”.
Các ý kiến trái chiều từ các bên liên quan
Tuy vậy, các lập luận truyền thống được đưa ra bởi các tổ chức phi chính phủ phản đối BĐG và ủng hộ hữu cơ không có nhiều tác động tới các nông dân và các nhà khoa học có khuynh hướng hữu cơ. Klaas Martens, một nông dân theo xu hướng hữu cơ có diện tích trồng khoảng 1.600 mẫu ngũ cốc và rau ở New York (và là nhà cung cấp của nhà hàng Dan Barber’s Blue Hill và công ty hạt giống Row 7), đã nói với những người tham dự hội nghị chỉnh sửa gen CRISPRcon 2018 rằng ông không có vấn đề gì với việc sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen, miễn là các loại cây trồng tạo ra theo kỹ thuật này có thể “bắt chước” được các giống tự nhiên. Ông đã chia sẻ với tờ báo New Food Economy: Tôi sẽ không thấy hứng thú nếu các loại cây trồng chỉnh sửa gen được sử dụng giống như các loại cây trồng kháng glyphosate hiện tại (sản phẩm vốn được tạo ra nhờ chuyển gen từ vi khuẩn kháng thuốc diệt cỏ vào hệ gen thực vật). Nếu nó có thể được sử dụng theo cách để tăng cường hệ thống tự nhiên và bắt chước tự nhiên, thì tôi sẽ sử dụng nó. Nhưng chắc chắn sẽ phải tùy theo từng trường hợp.
Trước đó, vào năm 2017, Urs Niggli, giám đốc Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ, đã nói với Tạp chí Greenpeace:
Các kỹ thuật mới hiện đang cách mạng hóa lĩnh vực di truyền học. Chúng cho phép thay đổi cực kỳ chính xác đối với bộ gen. Cái gọi là phẫu thuật di truyền này cho phép có thể can thiệp vào bộ gen mà không tạo ra rủi ro.
Đối với nông dân – bao gồm cả nông dân hữu cơ – phương pháp mới mang đến nhiều cơ hội: có thể được tạo ra nhiều giống cây trồng thích nghi tốt hơn với các điều kiện môi trường khắc nghiệt như hạn, ngập úng hoặc nhiễm mặn. Cấu trúc rễ có thể được cải thiện giúp hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn như phốt pho hoặc nitơ từ đất. Khả năng chống chịu với sâu bệnh, cũng như khả năng lưu trữ và chất lượng thực phẩm/ thức ăn chăn nuôi cũng có thể được cải thiện.
Các nhà khoa học tin rằng không thể phân biệt được những thay đổi nhỏ nhờ CRISPR/Cas tạo ra đối với hệ gen của thực vật với đột biến tự nhiên, nên sẽ không gây ra rủi ro. Tình hình sẽ khác khi phương pháp sử dụng là chuyển gen ngoại lai hoặc khi nó khiến toàn bộ quần thể… bị xóa bỏ.
Tom Willey, một nông dân hữu cơ ở California, cũng ủng hộ ngành công nghiệp hữu cơ áp dụng chỉnh sửa gen, như một phần trong nỗ lực khôi phục sự đa dạng sinh học. Ông nói với Rebecca Mackelprang, một học giả sau tiến sĩ từ Đại học California:
Tôi nhận thấy phương án chỉnh sửa gen có thể rút ngắn quy trình tạo giống truyền thống vốn phải trải qua nhiều thế hệ cây trồng. Chỉnh sửa gen, sau đó, có thể: Phục hồi bộ gen của tổ tiên hoang dã của các loài cây trồng để lấy lại vật liệu di truyền bị mất do nhân giống tạo các tính trạng khác (chủ yếu nhằm tạo năng suất cao hơn). Trước sự cấp bách do biến đổi khí hậu, chúng ta có thể sử dụng CRISPR một cách khôn ngoan để đẩy nhanh công việc này.
Trong khi nhiều người ủng hộ phương pháp hữu cơ lập luận rằng việc điều chỉnh theo biến đổi khí hậu, hạn hán, nhiễm mặn và sâu bệnh có thể được thực hiện mà không cần BĐG (hoặc hóa chất tổng hợp), một số nông dân hữu cơ và những người tham gia trong ngành rõ ràng không lạc quan như vậy. Hiện tại, phải tiêu tốn tới 130 triệu đô la và mất 7 năm để có được một giống cây trồng biến đổi gen (hoặc chỉnh sửa) được chấp thuận sử dụng ở Hoa Kỳ. Ở châu Âu, điều này về cơ bản là không thể do ảnh hưởng của các Đảng Xanh ở EU và các nhà quản lý EU tuân thủ nghiêm ngặt “nguyên tắc phòng ngừa”). Điều này có nghĩa là với các doanh nghiệp nhỏ và các học giả không liên kết với các trường đại học lớn hoặc phòng thí nghiệm công nghiệp sẽ không đủ khả năng chi trả. Hay đồng nghĩa rằng một loạt các cây trồng phát triển có thể được sử dụng để giải quyết các thách thức trong tương lai vẫn đang nằm chờ trong các phòng nghiên cứu.
Thực tế này là một vấn đề lớn. Chỉ riêng CRISPR đã tạo ra một loạt các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hơn so với những cây trồng thông thường (và những cây trồng hữu cơ). Đó có thể là dầu đậu nành với ít chất béo trans, nhiều axit oleic; là lúa mì nhiều chất xơ, không chứa gluten, hay như nhà kinh tế học Steven Cerier đã viết trong bài báo Dự án Di truyền học (Genetic Literacy Project article) gần đây:
Gạo, lúa mì, các loại đậu và một số loại rau có protein cao hơn tới 60% so với các giống hiện có. Lượng protein được tăng lên đáng kể so với với trong tinh bột và carbohydrate khác, từ đó làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm làm từ các loại cây trồng này.
Ngoài dinh dưỡng tốt hơn, CRISPR và các kỹ thuật khác có thể sản xuất những thực phẩm này với ít chi phí đầu vào hơn (phân bón, thuốc BVTV hay thậm chí là tốn ít diện tích đất và lượng nước hơn) so với thực phẩm thông thường và hữu cơ. CRISPR và các kỹ thuật chỉnh sửa khác đang được sử dụng để sản xuất các loại cây trồng có khả năng chịu khô hạn, nhiệt độ cao và các điều kiện khác của biến đổi khí hậu. Nếu chỉ dựa vào các kỹ thuật hữu cơ sẽ không tạo ra bất kỳ sự đổi mới nào như vậy.
Bình luận