• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Kiến thức

Trang chủ • Kiến thức • Kenya nới lỏng chính sách nhập khẩu thức ăn chăn nuôi BĐG

20/03/2022 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Kenya nới lỏng chính sách nhập khẩu thức ăn chăn nuôi BĐG

Tác giả: Business daily Africa
Ngày đăng: 20/03/2022

Người dân Kenya đang chịu ảnh hưởng bởi giá thực phẩm tăng cao do thời tiết bất lợi, chi phí sản xuất đầu vào tăng – vốn càng trở nên tồi tệ hơn do chiến sự tại Ukraina – cũng như việc điều chỉnh chính sách mà chính phủ đã thông qua để tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Thiếu hụt thực phẩm và nguồn cung cho ngành chăn nuôi 

Theo Cục Thống kê Quốc gia Kenya, giá các mặt hàng thực phẩm quan trọng như bột ngô, bột mì, khoai tây irish, hành tây, cà chua, bắp cải, kales và dầu ăn, tăng trung bình 20 % vào tháng 1 năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến cuối tháng 2 năm 2022, có khoảng 3,1 triệu người Kenya trong tổng số 47 triệu dân trong diện cần hỗ trợ lương thực. 

Một trong những động lực lớn nhất là sự gián đoạn trong sản xuất và thương mại toàn cầu bắt nguồn từ đại dịch COVID. Việc sản xuất và phân phối hàng hóa bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly và phong toả. Mặc dù nhu cầu hàng hóa sớm tăng trở lại, nhưng quá trình sản xuất và phân phối mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng thiếu hàng – và tăng giá. Những gián đoạn này cũng làm tăng chi phí nhập khẩu sang Kenya, quốc gia nhập khẩu thực phẩm ròng. Các mặt hàng ngũ cốc như lúa mì và gạo là một số mặt hàng lương thực nhập khẩu lớn nhất cả về khối lượng và giá trị.

Tình hình chiến sự tại Ukraina được cho là đã gây thêm áp lực lên giá lương thực. Nga là quốc gia cung cấp lúa mỳ lớn nhất cho Kenya với khoảng gần 1/3 (32%) tổng lượng nhập khẩu. Lượng đậu tương từ Ukraine chiếm 94% tổng lượng nhập khẩu. 

Ngành chăn nuôi của Kenya cũng đang gặp khó khăn khi nước này phụ thuộc hầu hết vào nguyên liệu thô nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm đậu nành và hướng dương, ngô, lúa mì, gạo và lúa miến. Năm ngoái, những người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, do thiếu hụt nguyên liệu thô như đậu nành trên thị trường toàn cầu do đại dịch COVID-19. Mặc dù, Chính phủ đã công bố miễn thuế đối với nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi vào tháng 12 năm 2021. Nhưng giá toàn cầu tăng có nghĩa là tác động dự kiến trong việc giảm giá nội địa đối với thức ăn chăn nuôi đã không thành hiện thực. Giá của hầu hết các nguyên liệu thô đã tăng theo tháng. Đậu nành có giá 551 USD / tấn vào tháng 11 năm 2021, có giá 606 USD / tấn vào tháng 1/2022, trong khi ngô cũng tăng từ 248 USD / tấn lên 276 USD / tấn so với cùng kỳ.

Ảnh: Ngành chăn nuôi của Kenya cũng đang gặp khó khăn khi giá thức ăn tăng cao (Nguồn: Business Daily Africa)

Thay đổi chính sách

Để khắc phục tình trạng leo thang giá của nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi, vào đầu năm nay Kenya đã cho phép các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được phép nhập khẩu ngô vàng với hàm lượng BĐG tối thiểu. “Trong bối cảnh hạn hán đang diễn ra và tình trạng thiếu thức ăn, chúng tôi đã quyết định xem xét lại khuôn khổ nhập khẩu ngô vàng bằng cách nới lỏng các yêu cầu về tỷ lệ ngô BĐG được phép nhập khẩu” – ông Harry Kimtai – Tổng Thư ký Vụ Chăn nuôi cho biết. 

Kenya vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm BĐG vào năm 2012, tuy nhiên, theo ông Kimtai, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được phép nhập khẩu khô dầu bông có nguồn gốc BĐG từ bất kỳ nơi nào trên thế giới để thúc đẩy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.

###

Tài liệu tham khảo:

– Business daily Africa: https://www.businessdailyafrica.com/bd/markets/commodities/state-allows-imports-of-gmo-yellow-maize-3763472

– The Conversation: https://theconversation.com/what-explains-food-price-hikes-in-kenya-and-what-should-be-done-179597 

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo tác động đối với kinh tế – xã hội và môi trường của cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu 1996 – 2013

Tin tức - 17/05/2015

Nhận thức về thực phẩm biến đổi gen dường như đang thay đổi

Tin tức - 29/11/2014

CropLife ủng hộ kết quả thảo luận của Công ước về Đa dạng Sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn Sinh học

Tin tức - 25/12/2016

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Đã đến lúc cần đặt niềm tin vào khoa học trong nông nghiệp
Đã đến lúc cần đặt niềm tin vào khoa học trong nông nghiệp
Buôn bán thuốc BVTV bất hợp pháp – Lợi nhuận cao, rủi ro thấp
Buôn bán thuốc BVTV bất hợp pháp – Lợi nhuận cao, rủi ro thấp
Hơn 20 năm ứng dụng công nghệ biến đổi gen, nông dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục hưởng lợi về kinh tế và môi trường
Hơn 20 năm ứng dụng công nghệ biến đổi gen, nông dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục hưởng lợi về kinh tế và môi trường
Sau 20 năm ứng dụng, tổng diện tích cây trồng CNSH đạt 2 tỷ hecta và mang lại thu nhập khoảng 150 tỷ đô la cho nông dân trên toàn cầu
Sau 20 năm ứng dụng, tổng diện tích cây trồng CNSH đạt 2 tỷ hecta và mang lại thu nhập khoảng 150 tỷ đô la cho nông dân trên toàn cầu
Cải tiến khoa học là giải pháp duy nhất giúp Châu Phi  đáp ứng được các nhu cầu về lương thực, khí hậu và môi trường
Cải tiến khoa học là giải pháp duy nhất giúp Châu Phi đáp ứng được các nhu cầu về lương thực, khí hậu và môi trường

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy