Ấn Độ gần đây đã chính thức phê duyệt canh tác mù tạt biến đổi gen (BĐG) DMH 11 và các dòng bố mẹ của chúng , đây là một quyết định bước ngoặt và thu hút sự chú ý của công chúng. Mặc dù có nhiều tranh cãi liên quan tới quyết định này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia trong nước, quyết định này đã cho thấy mức độ hợp lý khi nhìn nhận dưới góc độ khoa học.
Dưới đây là bài phân tích của Tiến sỹ Tilak Raj Sharma, nhà sinh học thực vật người Ấn Độ, Phó Tổng Giám đốc của ICAR và là cựu giám đốc điều hành của Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm Nông nghiệp Quốc gia (NABI) và Trung tâm Chế biến Sinh học Ứng dụng và Sáng tạo (CIAB).
Tất cả các cơ quan quốc gia liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp, y tế, đa dạng sinh học và sinh thái đều tham gia vào quá trình đánh giá rủi ro sản phẩm để đưa ra kết luận về tính an toàn. Việc một số chỉ trích nghi ngờ về bằng cấp của các nhà khoa học tại Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR), Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), Cục Công nghệ Sinh học và các cơ quan quản lý khác là một cách tiếp cận mang tính hoài nghi, nếu không muốn nói là nguy hiểm.
BĐG là một công nghệ đột phá vì nó có thể tạo ra những thay đổi theo mong muốn cho các giống cây, vốn không thể đạt được thông qua kỹ thuật nhân giống thông thường. Tất nhiên, các loại cây trồng được nhân giống thông qua kỹ thuật này phải đảm bảo an toàn cho con người, động vật và môi trường. Trong trường hợp của DMH-11, mục tiêu của việc biến đổi gen là làm cho cây mù tạt có thể lai tạo được.
Tại sao lại là các giống lai? Những giống lai tạo ra từ việc lai chéo cây bố mẹ có di truyền đa dạng thường cho năng suất cao hơn và khả năng thích nghi rộng hơn. Đây là hiện tượng ưu thế lai, đã được khai thác và ứng dụng rộng rãi trong các loại cây trồng như ngô, kê ngọc trai, gạo, hướng dương và nhiều loại rau khác. Các giống lai thường cho thấy năng suất tăng 20-25% so với các giống thuần thông thường.
Công nghệ lai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây cải mù tạt – loại cây lấy hạt có dầu quan trọng nhất của Ấn Độ. Năng suất mù tạt hiện tại của Ấn Độ ở mức 1,2-1,3 tấn/ha, bằng khoảng một nửa mức năng suất trung bình toàn cầu. Ấn Độ cần cải thiện năng suất không chỉ cho cây mù tạt mà cho tất cả các loại cây lấy hạt có dầu. Trong năm 2021-22, Ấn Độ đã chi 1.56.800 Rs crore để nhập khẩu 14,1 tấn dầu ăn, tương đương với gần một phần ba tổng lượng tiêu thụ nội địa của nước này. Những người đặt câu hỏi về sự cần thiết cho việc canh tác cây mù tạt BĐG cần trả lời một câu hỏi đơn giản: Tình trạng chảy vốn ngoại hối hiện tại để nhập khẩu dầu ăn không phải là một lý do “thuyết phục” hay sao? Những người nghi ngờ có lẽ đã nói điều tương tự vào những năm 60 khi Ấn Độ là nước đi đầu trong việc ung cấp lương thực đến tay người tiêu dùng. Chúng ta đặt niềm tin vào trí tuệ của các nhà khoa học và điều đó đã mang lại cho chúng ta cuộc Cách mạng Xanh.
Điều này dẫn đến câu hỏi tiếp theo: Tại sao lai là giống lai BĐG? Việc sản xuất hạt giống lai đòi hỏi một hệ thống phục hồi khả năng sinh sản và bất dục đực hiệu quả – sao cho một trong các dòng bố mẹ có thể được lai với hạt phấn từ bố mẹ còn lại, ngay cả khi cây kết quả có khả năng sinh sản. Các giống mù tạt lai hiện tại hạn chế về sự phân hủy tính vô trùng trong một số điều kiện môi trường nhất định, dẫn đến độ tinh khiết của hạt bị giảm đi. Nhiều đến mức vào năm 2014, Bộ Nông nghiệp đã nới lỏng tiêu chuẩn độ tinh khiết của hạt lai mù tạt xuống 85%, từ mức 95% theo Luật SeeAbu Dhabids năm 1966. Hệ thống “Barnase-Barstar” của cây BĐG tạo ra lộ trình thay thế ihiệu quả cho quá trình lai hạt giống mù tạ và giải quyết các vấn đề về sự cố vô trùng. Công nghệ này đã được triển khai thành công ở nhiều nước khác.
DMH-11 đã được phát triển bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Thao tác Di truyền Cây trồng thuộc Đại học Delhi. Họ đã sử dụng hệ thống “barnase-barstar” với một số cải tiến để tạo giống lai. Hệ thống này đã trải qua tất cả những quy trình đánh giá theo quy định bắt buộc. Giống cây DMH-11 đã được trồng thử nghiệm trong điều kiện khảo nghiệm hạn chế tại nhiều địa điểm. Giống cây này cho thấy năng suất cao hơn khoảng 28% so với giống mù tạt Varuna đối chứng được cho là tốt nhất trên cả nước. Bên cạnh đó, giống cây này cũng đã thông qua quy trình đánh giá an toàn sinh học bắt buộc theo các quy định và hướng dẫn pháp lý hiện hành. Dựa trên tất cả quy trình đánh giá khoa học nghiêm ngặt nêu trên, Ủy ban Thẩm định Kỹ thuật Di truyền (GEAC) đã đề xuất phóng thích ra môi trường, cho phép canh tác giống DMH-11 và các dòng bố mẹ của nó.
Một mình giống DMH-11 không thể giải quyết vấn đề nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ. Việc đưa các dòng bố mẹ ra thị trường sẽ giúp các nhà lai tạo mù tạt hiện thực hoá hệ thống “Barnase-Barstar” một cách hiệu quả và linh hoạt để tạo ra các giống mù tạt lai cải tiến với năng suất cao hơn và mang nhiều ưu điểm về tính trạng. Đây sẽ là một bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề năng suất mù tạt thấp, góp phần giảm nhập khẩu dầu ăn trong tương lai.
Những người còn nghi ngại đã đặt câu hỏi về sự an toàn của ba gen – Barnase, Barstar và Bar – được sử dụng để phát triển mù tạt BĐG. Các nghiên cứu mở rộng về độc tính, khả năng gây dị ứng, phân tích thành phần, thử nghiệm trên đồng ruộng và nghiên cứu an toàn môi trường của các dòng mù tạt BĐG so sánh với các dòng không BĐG tương đương đã chứng minh tính an toàn của chúng.
Cáo buộc cuối cùng chống lại DMH-11 là giống này sẽ làm gia tăng mức độ sử dụng thuốc trừ cỏ. Gen Bar không tạo ra khả năng kháng thuốc trừ cỏ glufosinate. Nhưng trước hết, gen này được sử dụng như một gen chỉ thị chọn lọc cho nuôi cấy mô trong quá trình nhân giống. Thứ hai, tính trạng chống chịu thuốc trừ cỏ ở cả hai dòng Barnase cái và Barstar đực chỉ được khai thác để sản xuất hạt lai chứ không áp dụng trong canh tác thương mại các giống lai. GEAC cũng đã phê duyệt sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất hạt giống lai. Cần lưu ý ở đây rằng nông dân Ấn Độ đang sử dụng khoảng 15.000 tấn thuốc trừ cỏ (thuốc kỹ thuật) trị giá 7.000 Rs crore hàng năm trên các cây lúa, lúa mì, đậu tương và nhiều loại cây trồng khác ngay cả khi chưa có công nghệ biến đổi gen. Vì vậy, có gì mới trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ để sản xuất hạt giống?
Cây trồng BĐG ngày nay được trồng ở hơn 30 quốc gia. Tỷ lệ chấp nhận các đặc điểm BĐG đã đạt hơn 95% trong một số trường hợp mà không có bằng chứng về tác dụng phụ. Nếu Ấn Độ hiện đang nhập khẩu dầu hạt cải BĐG, sao nông dân nước này không thể trồng mù tạt bằng cách triển khai công nghệ tương tự?
ICAR và các tổ chức tài trợ công đã và đang tiến hành nghiên cứu nhân giống cây trồng BĐG để tạo ra thêm đặc tính khác như năng suất cao hơn, khả năng chống chịu tốt hơn với những căng thẳng sinh học và phi sinh học. Các nhà khoa học của chúng ta đang có một môi trường và điều kiện làm việc tích cực để nghiên cứu và tạo ra các giống cây trồng công nghệ sinh học vì lợi ích và phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng. Quyết định mang tính bước ngoặt của chính phủ về việc phê duyệt canh tác mù tạt biến đổi gen nên được nhìn nhận trên cơ sở khoa học hợp lý.
###
Bình luận