• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Tin tức

Trang chủ • Thông tin báo chí • Tin tức • FAO dự báo thiếu hụt thực phẩm giàu protein trên toàn thế giới

20/07/2020 by CropLifeVietNam Leave a Comment

FAO dự báo thiếu hụt thực phẩm giàu protein trên toàn thế giới

Tác giả: Alliance for Science
Ngày đăng: 20/07/2020

Một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) dự báo tình trạng thiếu hụt thực phẩm giàu protein sẽ diễn ra trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và nhiều nguyên nhân khác.

Những thiếu hụt đã được dự đoán trước của thực phẩm giàu protein sẽ kéo theo mức tiêu thụ giảm trên toàn cầu, đặc biệt tại các khu vục nghèo đói, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khoẻ trẻ em. Do Covid-19, nguồn cung thực phẩm đã bị ảnh hưởng và giảm đi đáng kể cả về sản xuất và tiêu thụ như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và các nguồn protein thực vật như đậu tương… bên cạnh những con số về những thương vong trực tiếp từ đại dịch.

Ảnh 1: Thực phẩm giàu protein (Nguồn: The Economic Times)

Báo cáo nhấn mạnh, sự mở rộng của ngành sản xuất thịt thế giới đã bị kéo chậm lại do những gián đoạn thị trường gây ra bởi đại dịch toàn cầu. Những khó khăn về kinh tế liên quan đến dịch COVID-19, mức tiêu dùng giảm mạnh từ ngành dịch vụ thực phẩm do các lệnh cách ly xã hội; tắc nghẽn trong chuỗi logistic; khối lượng tồn kho các sản phẩm chưa bán được khá lớn; hạn chế trong việc vận chuyển và tình trạng tồn đọng hàng tại cảng là những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của giao thương thịt toàn cầu. Tổng sản lượng thịt trên toàn thế giới năm 2020 sẽ giảm 1,7% so với năm 2019, trong khi giá thịt quốc tế đã giảm 8,6% kể từ tháng 01 năm 2020, dẫn đến thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất.

Mặc dù sản lượng sữa trên thế giới đang cho thấy sự phục hồi với khả năng tăng 0,8% trong năm nay, xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trên thế giới được dự đoán vẫn sẽ giảm 4% trong năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu bất ổn gây ra bởi dịch COVID-19.

Đại dịch sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến thị trường hải sản do các hoạt động của các đội tàu đánh bị đình trệ. Việc thu hoạch nuôi trồng thủy sản bị chậm trễ và chỉ tiêu dự trữ giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng tới sản xuất của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều như tôm, cá hồi, cá basa, cá rô phi, cá vược biển đen và cá tráp.

Mùa nuôi tôm tại Châu Á, thường bắt đầu vào tháng 4, đã bị trì hoãn tới tháng 6/tháng 7. Ví dụ tại Ấn Độ, sản lượng tôm nuôi dự báo sẽ giảm 30% đến 40% trong năm nay. Nhu cầu thế giới đối với cả tôm tươi và tôm đông lạnh cũng đang giảm đáng kể, cùng lúc nhu cầu cá hồi được dự báo sẽ sụt giảm ít nhất 15% so với năm 2019. Doanh thu bán lẻ, đặc biệt đối với cá hồi và thịt cá hồi tươi, đã giảm mạnh – một thị trường được dự báo sẽ không thể phục hồi trong một thời gian ngắn, báo cáo nêu rõ.

Nguồn protein thực vật như đậu tương cũng đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong mùa canh tác 2019/2020, sản lượng dầu thực vật dự kiến sẽ giảm so với mùa sản xuất trước; mức giảm mạnh về sản lượng của đậu tương và hạt cải dầu lớn hơn tăng trưởng về sản lượng của các cây trồng khác, theo báo cáo của FAO.

“Tại Hoa Kỳ, điều kiện thời tiết bất lợi dẫn tới các tác động khiến sản lượng đậu tương giảm mạnh…Trong khi sản lượng thu hoạch kém, đặc biệt là đậu tương, nguồn cung toàn cầu đối với thực phẩm/bánh ngọt được dự báo sẽ gỉam thì mức tiêu thụ dự kiến vẫn tiếp tục tăng, mặc dù ở tỷ lệ thấp – một phần do các lệnh cách ly tạm thời áp dụng tại một số nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19” – báo cáo chỉ rõ.

Những tác động tiềm tàng

Protein là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống cơ bản, nhưng ước tính có một tỷ người trên toàn thế giới hiện đang thiếu hụt protein. Trình trang này diễn ra nghiêm trọng nhất tại Trung Phi và Nam Á, nơi có khoảng 30% trẻ em đang tiêu thụ quá ít protein. Tình trạng thiếu hụt protein gây ra nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor), căn bệnh gây chậm phát triển và chướng bụng ở trẻ; bệnh phù nề, gây ra chứng sưng và phù trên da; bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến suy gan; cùng với các vấn đề khác liên quan đến da, tóc, móng và cơ. Việc thiếu hụt protein cũng gây ra tình trạng vết thương lâu lành, làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ gãy xương và kìm hãm tăng trưởng, ảnh hưởng tới hơn 160 triệu trẻ em hàng năm. Nếu không được chữa trị, một số tình trạng bệnh lý trên có thể dẫn tới tử vong.

John Komen, chuyên gia chính sách sinh học hiện đang làm việc với một số quốc gia Châu Phi về các chiến lược nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt protein, cho rằng có những cơ hội sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy sản xuất các nguồn protein thực vật, như đậu nành và đậu đũa, để người dân không còn phải chịu đựng (do thiếu hụt protein). Hiện nay, năng suất từ những cây trồng này đang ở mức thấp tại Châu Phi, nên những nỗ lực có chủ đích nhằm thúc đẩy năng suất cây trồng có thể giúp các thực phẩm này phổ biến rộng rãi hơn tới người dân.

“Đặc biệt rất rõ ràng tại các quốc gia Tây Phi, sản lượng của các cây trồng protein thực vật nên được tăng cường” ông Komen chia sẻ với tạp chí Alliance for Science. “Tất nhiên đậu tương là một “ứng cử viên” nổi bật và đương nhiên, đang được sản xuất với quy mô đáng kể tại Nam Phi và Nigeria. Nhu cầu về đậu tương đang tăng lên tại khắp Châu Phi khi ngành chăn nuôi gia súc/gia cầm phát triển mạnh. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, sản lượng đậu tương chỉ đạt dưới 50% sản lượng trung bình toàn thế giới.”

Ảnh 2: Một phụ nữ bán đậu đũa ngoài chợ (Nguồn: IITA)

 

Đậu đũa, một loại thực phẩm giàu protein chủ yếu khác được tiêu thụ bởi hơn 250 triệu người tại Châu Phi, cũng phải được cân nhắc nghiêm túc, ông Komen cho biết. “Rõ ràng đậu đũa có khả năng chống lại tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng, phù hợp với điều kiện canh tác quy mô nhỏ và phát triển tốt trên đất tương đối xấu cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi,” ông nhận xét.

“Tuy nhiên, côn trùng gây hại là yếu tố chính ảnh hưởng tới năng suất đậu đũa tại Châu Phi – sâu đục quả đậu đã gây ra hơn 90% thiệt hại về sản lượng. Đậu đũa biến đổi gen (BĐG) kháng sâu đục quả gần đây đã được cấp phép thương mại tại Nigeria – và hiện đang cho thấy mức độ kháng sâu đục quả rất cao. Đây là một phương án khả thi và nên được chính phủ các quốc gia Tây Phi cân nhắc một cách nghiêm túc và khẩn cấp.” ông Komen nói.

Các cây trồng bị ảnh hưởng khác

Cũng theo báo cáo của FAO, sản xuất lúa mỳ toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm nhẹ dưới mức thu hoạch tốt vào năm ngoái. Theo sau sự suy giảm nhu cầu đáng kể do COVID-19 vào đầu năm 2020, tổng lượng ngũ cốc thô, bao gồm ngô, cao lương và đại mạch, được dự báo sẽ lấy lại đà trong mùa canh tác 2020/21, nhưng có thể vẫn duy trì dưới mức sản lượng chuẩn toàn cầu trong mùa thứ hai liên tiếp. Đầu ra của dầu/chất béo trên toàn thế giới cũng sẽ giảm, theo báo cáo của FAO, và dự báo mức sản xuất và tiêu thụ đường toàn cầu sẽ giảm lần đầu tiên trong vòng ba năm qua.

“Mặc dù thực phẩm vẫn đủ cho người dân trên toàn thế giới, nhưng tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể do đại dịch đã ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thực phẩm, theo đó hạn chế khả năng người dân có đủ thực phẩm, hoặc đủ dinh dưỡng, đặc biệt tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nạn đói và các khủng hoảng khác thậm chí trước khi có COVID-19.” báo cáo của FAO đánh giá.

Phản ứng khu vực

Tại khu vực Mỹ Latinh và Ca-ri-bê, nơi sản xuất khoảng 25% sản phẩm nông nghiệp và thủy sản xuất khẩu toàn cầu, giá thực phẩm đã tăng vọt do đại dịch.

Nhà khoa học Brazil André Tomas Vilela Hermann cho biết tại Brazil, thực phẩm “đang đắt hơn bình thường. Đã có sự bất ổn về giá kể từ khi bắt đầu đại dịch. Giá thực phẩm đã tăng, giảm và rồi sau đó tăng lại.”

Ông Hermann chia sẻ, ngành công nghiệp thịt của Brazil cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn do sự lây lan của virus giữa các công nhân lò mổ, trong khi các nông hộ nhỏ sản xuất rau quả tươi cho thị trường nội địa cũng đang chịu ảnh hưởng.

“Các tập đoàn nông nghiệp lớn đang cố gắng xuất khẩu càng nhiều càng tốt kể từ khi tỷ giá đồng đô la so với đồng real của Brazil tăng lên và nhu cầu thế giới về thực phẩm đang cao,” ông Hermann chia sẻ thêm. “Nhưng nguồn tiếp cận với các nguyên liệu đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống cũng trở nên khó khăn hơn do đại dịch.”

Ông Hermann nói rằng nông dân có thể sẽ cần tới trợ giúp từ chính phủ để tồn tại. “Tôi cho rằng việc tăng trợ cấp sẽ là phương án tốt nhất hiện nay, đặc biệt đối với các nông hộ nhỏ, song sonf với việc đầu tư vào công nghệ cho các ngân hàng thực phẩm và cải thiện hệ thống giao nhận vận chuyển tốt hơn” ông Hermann nhấn mạnh.

Anthony Morrison, một nông dân và chủ tịch Phòng Kinh doanh Nông nghiệp Châu Phi, nhận xét rằng giá các thực phẩm chính đã tăng gấp đôi và những người làm chính sách đang đánh giá thấp tác động của dịch COVID-19 đối với nền nông nghiệp.

“FAO đang thảo luận về điều này,” ông nói. “Chúng ta đã thất bại trong việc đưa các cơ chế bảo trợ xã hội vào khu vực nông nghiệp. Nông dân phải được bảo vệ trước tác động của dịch COVID-19. Hiện nay, họ đang không được bảo vệ theo bất cứ cách nào. Điều này cần phải được thay đổi.”

Morrison muốn chính phủ tăng cường sự tập trung của họ vào sản xuất thực phẩm tại địa phương thay vì nhập khẩu – sự dịch chuyển này có thể thực hiện được tốt nhất thông qua các gói kích thích dành cho nông dân.

“Các chính sách của chúng ta không mạnh mẽ và quyết đoán và không có nội hàm địa phương. Và điều đó là thứ ảnh hưởng tới nông nghiệp. Một gói kích thích COVID-19 là cần thiết cho khu vực nông nghiệp thay vì tiền trợ cấp như thông thường”–  ông gợi ý thêm. Morrison kêu gọi “việc xác định, tìm kiếm và hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình tập huấn có mục tiêu, chuyển giao công nghệ, phân phối nguồn lực, cấp phép sản phẩm/quy trình, triển khai dự án, sắp xếp thương mại và nghiên cứu” nhằm giúp hồi phục chuỗi giá trị nông nghiệp.

Báo cáo của FAO cũng đã đưa ra một số điểm sáng. Sản xuất ngũ cốc dự báo sẽ tăng 2,6% trong năm nay và sản xuất gạo sẽ tăng trưởng 1,6%.

“Các tác động của đại dịch COVID-19 đã được cảm nhận thấy – tại nhiều mức độ khác nhau – trên khắp tất cả các lĩnh vực thực phẩm được đánh giá bởi FAO” – Boubaker Ben-Belhassen, Giám đốc bộ phận Thương mại và Thị trường của FAO cho biết. “Trong khi dịch COVID-19 đã gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với an ninh lương thực, về tổng thể phân tích của chúng tôi cho thấy từ góc độ toàn cầu, thị trường hàng hoá nông nghiệp đang chứng tỏ khả năng phục hồi với đại dịch cao hơn rất nhiều lĩnh vực khác.”

###

 

Tài liệu tham khảo:

  • Báo cáo “Triển vọng Lương thực”(Food Outlook) của FAO tháng 6/2020: http://www.fao.org/3/ca9509en/CA9509EN.pdf
  • Sản xuất và cung cấp protein thực phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng của con người: tính bền vững, thách thức và đổi mới: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25123207/
  • Những vấn đề về sức khoẻ gây ra từ sự thiếu protein: https://www.alliedacademies.org/articles/health-complication-caused-by-protein-deficiency.pdf
  • Tác động của việc thiếu protein: https://www.verywellfit.com/what-are-the-effects-of-protein-deficiency-4160404
  • Ảnh hưởng của Covid19 đến nông nghiệp và an ninh lương thực: quan điểm khu vực: https://www.devdiscourse.com/article/other/1051297-covid-19-impact-on-agriculture-and-food-security-regional-perspective
  • Nigeria chấp thuận đậu đũa BĐG Bt cho nông dân sử dụng: https://allianceforscience.cornell.edu/blog/2019/12/nigeria-clears-bt-cowpea-for-farmers-use/

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Gạo Vàng BĐG lần đầu tiên được thu hoạch tại Antique, Philippines

Thông tin báo chí Tin tức - 26/10/2022

Những câu hỏi thường gặp về Thuốc BVTV và An toàn thực phẩm

Thông tin báo chí - 20/09/2018

4 sự kiện ngô biến đổi gen đầu tiên được cấp phép an toàn đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Tin tức - 18/08/2014

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Các nhà đầu tư ESG không nên bỏ qua tiềm năng của công nghệ sinh học nhằm hướng đến sự thay đổi tích cực
Các nhà đầu tư ESG không nên bỏ qua tiềm năng của công nghệ sinh học nhằm hướng đến sự thay đổi tích cực
Chính phủ Brazil chính thức cho phép nhập khẩu ngô BĐG từ Hoa Kỳ
Chính phủ Brazil chính thức cho phép nhập khẩu ngô BĐG từ Hoa Kỳ
Úc – Newzealand chính thức phê duyệt sử dụng Gạo vàng làm thực phẩm
Úc – Newzealand chính thức phê duyệt sử dụng Gạo vàng làm thực phẩm
Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017
Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017
Mô hình tiến hành đồng thời các phương thức canh tác cây biến đổi gen và không biến đổi gen
Mô hình tiến hành đồng thời các phương thức canh tác cây biến đổi gen và không biến đổi gen

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy