Tập huấn nông dân sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có trách nhiệm
Hướng đến tầm nhìn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệp hội CropLife luôn tự hào là một trong các đối tác đồng hành cùng Chính phủ, các tổ chức xã hội và nhiều bên liên quan trong chuỗi sản xuất thực phẩm nhằm xây dựng & thực thi khung hành lang pháp lý tiên tiến, khoa học, và khả thi trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời CropLife đã và đang triển khai các chương trình hướng dẫn, giúp nông dân sử dụng có trách nhiệm và hiệu quả các sản phẩm khoa học thực vật – bao gồm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và cây trồng công nghệ sinh học (CNSH).
Chương trình Stewardship
Chương trình Stewardship (Hướng dẫn đào tạo sử dụng sản phẩm thuốc BVTV một cách có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả) của CropLife đang hỗ trợ nông dân, giúp họ có thể sản xuất được nguồn lươn thực dồi dào hơn, với nhiều giá trị dinh dưỡng với điều kiện sử dụng nguồn lực và chi phí thấp hơn trong khi vẫn đảm bảo duy trì tính bền vững và bảo tồn môi trường tài nguyên thiên nhiên.
Nông nghiệp là ngành mũi nhọn tại nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á. Tuy vậy, lịch sử phát triển nghèo nàn và mức độ đầu tư không cân xứng cho việc áp dụng khoa học công nghệ đối với quá trình phát triển nông thôn cũng như các hoạt động nghiên cứu trong nông nghiệp đã đẩy nông dân của các quốc gia này vào tình thế thiếu hụt các công cụ, phương tiện khi phải đối mặt với áp lực ngày càng cao về đảm bảo an ninh lương thực. Thêm vào đó, các nguyên nhân tác động khách quan như thay đổi khí hậu, nguồn lực canh tác và diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp và sự thiếu hụt nguồn nước làm suy yếu thêm những tiềm năng phát triển ngày nông nghiệp tại khu vực này.
Đáng chú ý nhất, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp đã bị hạn chế khá nhiều bởi việc tồn tại phổ biến những mô hình trang trại quy mô nhỏ trong khu vực; thiếu hụt đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động đào tạo để phát triển các mô hình kinh doanh lớn hơn, sinh lời tốt hơn. Thực tế này dẫn đến việc thay đổi nhận thức của giới trẻ tại các quốc gia này khi phần lớn họ đã ưu tiện chọn các công việc “bàn giấy” tại các thành phố hơn là làm việc trong ngành nông nghiệp, kể cả ở Việt Nam khi ngành này chiếm đa số tỉ trọng trong nền kinh tế của quốc gia.
Trong khi đó, người nông dân vẫn đang hàng ngày phải đối mặt với những thách thức như năng suất cây trồng giảm, đe doạ thiên tai với những diễn biến khí hậu phức tạp và những khó khăn về tài chính. Ngoài ra, những khác biệt về văn hóa, chính trị và môi trường cũng tạo ra các tác động đối với cộng đồng nông nghiệp tại nhiều địa phương. Nông dân được xem là những người quản lý đất canh tác và cây trồng nên họ phải được trang bị các công cụ và giải pháp công nghệ cần thiết để có thể tiếp tục tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, bền vững và hiệu quả. Ngành khoa học cây trồng cần phải có vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm; đào tạo nông dân; triển khai sáng kiến tiếp cận và nâng cao nhận thức cộng đồng mà ở đó người nông dân phải được đặt ở vị trí trung tâm trong quá trình hoạch định chính sách.
Chương trình Stewardship của CropLife tập trung vào bốn hoạt động chính:
- Quản lý sâu bệnh tổng hợp– Integrated Pest Management (IPM);
- Thực thi các Phương thức Canh tác Nông nghiệp Hiệu quả– Good Agricultural Practices (GAP) bao gồm bộ 5 Nguyên tắc vàng (Five Golden Rules) và Sử dụng một cách có Trách nhiệm (Responsible Use);
- Quản lý Bình chứa– Empty Container Management;
- Các Nguyên tắc Ứng xử Quốc tế đối với việc Phân phối và sử dụng thuốc BVTV– International Code of Conduct on the Distribution and Use of Pesticides.
Chương trình Stewardship tiếp cận chu trình quản lý sản phẩm theo khái niệm “vòng đời”. Đây là một phương thức tiếp cận mang tính nhân văn và đúng đắn để có thể quản lý các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu từ giai đoạn nghiên cứu, sáng chế, phát triển, sản xuất cho đến khi các sản phẩm đó được sử dụng rồi tiêu huỷ. Mục tiêu quan trọng của chương trình này đó là nâng cao tối đa các ích lợi và giảm thiểu những rủi ro có thể có của thuốc BVTV trong quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng.
Kết quả đạt được tại Việt Nam
CropLife Châu Á và CropLife Việt Nam thúc đẩy các lợi ích của các giải pháp thuốc BVTV trong nông nghiệp và đề cao vai trò của việc sử dụng các sản phẩm một cách có trách nhiệm. Đồng thời, chúng tôi ủng hộ việc thực thi khung hành lang pháp lý khoa học nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Cùng với các thành viên, CropLife thường xuyên tiến hành các chương trình đào tạo tới nông dân về sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ bao bì các sản phẩm thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn được ghi trên bao bì, cách thức nhận biết sản phẩm chính hãng trước khi mua cũng như phương thức và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân.
Các chương trình hợp tác mà CropLife Việt Nam đang triển khai trên cả nước phần nào cho thấy cam kết của Hiệp hội nhằm giới thiệu và khuyến khích phát triển các chuẩn thực hành nông nghiệp tiên tiến. Dưới đây là một số ví dụ điển hình mà chúng tôi đã triển trong những năm qua:
- Phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và các chi Cục BVTV tại 4 tỉnh (Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái) triển hai chương trình tập huấn về SSP (Spray Service Provider – Dịch vụ Phun thuốc BVTV) – chương trình này đã tiếp cận và đào tạo cho khoảng 14,500 nông dân trồng chè;
- Phối hợp với Cục BVTV tổ chức chương trình tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả cho nông dân trồng xoài tại Sơn La và nông dân trồng rau tại Hà Nội
- Phối hợp với Hiệp Hội Chè Việt Nam – VITAS, Tổ chức Sáng Kiến Thương mại Bền vững Việt Nam– IDH và nhiều đối tác khác tiến hành các chương trình đào tạo về việc sử dụng thuốc trừ sâu an toàn và hiệu quả cho nông dân trồng chè tại Phú Thọ và 3 công ty sản xuất chè lớn nhất tại tỉnh này;
- Phối hợp với SOCODEVI (một chương trình hoạt động phi lợi nhuận về chia sẻ kiến thức của Canada) triển khai các khoá tập huấn về SSP, trọng tâm là đối với các hợp tác xã nòng cốt tại tỉnh Tiền Giang;
- Tiếp tục tổ chức “Tuần lễ hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV An toàn Hiệu quả” – một sáng kiến đã được triển khai trong nhiều năm nay. Đây là một chương trình phối hợp thực hiện giữa CropLife Việt Nam với cục BVTV và chi cục BVTV tại 7 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với sự tham gia của Đại học Cần Thơ, hợp tác xã nông dân tại các địa phương và nhiều đối tác khác. Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, chuỗi các hội thảo đào tạo về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, hoạt động tập huấn mô hình “Quản lý Dịch hại Tổng hợp” (IPM) và hướng dẫn thực hành tiêu huỷ bao bì sản phẩm thuốc BVTV an toàn, chương trình đã tiếp cận được hàng ngàn nông hộ nhỏ tại Việt Nam.
Một chương trình thành công khác có thể kể đến là dự án “Sáng kiến Lúa gạo Châu Á Cải tiến hơn” – Better Rice Initiative Asia (BRIA) được triển khai trong giai đoạn 2015 – 2017 – đã đào tạo cho nông dân và đại lý tại 3 tỉnh (Hậu Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang) về việc sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV hoá học và sinh học có trách nhiệm cũng như phương thức IPM để giải quyết nạn bùng phát rầy trên lúa. Đồng chủ trì dự án này bao gồm Cục BVTV, CropLife, Trung tâm BVTV khu vực phía Nam và tổ chức GIZ… cùng sự tham gia nhiều đối tác khác. Sau khi triển khai, dự án này đã tiếp cận và đào tạo được khoảng 17,000 nông dân và 1,000 đại lý. Thêm vào đó, thông qua thực hành mô hình IPM, dự án này cũng giúp kiểm soát và hạn chế đáng kể sự bùng phát dịch rầy trên lúa đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân lên khoảng 14% – 18%.